Chương Ix Chika Bardo (Tiếp) Cheunyi Bardo, Sipai Bardo

02/01/201112:00 SA(Xem: 7156)
Chương Ix Chika Bardo (Tiếp) Cheunyi Bardo, Sipai Bardo
CHƯƠNG IX
CHIKA BARDO (TIẾP)
CHEUNYI BARDO, SIPAI BARDO
Bardo của lúc chết (tiếp)

Bây giờ chúng ta hãy đề cập đến bardo của lúc chết. Chúng ta có những giáo huấn cực kỳ chính xác, cực kỳ chi tiết về bardo này và về mọi dấu hiệu khác nhau ở bên ngoài, bên trong và bí mật về điều mà người ta cảm thấy, trải qua... Nhưng nói đến chủ đề này trong một thời gian quá ngắn không cho phép chúng ta soi sáng mọi thắc mắc, nghi vấn có thể nổi lên trong tâm trí các bạn, và điều ấy có thể khiến làm nổi dậy nơi một số người sự lo sợ và nhiều tư tưởng vô ích.

Người ta gợi ra ngắn gọn các giai đoạn khác nhau, và nếu có một quan tâm thích thú vấn đề này, người ta sẽ đề cập lại vài tháng nữa trong một buổi nghỉ cuối tuần mà người ta hoàn toàn chỉ chuyên chú vào bardo này, và khi ấy người ta sẽ thấy từng phần mục của tiến trình này trong mọi chi tiết.

Về bardo của giây phút chết, nói cho đúng, thật chẳng là gì cả. Nói cách khác, đó là một trạng thái nếu người ta biết cách chạm mặt, nếu người ta biết cách làm việc với nó, thì nó chẳng có gì đặt biệt. Như đã đề cập hồi sáng, một người có khả năng áp dụng một vài thực hành sẽ có thể đạt đến trong chỉ một đời thân thể cầu vồng. Nếu người ta không có thời gian để hiến mình cho một cuộc tu hành mãnh liệt, thì luôn luôn có thể thi hành pháp phowa, chuyển di tâm thức. Cho đến lúc đó, người ta không phải lo lắng nữa.

Và nếu người ta không có thời giờ cũng không có khả năng thi hành pháp ấy, thì cũng cần biết tiến trình sự chết là thế nào. Đối diện với cái xa lạ, không biết, đôi khi không biết gì cả và lao đầu đại vào đó thì thích hơn. Hẳn thế, nhưng cũng không có phiền phức gì khi biết được tiến trình của cái xa lạ này, những giai đoạn mà người ta sắp trải qua. Rõ ràng mỗi người đều tự do muốn được thông tin hay không !

Cái xảy ra vào lúc mang thai, nghĩa là khi tâm thức chúng ta vào trong bụng mẹ dựa vào tinh chất màu trắng của cha và tinh chất màu đỏ của mẹ, là một tiến trình kéo dài nhiều hay ít hơn chín tháng, từ đó chúng ta có một thân thể vật lý.

Được tạo thành bằng cách ấy, chúng ta dựa vào các nguyên tố khác nhau. Bên ngoài, chúng ta có đất, nước, lửa, gió và không gian. Cũng thế, bên trong thân thể chúng ta được hợp thành bởi tinh chất của năm nguyên tố. Tinh chất của thịt chẳng hạn thuộc về đất. Máu và các chất lỏng khác thuộc về nước. Thân nhiệt thuộc về lửa và hơi thở và sự lưu chuyển của năng lực trong thân thuộc về gió. Khoảng không đầy khắp trong toàn thân, thuộc về nguyên tố không gian.

Chúng ta cũng có năm trung tâm liên quan với năm nguyên tố. Mặc dầu theo các giáo huấn khác nhau có thể có chút ít sai biệt, nhưng tổng quát, trung tâm lỗ rốn được xem như trung tâm năng lực của đất, trung tâm đỉnh đầu là trung tâm năng lực của nước, trung tâm lời nói liên kết với lửa, trung tâm bí mật với gió và không gian liên kết với trung tâm trái tim.

