Thư Viện Hoa Sen

Khai Mạc Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2014

09/05/201412:00 SA(Xem: 11592)
Khai Mạc Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2014

vesak_2014_banner_final

KHAI MẠC
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2014

VTV1




(Nguyên bản trực tiếp truyền hình: 2:36:58)

Sáng 8/5, Đại lễ phật đản liên hiệp quốc – Vesak 2014 với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế, chùa Bái Đính (Ninh Bình).

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Ủy Ban Tổ chức quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – UN Vesak 2014 tại Bái Đính (Ninh Bình) từ ngày 8 đến 10-5-2014.

vesak_2014_khai_mac_04

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Chủ tịch UB Tổ chức Đại lễ Vesak 2014 phát biểu tại lễ khai mạc

Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – Vesak 2014sự kiện đối ngoại quan trọng nhằm nâng cao vị thế của Phật giáo Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, góp phần vào sự hợp tác toàn diệncủa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Đại lễ Vesak 2014 có sự tham dự 2.000 đại biểu quốc tế đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia, các cao tăng thuộc nhiều trường phái Phật giáo truyền thống trên toàn thế giới và hơn 20.000 phật tử trong và ngoài nước. Vesak 2014 là lễ hội tâm linh Phật giáo toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay.

Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2014, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã có lời nhắn gửi đến tăng ni, Phật tử cả nước: Đoàn kết – Đoàn kết – Đại đoàn kết; Hòa hợpHòa hợpĐại hòa hợp; Thành côngThành côngĐại thành công!

vesak_2014_khai_mac_18

Ngay sau Lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ 2014, tại Điện Thích Ca, chùa Bái Đính sẽ diễn ra Lễ tắm Phật theo nghi lễ truyền thống Việt Nam với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu trong, ngoài nước và hàng vạn tăng, ni, Phật tử. Đại đức Thích Minh Quang, Thành viên BTC Đại lễ Vesak 2014 cho biết: “Đây là lần đầu tiên, nghi lễ Phật giáo truyền thống được đưa vào chương trình hoạt động chính thức của Đại lễ Vesak LHQ. Nghi lễ tắm Phật truyền thống Việt Namý nghĩa rất sâu sắc, giúp mọi người có thêm niềm tin xây dựng cuộc sống hiện tại an lạc, hạnh phúc, đồng thờiphương tiện giúp truyền bá sâu rộng giáo lý đạo Phật trong nhân gian mỗi mùa Phật đản”. Để đảm bảo cho nghi lễ tắm Phật được diễn ra trang nghiêm, thanh tịnh với sự tham gia của hàng vạn tăng, ni, Phật tử trong, ngoài nước, UB tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2014 đã chuẩn bị sẵn 10 tượng Phật Thích Ca sơ sinh bằng ngọc, tôn trí trang nghiêm tại Điện Thích Ca.

Tinh thần của Đại lễ Vesak không chỉ gói gọn trong quần thể Khu di tích Bái Đính (Ninh Bình), bởi bản thân ý nghĩa nhân văn cao cả trong mùa Phật đản đã hồi hướng con người vào những điều thiện, muốn được làm việc tốt. Ngày này ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều người con Phật đã thực tập từ bi bằng nhiều cách: Không sát sinh mà lại phóng sinh, không trừng phạt mà lại tha thứ.



Tạo bài viết
31/05/2014(Xem: 14686)
19/05/2014(Xem: 8491)
13/05/2014(Xem: 9514)
28/12/2013(Xem: 8099)
21/07/2013(Xem: 14786)
21/07/2013(Xem: 13645)
21/07/2013(Xem: 13664)
20/07/2013(Xem: 17262)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: