ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÚNG
KHI ĐẶT VẤN ĐỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU LÊN HÀNG ĐẦU
The Guardian [Saturday, December 18, 2010 18:54]
Đối với Tây Tạng, thay đổi khí hậu là một vấn đề khẩn cấp hơn độc lập – chính sự tồn tại của Tây Tạng đang lâm nguy
Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo sự tiết lộ mới đây nhất của WikiLeaks cables, đã nói với những nhà ngoại giao Hoa Kỳ rằng, đối với Tây Tạng, thay đổi khí hậu là một vấn đề khẩn cấp hơn giải pháp chính trị cho Tây Tạng. Điều này chắc chắn là một báo động hay một cú sốc của một số nhân tố quan trọng cho cuộc vận động độc lập trong vùng. Nhiều người trẻ Tây Tạng lưu vong đã chán nản với chủ trương ôn hòa và tiếp cận bất bạo động của lĩnh tụ tâm linh của họ. Đối với họ, độc lập luôn luôn vượt hơn hẳn vấn đề môi trường.
Nhưng nếu sự quan tâm là việc tồn tại của những người du mục trên cao nguyên Tây Tạng, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma là đúng. Những hoạt động lưu vong, với sắc thái quen thuộc của những người nổi tiếng và những người cảm tình, đã cố gắng nhiều để diễn tả những khái niệm của người Tây phương về Tây Tạng chính yếu như là một vấn đề chính trị. Nhưng những nổ lực của Đức Đạt Đạt Lai Lạt Ma để bảo đảm một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa cho người Tây Tạng đã chưa có dấu hiệu thành công. Cũng không có một áp lực của người Hoa Kỳ rõ ràng để cải thiện cho sự tự do của người Tây Tạng; và hôm nay, với chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa gia tăng vững vàng, thì viễn tượng cho tiến trình đang trong sự thoái trào.
Trong khi, vượt xa Hy mã lạp sơn, những ảnh hưởng sâu đậm và không thể đảo ngược của những thay đổi môi trường sôi động đang che lấp những tiêu đề chính trị như một sự đe dọa đến lối sống của người Tây Tạng. Những dấu hiệu khắp nơi: sự tản chảy của băng vĩnh cửu; những sự thay đổi của nước trên bề mặt những đồng cỏ; sự xáo trộn của mô thức mưa gió; và sự rút lui của những băng hà Hy mã lạp sơn – nơi chứa đựng băng tuyết lớn nhất sau Nam và Bắc cực.
Bắc Kinh đã viện dẫn sự thay đổi khí hậu như sự tranh cải cuối cùng đối với việc áp buộc định cư khoảng một trăm nghìn người du mục Tây Tạng, vì cho rằng họ đã làm thiệt hại những đồng cỏ tội nghiệp do chăn nuôi súc vật ăn cỏ quá mức. Những ngôi nhà nơi định cư của họ là những nơi cư trú ảm đạm và cô lập, nơi họ không thể chăn giữ súc vật, và là nơi mà họ khó khăn để mưu sinh. Chương trình này báo trước cái chết của một lối sống đã tồn tại một cách bền bỉ hàng thế kỷ nay.
Và, xa hơn, tham vọng của Bắc Kinh thống hợp Tây Tạng – với áp lực nhập cư di dân người Hán; phát triển những trục lộ giao thông; và đẩy mạnh khai thác những nguyên liệu giàu có về khoáng sản và lâm sản để cung ứng cho sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Hoa – đang đặt một sức ép nặng nề lên một môi trường giàu có nhưng mõng manh của Tây Tạng.
Sự thúc đẩy cho việc phát triển điện khí hóa, một bộ phận của chương trình cải thiện khí hậu, đang đưa tới một chương trình lớn nhất thế giới về việc xây dựng những đập nước trên Hy mã lạp sơn – trong một vùng thường xãy ra động đất và hầu hết được xây dựng với sự quan tâm sơ sài đến lợi ích của dòng chảy hay những người với nhà cửa và đất đai bị chìm ngập.
Đây là những đe dọa khẩn cấp đến địa bàn mà tất cả những người Tây Tạng đang tùy thuộc. Ngay cả trong sự kiện không hứa hẹn của giải pháp chính trị sắp tới, những tác động về kiểu mẫu của việc phát triển và thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục. Và trong khi những chính sách của Bắc Kinh là một nguyên nhân quan trọng của khủng hoảng môi trường gia tăng, vì thế - như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra – là sự thiếu sót trong hành động của Hoa Kỳ trên sự thay đổi thời tiết. Những ảnh hưởng của nhiệt độ gia tăng trên cao nguyên, đã là yếu tố tệ hại lắm rồi, sẽ tiếp tục hàng thập niên nữa. Nhưng bất cứ hy vọng làm chậm lại hay đảo ngược những tác động này tùy thuộc vào hành động thi hành ngay bây giờ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã 75 tuổi và việc kết thúc sự lĩnh đạo của ngài đối với người Tây Tạng là đang ở trước mắt. Ngài đã tuyên bố nghĩ hưu và rõ ràng không thể thấy một giải pháp chính trị trong đời sống này của ngài. Không có ngài, Bắc Kinh tính toán rằng nổ lực lưu vong sẽ yếu kém hơn và những trở ngại sau cùng của họ đối với những chính sách đối với Tây Tạng của họ sẽ biến mất. Nhưng Bắc Kinh cũng thấu hiểu rất rõ rằng ngoại trừ những cảnh báo về môi trường của Đức Đạt Lai Lạt Ma được chú ý, không thì những chính sách của họ sẽ là một chiến thắng rỗng tuếch. Và Hoa Kỳ phải thấy rằng hổ trợ vấn đề chính trị Tây Tạng trong khi không làm điều gì để ngăn ngừa sự thay đổi khí hậu mà nguy cơ sự sống bị tàn phá khắp Hy mã lạp sơn rốt cuộc không hơn gì ngoài những động thái chính trị nhỏ nhoi.