Chúng ta hãy xem tiến trình của sự tan rã nguyên tố này trong nguyên tố khác một cách đại cương.

trung tâm thành hình đầu tiên là trung tâm rốn, cho nên cũng là trung tâm đầu tiên giải tán. Năng lực của nguyên tố ở trong rốn bắt đầu hòa tan. Nó hòa tan vào cái gì ? Nó hòa tan trong năng lực của nguyên tố nước. Khi nó hòa tan, về thân xác, người ta cảm thấy rất nặng nề, về tâm thức, người ta chìm trong sự đờ đẫn, tâm thức không sáng sủa.

Cảm giác nặng nề này, cảm giác lún sâu này, người ta có thể nhận ra chúng nếu họ đến tham dự với những người hấp hối. Với riêng tôi, vì cha tôi là một đại sư và cũng là một thầy thuốc, người thường được gọi đến bên giường người hấp hối, và tôi cũng thường có dịp tham dự với những người đang chết. Người ta rất thường gặp kinh nghiệm này được giải thích rất chính xác trong những giáo huấn : ngay cả những người nằm rất thoải mái cũng đòi hỏi “hãy giữ tôi lại, tôi cảm thấy rơi xuống, tôi cảm thấy bị lún xuống !” Điều này chỉ rằng nguyên tố đất đang tan vào nguyên tố nước.

Đất tan trong nguyên tố nước, còn nguyên tố nước tan vào đâu ? Nguyên tố nước tiêu tan trong lửa. Chúng ta cảm thấy rất yếu đuối. Nhưng chưa hết. Bên trong, chúng ta không chỉ cảm thấy tối tăm, mà một trạng thái bị tước đoạt hết xâm chiếm chúng ta. Ở giai đoạn này, chúng ta nhận thấy rằng những chất lỏng chảy ra từ mũi và miệng của người hấp hối, họ cảm thấy mất hết nước và đòi uống. Cho người ấy uống lúc này sẽ là một sự giảm nhẹ cho họ.

Khi nước tan trong lửa, hơi nóng của thân thể bắt đầu yếu đi, nó thoát khỏi thân. Bên trong các cảm giác rất là trái ngược nhau : khi thì người ta cảm thấy một sự sáng sủa tâm thức rất lớn, khi thì một sự lộn xộn rất lớn. Cũng thường trong giai đoạn này – chắc chắn điều ấy tùy thuộc vào bệnh tật và các hiện tượng khác – đôi mắt đảo lộn và người ta không thể nhắm lại nữa.

Tiếp theo, năng lực của lửa tan trong nguyên tố gió. Vì nguyên tố gió bên trong liên quan với hơi thở, ở giai đoạn này hơi thở ngắn lại. Rồi người ta có những thay đổi chuyển tiếp sáng sủa và lộn xộn của tâm thức, ở đây trạng thái tâm thức bị xáo động.

Rồi, mặc dầu mắt hoặc nhắm hoặc trợn ngược, chúng ta có những tri giác dưới dạng các tia chớp sáng.

Mọi kinh nghiệm này không chỉ dành riêng cho con người, thú vật và ngay cả côn trùng nhỏ bé nhất cũng trải qua tương tự. Chẳng hạn khi một con thỏ bị giết chết bởi một chiếc xe hơi, nếu chúng ta quan sát nó vào lúc các nguyên tố hòa tan trong nhau, chúng ta thấy các con chấy rận từ trong bộ lông nhảy ra. Cũng thếrõ ràngTây phương điều này không xảy ra vì dễ dàng tắm rửa – nhưng ở Đông phương vì nhiều lý do mà người ta có thể có chí rận, và lúc ấy, người ta thấy các con chí rận không bám lấy người nữa mà rời bỏ thân thể một cách hối hả. Điều đó xảy ra khi nguyên tố lửa tan vào nguyên tố gió.

Chúng ta cũng đã ghi nhận, và điều này cũng được giải thích trong các giáo huấn, rằng vào lúc ấy người chết có cảm giác bị gió cuốn đi, người ấy cảm thấy một không gian bao lacố gắng bám lấy.

Trong thân ta, chúng ta có hai tinh chấtchúng ta đã nhận được từ cha và mẹ : tinh chất màu trắng của cha và tinh chất màu đỏ của mẹ. Chúng ta cũng có những kinh mạch vi tế trong đó các tinh chất này lưu thông. Tinh chất đỏ trú ngụ ở phần dưới của kinh mạch trung ương, ngang mức lỗ rốn và tinh chất trắng trú ngụ trên cao trong luân xa đầu.

Ở giai đoạn này, tinh chất đỏ bắt đầu đi lên về trái tim bằng cách theo kinh mạch chính, và tâm thức chúng ta có một kinh nghiệm một tia chớp rực rỡ màu đỏ trong không gian. Khi chúng ta phạm trù hóa những phiền não khác nhau, chúng ta đã thấy có 21.000 loại phiền não nối kết với tham ái. Tuy nhiên, người ta có thể giản lược chúng thành 40 phạm trù lớn của các hình thức tư tưởngphiền não nối kết với tham ái. Khi tinh chất đỏ bắt đầu đi lên, 40 hình thức phiền não liên hệ với tham ái này đi đến chỗ cạn kiệt.

Tiếp theo, tinh chất trắng bắt đầu đi xuống từ đỉnh đầu và chúng ta có một kinh nghiệm bên trong về ánh sáng trắng sáng chói. Đúng lúc ấy, 21.000 phiền não liên hệ với sân – mà người ta có thể giản lược thành ba mươi phạm trù lớn của các hình thức tư tưởng hay phiền não – đi đến chỗ cạn kiệt.

Rồi hơi thở bên ngoài, hơi thở ra kéo dài ra so với hơi thở bên trong, hơi thở vào, và tất cả máu chảy dồn về tim. Sau đó, tinh chất trắng và tinh chất đỏ gặp nhau trong trái tim, yếu tố tâm thức cũng rút vào đó và người ta thấy một kinh nghiệm về ánh sáng tối đen. Lúc này, 21.000 tư tưởng liên hệ với si, vô minh – mà người ta có thể rút gọn lại thành bảy hình thức tư tưởng – cạn kiệt hết lúc đó. Trong vài chốc lát, người ta bất tỉnh trong một trạng thái vô thức trong bóng tối toàn diện.


Miệng không đóng được nữa. Dầu miệng đã không đóng lại vì thở khó khăn hay các nguyên nhân vật lý, dù nó được đóng lại một cách nhân tạo hay không, thì nó cũng mở ra vào lúc đó. Mắt trợn lên. Từ lúc này trở đi, người ta không còn thấy với con mắt vật chất nữa ; hơi thở ra dừng lại trong một khoảng cánh tay ; vào lúc hơi thở đi ra, người ta có kinh nghiệm bên trong về một ánh sáng hoàng hôn.

Hơi thở ra thứ hai kéo dài một khoảng cách bằng một mũi tên, và bên trong thân, máu bắt đầu chảy trong trái tim.

Hơi thở ra thứ ba đạt tới khoảng một vòng ôm và dừng lại. Máu chìm xuống trong trái tim. Và đó là hơi thở cuối cùng.

Hơi thở bên ngoài dừng lại, hơi thở bên trong tiêu tan, và lúc ấy các tinh chất trắng và đỏ thật sự kết hợp với nhau trong trái tim. Người ta rơi vào vô thức cùng lúc người ta chứng nghiệm một phúc lạc lớn lao.

Bardo của ánh sáng thanh tịnh (tịnh quang)

Vào giây phút đó, người ta bắt đầu kinh nghiệm tịnh quang.

Điều xảy ra là yếu tố tâm thức bị giam hãm cho đến lúc đó giữa hai tinh chất trắng và đỏ, tiêu tan vào lúc ấy trong không gian của quang minh.

Những ai đã đi vào tịnh quang trong khi họ sống, thì sẽ nhận ra nó vào lúc này và tự nhủ “A ! Đây là kinh nghiệm về tịnh quang mà ta đã sống trong khi thiền định !” Nhận ra điều đó,họ sẽ tức thời giải thoát trong Pháp Thân hay Dharmakaya.

