Lật Tẩy "Cái Bang" Giả Nhà Sư Khất Thực

05/04/201412:00 SA(Xem: 24824)
Lật Tẩy "Cái Bang" Giả Nhà Sư Khất Thực

LẬT TẨY "CÁI BANG" GỈA NHÀ SƯ KHẤT THỰC
Phóng sự của Đài Truyền Hình Cable Việt Nam VTC


Đây là một vấn nạn xã hội?
Một nhức nhối cho Giáo Hội Phật Giáo?


Có lẽ đây là một vấn nạn xã hội và chính quyền các cấp ở Việt Nam cũng như Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã không thể làm gì được vì vấn nạn đã xảy ra khắp mọi nơi từ nhiều năm qua. Vấn đề là chỉ cần ý thức của người dân, nhất là của bà con Phật Tử. Nếu người dân hiểu biết thì có lẽ không đến nỗi xấu như hiện nay. Thư Viện Hoa Sen post hai video clip (một của VTC và một của Kênh Tin Tức cùng một bản tin có hình minh họa của AFamily…



LẬT TẨY MÀN KHẤT THỰC TRÁ HÌNH CỦA CÁC SƯ GỈA
Ở PHỦ TÂY HỒ, HÀ NỘI




Không kể sáng hay chiều, những người vẫn thường được cho là sư tung hoành ở mọi nẻo đường vào Phủ Tây Hồ. Thấy vẻ mặt khắc khổ trong bộ quần áo nâu sòng của những người đầu trọc, đi chân đất nên nhiều du khách chẳng ngần ngại rút tiền bỏ vào... bát nhựa. Chứng kiến cảnh đội quân sư "biến" tiền lẻ thành tiền có mệnh giá lớn ở các chợ mới thấy "thu nhập" của họ khủng ra sao. Theo điều tra, một ngày trong bộ dạng giả sư đi cứu độ chúng sinh thì số tiền mỗi người thu được có thể lên đến tiền triệu... (trích từ Dân Trí).



CẢNH GIÁC VỚI SƯ GIẢ ĐI KHÁT THỰC

Hàng chục năm nay, hình ảnh nhà sư cầm chiếc bát đồng đi khất thực trên đường đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, Thành hội Phật giáo VN khuyến cáo đa phần sư đi khất thực là sư giả.

Buổi sáng trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM), một sư cô mặc áo cà sa vàng nâu, tay cầm bát đồng, chuỗi hạt và cây gậy nâu, chân đi dép lào, khoan thai chậm rãi bước đi. Cứ đi được một đoạn, sư cô lại quỳ xuống giữa đường cúi đầu chạm đất. Khi người dân cho tiền vào chiếc bát đồng, sư lại tiếp tục bước đi.

su_gia_1
Một người dân quỳ xuống giữa đường sụp lạy và cho tiền sư khất thực trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM).

Ni cô tự xưng pháp danhThích Nữ Liên Nghiêm, khoảng 29 tuổi. Tay chỉ lên trời và bảo: "Ở chùa trên núi Cấm, tỉnh An Giang, mới xuống đây hôm qua". Tuy nhiên khi được hỏi về giấy giới thiệu của Hội Phật giáomục đích của việc khất thực thì sư cô chỉ ậm ừ ngạc nhiên: "Giấy nào? Mình làm mọi thứ là từ tâm, có Phật biết, không cần ai biết...".
 
Thấy sư mồ hôi nhễ nhại, bước đi khoan thai, mặt cúi xuống đất, từ các em học sinh, bác xe ôm, bà bán vé số cũng đứng lại cho tiền. Theo quan sát, cứ khoảng 5 phút lại có người lại gần bố thí, ít thì 5.000 - 10.000 đồng, nhiều thì 20.000 - 50.000 đồng. Sư cô đứng dậy, ngước mắt lên trời thở, miệng "Nam mô ai đà Phật" rồi lại gom tiền bỏ vào tay nải và đi.

Đến 11 giờ trưa, ở ngã tư Sư Vạn Hạnh - Lý Thái Tổ có một thanh niên đi xe máy đến đợi sẵn và sư cô trèo tót lên xe rồi lao đi mất dạng.
su_gia_2
Khất thực vốn là truyền thống tốt đẹp của nhà Phật, song hiện nay đang bị nhiều kẻ lười lao động lợi dụng.  

Quan sát cảnh này, ông Tư Thắng, làm nghề chở xe ôm 10 năm ở đây cho biết, cứ vài ngày lại thấy một hòa thượng khất thực như vậy xuất hiện. "Cũng nghe nói là giờ sư giả nhiều, tụi tôi đâu có cho tiền, nhưng người dân mình tốt bụng lắm, thấy động lòng là cho thôi. Mà lạ lắm nha, sư gì mà cho bánh mì hay thức ăn là không lấy đâu", ông kể.

Đại Đức Thích Phước Nguyên, Phó Thư ký kiêm Chánh văn phòng Ban Hoằng Pháp Trung ương, Ủy viên hội đồng trị sự trung ương Hội Phật Giáo Việt Nam cho biết, khất thựctruyền thống từ ngàn đời của các tu sĩ Phật giáo.

Trong giáo lý dạy rằng, tu sĩ không được ở yên một chỗ mà phải hàng ngày dậy sớm đi vào xóm làng để xin đồ ăn. Họ đi chân đất, mặt chỉ nhìn xuống chiếc bát đồng, không vào chợ hay đô thị và chỉ được phép nhận thức ăn từ người dân đủ để dùng trong ngày, đến khi mặt trời đứng bóng thì trở về.

"Mục đích của việc này vừa để khơi dậy lòng từ thiện bố thí nơi mỗi con người vừa là để truyền giảng đạo giáo cho chúng sinh. Và quy định chỉ xin thức ăn đủ dùng trong ngày để các tu sĩ tránh tính tư hữu tư lợi", Đại Đức nói.

su_gia_3
Chỉ nên cho thức ăn, không nên cho tiền khi gặp sư khất thực.

Đồng thời Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM cũng khẳng định, từ sau năm 1975 việc khất thực của nhà sư gần như không còn và không được cấp phép. Song vài năm trở lại đây, truyền thống tốt đẹp ấy của đạo Phật đang bị một số kẻ lười lao động lợi dụng để "hành nghề" mưu cầu tư lợi. Thậm chí một số nơi còn có cả một "lò" đào tạo sư giả. Vì thế các giáo sĩ khuyến cáo người dân, để tránh bị kẻ gian lợi dụng lòng từ thiện, tốt nhất không nên cho tiền sư khất thực.

Bên cạnh đó, các tăng ni Phật tử còn cung cấp những đặc điểm của tu sĩ thật để phân biệt với sư giả như: mặc quấn y màu vàng nâu, bước đi chậm rãi, mắt nhìn xuống đất, không chú ý đến xung quanh, hai tay ôm bát đồng, không nhận tiền mà chỉ nhận đồ ăn người ta cho... Tuy nhiên theo Đại Đức Phước Nguyên thì càng ngày những thủ đoạn của kẻ lợi dụng càng tinh vi nên dễ qua mặt người dân Việt vốn tốt bụng và yêu kính các vị tu sĩ.

"Mặc dù việc bà con bố thítích đức và những người mạo danh kia làm tội thì bản thân họ phải gánh tội. Nhưng trong tình hình hiện nay, để tránh kẻ gian lợi dụng, người dân có lòng tốt chỉ nên cho thức ăn chứ không cho tiền khi gặp sư khất thực (dù là thật hay giả). Điều này là phù hợp với đạo lý Đức Phật đã dạy", ông khuyên.

(http://afamily.vn/xa-hoi/canh-giac-voi-su-gia-di-khat-thuc-20110715070024631.chn)

 

 




BÀI ĐỌC THÊM:

Khất Thực Phi Pháp Và Khách Không Mời Mà Đến: Hiện Trạng Và Giải Pháp (TT. Thích Nhật Từ)
Trì bình khất thực: Cách nhận diện đâu là sư thật - sư giả (Giác Minh Luật)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/12/2015(Xem: 14079)
13/10/2015(Xem: 10924)
24/08/2015(Xem: 12983)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.