Mê TínChính Tín (Superstition And Truth)

24/03/201112:00 SA(Xem: 15715)
Mê Tín Và Chính Tín (Superstition And Truth)


MÊ TÍNCHÍNH TÍN (Superstition And Truth )

(For original English article, please click here)

buddha2Vị Vua Ladakh, Ngài Trinlay Namgyal, một trong những vị vua pháp cuối cùng trong thế hệ của chúng ta hay còn gọi là Chogyal, đã rời xa chúng ta một vài tuần trước đây. Như tôi đã có lần nhắc tới, Đức Vua Ladakh cùng những thành viên thuộc dòng họ của Ngài thực sự là hóa thân chân thực của chư Bồ Tát, theo lời huyền ký của Thượng sư Liên Hoa Sinh. Tất cả các đấng Quốc Vương của Ladakh đều được tôn xưng là những bậc hậu thế của Đức Vua Pháp Trisong Deutsan, người vẫn được cung kínhhiện thân của Đức Văn Thù Đại trí Tuệ, và được đón nhận trọn vẹn ân phúc gia trì từ Đức Quan Âm. Tôi nhận được tin báo rằng sau lễ trà tì, xương sọ của Đức Quốc Vương vẫn còn nguyên vẹn và hiển lộ chân ngôn trên bề mặt. Cho dù không được tận mắt nhìn thấy, tôi không hề ngạc nhiên về điều này.

Một số người có thể cảm thấy như vậy là mê tín. Thậm chí họ còn nghĩ rằng chúng tôi giống như một nhóm người mất trí luôn tìm cách truyền bá những điều mê tín khiến cho những người khác phải tin theo. Những người này không tin rằng con người có khả năng đọc được ý nghĩ, tiên đoán tương lai và đi xuyên tường, đi trên mây. Họ nghĩ rằng những điều lạ thường đó thật nực cười và vô lý, chỉ đơn giản bởi lẽ chính bản thân họ không làm được những việc như vậy. Trên thực tế tôi tin rằng những điều đó hoàn toàn chẳng phải mê tín mà chỉ là khả năng, diệu dụng của bản tâm nguyên thuỷ trong chúng ta. Đối với tôi, mê tín có nghĩa là những gì xảy ra mà không thể nào chứng minh được, nhưng con người lại cứ tin theo. Bất cứ điều gì thuộc định nghĩa này, tôi đều gọi là mê tín. Còn điều gì chúng ta có thể nhìn thấy hay chứng tỏ được thì tôi sẽ không gọi là mê tín, bởi lẽ đó là hiện tượng thực tế.

Gần đây có một người bạn đã đặt cho tôi một câu hỏi rất thú vị: “Nếu như có những có những hữu tình tồn tại dưới hình sắc khác như E.T. (một sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim Hollywood cùng tên), thì họ có Phật tính và khả năng giác ngộ không?” Như tôi vẫn thường nói, Phật là người đã chứng đạt giác ngộ toàn thiện. Phật tínhtrạng thái giác ngộ tuyệt đối. Mọi chúng sinh trên thế gian này đều có tiềm năng giác ngộ, cho dù họ sinh sống ở trái đất hay ở những hành tinh nào khác. Nói như vậy có nghĩa là người ngoài hành tinh E.T cũng có thể đạt được giác ngộ. Loài kiến cũng có thể giác ngộ. Chính vì lý do này mà vài ngày trước đây tôi đã nói tôi mong rằng mình không phải là người theo Đạo Phật một cách cuồng tíncố chấp vào tôn giáo. Cuồng tín tôn giáo hay cố chấp vào việc đạo Phật là một tôn giáo riêng biệt có nghĩa là chúng ta cho rằng chỉ có chúng ta, những nguời Phật tử mới có khă năng giác ngộ. Đức Phật đạt đuợc Giác ngộ không phải vì Ngài là một Phật tử , mà bởi vì ngài đã nhận ra Chân lý của vũ trụ (Sự thật của vũ trụ). Sự giác ngộ vuợt qua khỏi mọi rào cản tôn giáo và những hểu biết và bám chấp thông thuờng của chúng ta. Đó là lý do vì sao tôi nói rằng tôi không muốn mình là một Phật tử cuồng tín và bám chấp vào tôn giáo, bởi vì đó là sự trói buộc khiến mỗi nguời không thể vuợt qua được khái niệm tôi là ai và mọi nguời nghĩ về tôi như thế nào. Có nhiều tin nhắn gửi tới văn phòng của tôi với thắc mắc vì sao tôi lại chối bỏ, không nhận mình là người theo Đạo Phật và tôi cần dừng ngay việc viết những điều vô nghĩa trên trang web cá nhân. Nếu như vậy, liệu tôi có nên viết nhiều hơn về kinh điển hay tôi nên đưa thêm nhiều những luận giảng về kinh điển? Dù sao thì đây cũng là trang web của tôi, tôi nghĩ tôi cũng nên có quyền tự do được chia sẻ những điều tôi nghĩ.