Những người chưa từng đi vào tịnh quang sẽ không nhận ra nó như chính bản tánh của mình, như ánh sáng của chính mình và có thể họ sợ nó, cũng y như đôi khi chúng ta sợ bóng mình vậy !

Những người đã có thể thực hành tịnh quang sẽ đạt đến giác ngộ tức thời vào giây phút đó. Khả năng rơi lại vào trong trạng thái vô minh huyễn hóa không đặt ra với họ ; ngược lại họ sẽ có thể giúp đỡ vô số chúng sanh.

Với người sợ sự chói chang của ánh sáng quang minh của chính họ, kinh nghiệm này không kéo dài lâu, nó chỉ là một tia chớp. Tuy nhiên, dầu kéo dài lâu mau, đó là một kinh nghiệm được trải qua bởi tất cả chúng sanh trong giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta nghe những âm thanh điếc tai, những âm thanh ấy thật ra chỉ là âm vang của bản tánh trong trạng thái thanh tịnh của nó, điều mà người ta gọi là âm thanh của Pháp Thân. Và bởi vì người ta sợ cái ánh sáng vô biên này, nó không gì khác hơn là trạng thái quang minh bản nhiên của chúng ta, người ta liền rơi vào trở lại trong các huyễn hóa của nghiệp lực, giống như trước kia.

Bardo của tái sanh

Một lần nữa chúng ta tiếp tục một tiến trình : giây phút đó chúng ta không có chỗ nương tựa là tinh chất của cha và của mẹ nữa để duy trì thân xác, nhưng có một nơi nương tựa rất vi tế đến từ cái mà người ta gọi là kunshyé, tâm thức nền tảng, và rồi người ta lại một lần nữa trụ vào một thân thể tâm thức.

Cái này đơn giản do những khuynh hướng thói quen từ quá khứ. Người ta có thể tự hỏi thế nào là thân thể tâm thức này. Nó rất giống với thân thể tâm thứcchúng ta có trong trạng thái mộng.

Trong cái thức thân này, chúng ta không thể dựa vào ánh sáng bên ngoài của mặt trờimặt trăng, bởi vì chúng ta không có nữa tinh chất của cha mẹ. Luôn luôn, có một loại ánh sáng cho phép chúng ta tự định hướng.

Nhưng còn nữa. Cuối cùng các phiền não tham, sân, si và vô minh sẽ trở lại đè nặng với một cường độ lớn dần, rất nặng nề, rất nguy hiểm.

Vì không có thân vật chất mà có một thân thể tâm thức, chúng ta có các khả năng thiên nhãnchúng ta có thể dời chỗ rất là nhanh. Ví dụ để đi Paris, chúng ta chẳng cần xe lửa, máy bay gì, ngay khi nghĩ tới nó là chúng ta đã có ở đó. Tuy nhiên ban đầu vì các thói quen nghiệp lực, chúng ta có khuynh hướng mạnh mẽ là ở lại nơi chúng ta đang sống, gần gũi bà con và bạn bè thường ngày – điều này xảy ra trong những tuần lễ đầu. Nhưng rõ ràng điều ấy tùy từng người.

Một số người theo nghiệp của họ, không chờ lâu mà kiếm một đời khác, số người khác phải lâu hơn, nhưng thường 49 ngày đầu là rất quan trọng.

Trong nửa đầu chu kỳ 49 ngày này, chúng ta có những kỷ niệm về các kinh nghiệm của đời sốngchúng ta vừa từ bỏ ; trong nửa thứ hai, chúng ta có những kinh nghiệm liên quan đến cuộc đời sắp tới, dù nó là gì. Tùy theo mỗi người mà điều này có thể thay đổi.

Về sự giúp đỡ mà người ta có thể đem lại cho một người chết, dầu cho hơi thở bên ngoài đã ngừng, đôi khi, trước khi hơi thở bên trong cũng ngừng, có thể làm cho người ấy trở lại với cuộc đời. Ngay ở một giai đoạn đi xa hơn, dù hơi thở bên trong đã ngừng, nếu người ấy chưa thức dậy trong trạng thái thân thể tâm thức, còn có thể làm cho người ấy trở lại.

Chính vì thế mà khi người ta muốn giúp đỡ một người đang chết, khi người ta biết kỹ thuật chuyển di tâm thức và người ta có thể thực hiện nó, thật cực kỳ quan trọng chờ đợi phút giây chính xác, biết được những dấu hiệu và chờ đợi lúc máu đỏ và trắng bắt đầu rịn ra ở lỗ mũi và các lỗ phía dưới. Vào lúc đó người ta có thể thực hiện phép chuyển di tâm thức.

Khi một người vừa chết, rất quan trọng để giúp họ bằng sự tu hành tâm linh. Tất cả mà mọi thứ mà người ta làm trên bình diện vật chất sẽ không thể giúp cho người ấy nhiều. Một khi đã chết, chúng ta không thể mang theo được vật gì hết. Ngược lại, sự tu hành tâm linh, nghĩa là những sự cầu nguyện sẽ là một trợ giúp lớn lao.

Nếu người ta biết những người tiến hóa nhiều về tâm linh và họ có khả năng giúp đỡ người này, phải mời họ tới cầu kinh cho người ấy.

Trong nửa đầu của 49 ngày, phải thường xuyên cầu kinh cho người chết, ngay khi tư tưởng của người chết hiện ra trong tâm thức của chúng ta, phải trả lời họ bằng những lời cầu nguyện, vì họ đang thật sự chờ đợi những tư tưởng tốt lành.

Cũng phải hoàn thành các ước nguyện trong di chúc trong 49 ngày sau khi chết, vì điều đó cho phép họ ra đi bình antìm thấy con đường của họ. Nếu không thể làm, điều đó có thể làm cho họ chậm trễ, nghĩa là dầu nhờ vào một nghiệp quả tốt mà cơ hội cho một cuộc tái sanh thuận lợi xuất hiện, họ lại bị trễ lại đàng sau vì để nhìn xem những ý muốn cuối cùng có được thi hành hay không. Thế nên cực kỳ quan trọng phải làm tròn mong muốn của một người vừa ra đi.

Người đó sắp sanh lại ở đâu ? Điều ấy tùy thuộc vào các hành động đã làm trong quá khứ. Nhiều chỉ dẫn được đưa ra về chủ đề này, theo đó điểm cuối cùng nơi hơi nóng của thân thể thoát ra và tan biến, hay theo cái cách và chỗ nơi máu bắt đầu rịn ra.

Đặc biệt khi một người đang thực hiện sự ra đi, hoặc chúng ta hay một người có tu hành cao tham dự, phải tìm một chỗ yên tĩnh nơi đó người ta có thể duy trì một môi trường thanh bình và yên lặng chung quanh người chết.

Cần phải không gây ra hay làm lay động lại các trạng thái tâm thức liên quan đến giận dữ, bực tức, tham lam, kiêu ngạo, hay ghen tuông... Phải không làm gì có thể gây ra các tâm trạng ấy bởi vì điều đó có hậu quả là làm mạnh thêm các nghiệp quá khứđiều kiện hóa cuộc đời sắp tới của người đó. Vậy điều tốt nhất mà người ta có thể trao tặng là một môi trường an bình.

Trong khoảng 49 ngày, phần lớn đã tìm ra một hình thức đời sống khác. Mặc dù các giáo huấn cho nhiều chi tiết về các kinh nghiệm khác nhau, các giai đoạn trung gian khác nhau mà người ta vượt qua từng ngày. Nhưng chúng ta không thể có điều đó trong lần này vậy chúng ta hãy chấm dứt ở đây và làm một thiền định ngắn

... Có thể bổ ích khi đọc các bản dịch Pháp văn hay Anh văn về Tử thư Tây Tạng. Đó là một cách làm quen với các giai đoạn khác nhau và để hoàn thiện sự hiểu biết của chúng ta. Điều ấy có thể ích lợi cho chúng ta, và điều ấy cho phép chúng ta giúp đỡ người khác.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109885)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.