Pháp Hội Kalachakra Lịch Sử Tại Ấn Độ - Hoàng Phi

19/01/201112:00 SA(Xem: 30153)
Pháp Hội Kalachakra Lịch Sử Tại Ấn Độ - Hoàng Phi


PHÁP HỘI KALACHAKRA LỊCH SỬ TẠI ẤN ĐỘ
Hoàng Phi

Andhar Pradesh - Ấn Độ: Từ ngày 03 đến 16 tháng Giêng 2006, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 của Tây Tạng đã chủ trì Pháp Hội Kalachakra ở Amravati, An¬dhra Pradesh, Ấn Độ. Đại diện của Trung Tâm Bussho- kai thuộc Kanazawa, Nhật Bản - đơn vị tài trợ chính cho Pháp hội này - đã đứng ra thỉnh cầu đức Đạt-lai Lạt-ma vì nền hòa bình thế giới và vì sự lợi lạc của tất cả chúng sanh mà ban bố lễ quán đảnh Kalachakra này.

Theo thống kê từ danh sách đăng ký làm thẻ vào cổng và đăng ký thuê lều ở cho thấy, số người đến tham dự Pháp hội Kalachakra lên đến một con số khổng lồ: gần 237.000 người từ các quốc gia trên thế giới. Có đến 5.000 cảnh sát được giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho Pháp hội Kalachakra. Nơi đây rất hẻo lánh, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, do đó không có khách sạn hay nhà trọ cho du khách đến thuê ở. Vì vậy, chính phủ Ấn Độ đã huy động cả mấy trăm ngàn chiếc lều vải. Có những căn lều có sức chứa cả trăm người cho những nhóm du khách hành hương tập thể. Khoảng hơn nửa năm về trước, nơi đây chỉ là một ngôi làng nghèo với những căn nhà ọp ẹp, lụp xụp nằm bên cạnh cánh rừng thưaquanh năm nóng bức; vậy mà giờ đây không khí nơi đây thật tấp nập, đông vui với cả một biển người đủ mọi màu da, sắc tộc. Mặc dù, họ đến từ các quốc gia, các châu lục khác nhau, giao tiếp bằng đủ loại ngôn ngữ nhưng tất cả đều có chung một tâm nguyện, đó chính là tinh thần khát khao cầu Pháp để tu tập. Ai nấy đều nô nức hân hoan chờ đón đức Đạt-lai Lạt-ma ban truyền Pháp ngữ như chính họ sắp sửa được đón nhận những lời Pháp vàng ngọc từ Kim Khẩu của đức Phật vậy. Sở dĩ Pháp hội lần này được tổ chức ở đây là vì chính nơi này - ngày xưa đức Phật đã truyền lễ Ka¬rachakra đầu tiên cho vua Su Chandra của Ấn Độ. Và đây cũng là lần truyền lễ Kala¬chakra thứ 30 của đức Đạt-lai Lạt-ma (nhiều người cho rằng có thể đây là lần truyền lễ cuối cùng của Ngài vì Ngài đã 71 tuổi). Thế nên, cả về điều kiện không gian và lẫn thời gian, Pháp hội lần này là một sự kiện vô cùng hy hữu có một không hai trong lịch sử Phật giáo. Từ những cánh cổng đồ sộ, sang trọng của các cơ quan chính quyền cho đến những chiếc cổng xiêu vẹo của những người dân chơn chát, đâu đâu cũng giăng đầy những tấm biểu ngữ, những bảng hiệu màu sắc rực rỡ với hình đức Phật Thích Ca bên phải, hình đức Đạt-lai Lạt-ma bên trái và những dòng chữ “Cung nghinh đức Đạt-lai Lạt-ma tôn kính!”, “Chào mừng tất cả các bạn đến với Pháp Hội Kala¬cakra 2006”...

Không khí tràn ngập niềm hỷ lạc và niềm hạnh phúc vô biên thể hiện trên từng ánh mắt, nụ cười hân hoan rạng rỡ của những người con Phật đã lặn lội ngàn dặm xa xôi từ bốn phương trời quy tụ về đây để được đón nhận Giáo pháp bằng một tấm lòng khát khao, kính ngưỡng chân thành. Từ 4 giờ sáng, họ đã phải xếp hàng để trình diện thẻ vào cổng. Vì vấn đề an ninh nên mỗi người vào cổng phải có thẻ và phải bước qua cánh cổng kiểm tra tự động bằng điện tử. Các nhân viên an ninh rà xét từng người rất kỹ. Không ai được phép mang điện thoại di động hay máy quay phim, chụp hình gì cả ngoài trừ những người có thẻ phóng viên nhà báo hoặc đài phát thanh truyền hình quốc tế các nước. Từ 4 giờ sáng cho đến 9 giờ đêm mỗi ngày, dòng người cứ tiếp tục hòa vào Pháp hội không bao giờ ngừng dứt. Dân chúng ở tiểu bang này có cơ hội được mục kích (thấy tận mắt) một quang cảnh tưng bừng chưa từng thấy trong đời. Tất cả các chợ búa đều không thể nào cung cấp đủ lượng rau quả cho cả biển người như thế! Đức Đạt-lai Lạt-ma khuyến khích mọi người nên ăn chay, tránh sát sanh nên ở chợ chỉ bán thuần túy rau quả mà thôi. Ban đầu chỉ có các cửa tiệm bán hàng, dần dần, nhà nào cũng trở thành “cửa tiệm” cả! Tất cả các công việc thường nhật đều phải gát lại nhường chỗ cho việc chạy hàng về bán. Từ mùng, mền, chiếu, gối… cho đến xot tắm, thay giặt, nòi, chảo, bếp dầu, bếp ga…, rồi những quán ăn, quán nước mọc lên như nấm nhưng vẫn không thể nào đáp ứng nổi lượng thức ăn cho hàng mấy trăm nghìn người như thế!