Trước hết, Pháp là gì? Pháp là Chân lý của vũ trụ, không phải Chân lý chỉ của riêng Đạo Phật mà là Chân lý thuộc về vũ trụ. Chính vì mọi người đã quá bám chấp vào ý nghĩ rằng Pháp chỉ thuộc về Đạo Phật, nên tôi thích gọi Pháp là tâm linh vũ trụ hơn, bởi điều đó có nghĩa là Pháp có thể được thấu hiểu và thực hành bởi bất cứ ai. Sao mọi người lại cứ thích tranh cãi hay nổi giận vì điều này? Tôi nghĩ chủ yếu là do chúng ta vẫn thường luôn cho rằng mình cao siêu hơn người khác và chúng ta cứ luôn nghĩ rằng chúng ta đúng còn những người khác toàn sai.

Chúng ta đã quá xét nét nguời khác tới mức thường quên mất soi xét lại chính mình. Điều này rất rất đáng buồn và vô cùng không may, bởi là chúng ta để mất sự hiểu biết tâm linh về việc tất cả mọi chúng sinh đều có quyền bình đẳng đạt được giác ngộ. Đau khổ, giác ngộ hay tâm linh không hề phân biệt giới tính hay nhãn hiệu tôn giáo nào. Chúng ta đang khiến cho cuộc sống của mình trở nên bế tắc và đang tạo ra những chướng ngại cho sự khai mở trí tuệ của chính mình. Chúng ta đã dựng nên những ngọn núi bằng sự hiểu biết sai lệch, vì thế chúng ta không thể đón nhận được những thông điệp từ vũ trụ về tình yêu thương, lòng bi mẫn, từ bitrí tuệ. Chính bởi vậy nên chúng ta chẳng còn hy vọngthể đạt tới giác ngộ. Tôi không nghĩ Giáo Pháp của Đức Phậttôn giáo và bị bó buộc bởi hai từ “Đạo Phật”. Chừng nào chúng ta vẫn còn quanh quẩn bám chấp vào những gì mà chúng ta tự dán nhãn cho mình và cho những người xung quanh, chừng nào chúng ta còn xét nétchừng nào chúng ta chưa tự biến ánh sáng trí tuệ thành tấm gương để soi rọi tự tính của bản thân, thì chừng đó chúng ta còn chưa tiếp nhận được bất cứ điều gì. Chúng ta sẽ chỉ lãng phí đời sốngthời gian của mình với việc chỉ trích những người khác và biến mình thành những kẻ đáng thương.

Tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc, vì thế chúng ta đều muốn được giải thoát khỏi khổ đau và con đường duy nhất giúp chúng ta đạt được mong nguyện này là đạt tới giác ngộ. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường, nhưng đích thân chúng ta phải bước đi trên con đường đó. Tôi mong rằng mình không phải là người theo Đạo Phật một cách cuồng tín, vì Đức Phật là Bậc Giác ngộ đã thấu hiểu hoàn toàn chân lý vu trụ. Không phải Ngài đạt được giác ngộ nhờ theo Đạo Phật. Ngài là Bậc thầy của cả vũ trụ, là Bậc thầy chứng ngộ và hướng dẫn mọi nguời hiểu biết và sống với chân lý vũ trụ. Tôi mong mình sẽ trở thành Phật, Bậc Giác ngộ toàn thiện, không phải bởi Đức Phật là người theo Đạo Phật, mà bởi Ngài đã đạt Giác ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình chứ không phải vì đặc lợi dành riêng cho những người tự xưng là Phật tử, nhưng lại tu tập những pháp tu chẳng có mối liên hệ nào với tình yêu thương, lòng bi mẫn, từ bitrí tuệ. Chính vì vậy mà tôi mong rằng tôi không phải là người theo Đạo Phật một cách cuồng tín.

Đức Phật đã dạy rằng “Nếu các con nhìn sắc tuớng của ta mà bám chấp rằng ta là Phật, thì các con không thể thấy đức Phật chân thật. Nếu các con bám chấp những gì ta giảng là Pháp, thì các con không thấy đuợc chân Pháp.” Có lẽ tôi nên chia sẻ thêm một chút về phần mình, “Nếu bạn nghĩ mình là người theo Đạo Phật, thì bạn không phải là Phật tử.” Nguyện cầu vạn sự cát tường đến với các bạn, nguyện cầu tất cả đều được hạnh phúcrốt ráo đạt được giác ngộ chân chínhviên mãn nhờ tu tập pháp yêu thương, sự hiểu biết chân thật, tôn trọng, trân trọng, từ bi và trí tuệ!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2011(Xem: 15633)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.