Tù “Kalacakra” là tiếng Sanskrit, nghĩa là: “vòng quay thời gian” hay “bánh xe thời gian”, chỉ cho vòng thời gian đặc trưng chứa trong mật chú Kalacakra. Khái niệm về vòng quay của thời gian thấm nhuần tất cả mọi phương diện của vũ trụ, kể cả thân thểtâm trí của con người được sử dụng để chứng đắc được sự thật vi diệu về mối liên hệ của tất cả mọi phương diện của thế giới nội tậm và thế giới ngoại cảnh.

Trái ngược với các Mật chú khác, Lễ hội Kala¬cakra không phải là một sự kiện bí mật hạn chế người tham dự. Mọi người đều có thể tham gia mà không cần phải cam kết điều gì cả. Nhờ được tham dự mọi người đều được ban phước nhờ năng lực của Pháp hội được bắt nguồn từ lòng Từ bi và long yêu thương chân thành.

Có 3 loại Kalacakra: Kala¬cakra bên trong, Kalacakra bên ngoài và Kalacakra khác.

Kalacakra bên ngoài: Được diễn tả như một quy luật của vũ trụ bên ngoài, giải thích về sự tuần hoàn của ngày, đêm, tháng, năm, các hành tinh, các tinh tú... và thậm chí bao gồm cả sự hình thành và tan rã của vũ trụ. Kalacakra bên ngoài dựa trên hệ thống lịch của Tây Tạng, vũ trụ học, thiên văn học, chiêm tinh học…
Kalacakra bên trong: Giải thích về hệ thống tâm lý, vật lý của con người như hơi thở, năng lực… về mối quan hệ giữa thân và tâm, những quy luật năng lượng của cơ thể vật lýđời sống tâm linh, đóng vai trò quan trọng trong nền y học Tây Tạng.

Kalacakra khác: Diễn tả cụ thể về những phương pháp thực hành một cách hài hòa và thanh lọc vòng tuần hòan của vũ trụ bên ngoài cũng như trong cơ thể của hành giả bao gồm sự giới thiệu chi tiết về các phương pháp thiền định, lễ nghi và các biểu tượng. Thực hành Kalacakra khác này sẽ đưa đến sự thanh tịnh vi diệu của tâm và chứng đạt quả vị Phật.

Giáo lý của đức Phật về Kalacakra được mô tả trong Padamadibuddha: “Vào một đêm trăng tròn tháng Tư, mười hai tháng sau khi chứng được Đạo Vô Thượng, trong khi đang thuyết giảng về giáo lý Đại thừa vi diệu của Trí tuệ Ba-ba-mật trên đỉnh núi Linh Thứu cho chư Bồ-tát và Thánh chúng, đồng thời Như Lai cũng hiện ra thân hình khác và ngự trong đại Tháp ở Shri Dhanyakataka thuộc miền Nam Ấn Độ (ngày nay là Amaravati, nơi đức Đạt-lai Lạt-ma chọn truyền lễ Kala¬cakra lần thứ 30) – thuyết giảng Mật thừa và truyền lễ Kalacakra đầu tiên cho vua Suchandra ở cung điện Shambhala gần đó... ” Như Lai đã thuyết giảng Mật chú vì lợi ích và sự ngộ đạo của tất cả chúng sinh. Ngày nay, đức Đạt-lai Lạt ma cũng đã làm như thế vì nền hòa bình thế giới và sự hạnh phúc, an vui của nhân loại.

Thế nên trong bài phát biểu của Thủ hiến An¬dhra Pradesh, ông Y.S. Rjase khara Reddy, vào lúc 2 giờ chiều 09/01/06, đã bày tỏ niềm kính ngưỡng sâu xa đến đức Đạt-lai Lạt-ma: “Vị Tháпh Tăпg Phật giáo đáng tôn kính nhất trên thế giới, bậc vĩ nhân của thế kỷ XXI, người đã mang trọn vẹn Lễ Kalacakra mà đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã trao truyền từ 25 thế kỷ trước và trao truyền lại một cách hoàn hảo cho nhân loại của thế kỷ ở ngay trên tại mảnh đất là chiếc nôi đầu tiên của Kala¬cakra này... ” Muôn vạn tràng pháo tay nổ vang không dứt, hưởng ứng lời phát biểu sâu sắc, tuyệt vời ấy của chính phủ Ấn Độ. Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng ban phước lành và tán thán công đức của các quan chức chính phủ Ấn Độ và tiểu bang Andhra Pradesh, những người đã nỗ lực ròng rã suốt 6 tháng trời bằng tất cả khả năng của mình để biến cánh rừng này thành nơi quy tụ gặp gỡ của những trái tim khát khao giáo Pháp và giúp cho Pháp hội được thành tựu mỹ mãn. Đặc biệt, họ đã phát tâm xây một tượng Phật Thích Ca ngồi cao 120 feets (tương đương 37m), để kỷ niệm nơi đức Phật truyền Pháp Kalacakla đầu tiên cho vua Suchandra. Công trình này có thể sẽ hoàn tất trong vòng ba tháng tới.


Lược ghi từ pháp hội Kalacakla
Hoàng Phi
(Tập san Pháp Luân số 23)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109924)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :