Sống trong thực tại

05/12/20144:41 CH(Xem: 28500)
Sống trong thực tại

SỐNG TRONG THỰC TẠI
Giới Thiệu Sách & Giao Lưu Với Tác Gỉa: HT. Viên Minh

 


Sống trong thực tại 1
Cuốn sách "Sống trong thực tại" - Ảnh: Bảo Toàn

“Sống trong thực tại” là chủ đề cuốn sách và cũng là chủ đề buổi nói chuyện giao lưu với các doanh nhân của HT.Viên Minh - tác giả quyển sách nêu trên, diễn ra tối 13-11 tại Gem Center (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM).

Chương trình do nhóm G20 Business Dinner tập hợp các doanh nhân ngoài 40 tuổi có những thành công nhất định trong thương trường trên nhiều lĩnh vực kết hợp với Báo Người Đô Thị phối hợp tổ chức.

Thực tại mầu nhiệm

 “Sách được viết ra do có một tập đoàn doanh nhân xin đăng ký học thiền. Tập đoàn này gồm những người có trình độ, nhiều tôn giáo hoặc không tôn giáo. Họ là những người có đầu óc khoa học nên đó là đối tượng mà thiền dễ tiếp cận hơn là những người mê tín hoặc những kẻ mong cầu năng lực siêu nhiên…”, HT.Viên Minh (thiền viện Bửu Long) mở đầu buổi nói chuyện.

Hòa thượng nói: “Vì hướng dẫn thiền cho doanh nhân nên thầy vận dụng thiền trong đời sống hàng ngày. Thật ra, thiền không phải của các tu viện, thiền chính là cuộc sống hàng ngày”.

Đạo Phật rất rõ ràng, ngay từ khi Đức Phật ra đời đã nói: “Tự mình là tối thượng, tự mình là tối tôn, tự mình là tối thắng, trở về với chính mình thì không còn khổ đau, phiền não nữa”. Sau khi Ngài thành đạo, Ngài nói: “Mình là nơi nương nhờ của chính mình, không ai khác là nơi nương nhờ”. Khi mình trở về với mình, trở về với sự thuần tịnh của chính mình, thì đó là nơi nương nhờ tối thượng. Pháp Phật rất đơn giảntrở về với chính mình, vì chân lý đã có sẵn ở nơi mình, cho nên chỉ cần trở về với chính mình là thấy ra”, Hòa thượng dẫn giải.

“Có thể nói rằng cuộc sống này vốn hoàn hảo rồi, nhưng tại chúng ta không thấy ra sự hoàn hảo, vì không thấy cuộc đờihoàn hảo nên mình muốn đạt được một sự hoàn hảo mà mình tưởng tượng ra. Vì mình không thấy rằng mình đang ngồi đây đã là hạnh phúc, là Niết-bàn rồi và đã là chân lý rồi, do mình không thấy nên mình đi tìm kiếm nó”.

Sống trong thực tại 3
HT.Thích Viên Minh tại buổi nói chuyện -
Ảnh: Bảo Toàn

Hòa thượng ví dụ: “Như doanh nhân muốn làm giàu, mình bị thúc đẩy bởi ý muốn làm giàu, tức mình bị đẩy đi, và khi bắt đầu bước đi trên con đường muốn làm giàu và trong đầu lúc nào mình cũng nghĩ đến mục đích làm giàu.. tức mình bị đẩy đi bởi ý tưởng và bị kéo đi bởi chính mục đích đó… và lúc đó quý vị không trọn vẹn với cái đang là”.

 “Nếu ngay lúc đau khổ, mình trở về trọn với cái đau khổ đó thì mình sẽ thấy hạnh phúc, không có cái đau khổ, và đó là điều kỳ diệu…khi mình trở về với cái đang là thì mình sẽ thấy được hạnh phúc chính là ngay đó. Cuộc đời có thể là bể khổ, nhưng bản chất cuộc đời không phải là bể khổ, mà bể khổ là do con người tạo ra, do những ảo tưởng, do vô minh ái dục mà tạo ra cái khổ, mà thực ra cái khổ đó là khổ cho chính mình. Do đó không phải cuộc đời là bể khổ mà bể khổ là do con người tạo ra cho chính mình”.

Cảm hứng của “Sống trong thực tại” là chợt ngộ: “Té ra nơi mình vốn có đầy đủ hết tất cả chân lýhạnh phúc thật sự chỉ có nơi mình mà thôi”, Hòa thượng chia sẻ.

Sống trong thực tại

“Chấm dứt khổ đau không phải là nỗ lực hoàn thiện bản ngã mà là chấm dứt cái ta ảo tưởng cùng với năm uẩn mà nó dàn dựng lên như ngôi nhà của nó. Cốt lõi của bài giảng khóa thiền là buông cái ta lăng xăng tạo tác, trở về với thực tại, thấy ra pháp tánh chân đế, nhờ đó có suy nghĩ chân thực, không còn buông lung theo cái ta ảo tưởng, nên có đủ khả năng đối diện và đón nhận mọi nghịch cảnh mà vẫn hành xử nghiêm minh chính trực, với một nội tâm hoàn toàn tĩnh lặng. Mặt khác, để nhấn mạnh tính chất đặc thù của nguyên lý buông bỏ cái ta ảo tưởng, Đức Phật còn dạy mười thái độ buông hoàn hảo nhất, để ngay đó thấy ra bờ giác, chứ không cần tìm kiếm đâu xa”. Đó là những nguyên lý sống tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha, mà Hòa thượng nói về cuốn sách “Sống trong thực tại”.

Sống trong thực tại 2
Buổi nói chuyện thu hút đông thính chúng
Ảnh: Bảo Toàn

“Thật ra, cuộc sống này là một điều rất kỳ diệu, bởi qua cuộc sống mình thấy lại mình, và cuộc đời như là tấm gương để mình soi lại chính mình. Trong cuộc sống mình hay giải quyết cái ngọn chứ ít khi giải quyết cái gốc, và làm như vậy thì không bao giờ mình hài lòng cả,… Một tu sĩ từng nói “Mình sinh ra không phải để thay đổi cuộc đời, mà cuộc đời sinh ra để thay đổi chính mình”.

“Cuộc đời dù thành công hay thất bại, dù được hay mất, dù hơn hay thua thì điều quan trọng là ở đó mình học được bài học gì để thấy ra chính mình. Bản nguyên đời sốnghoàn hảo, chỉ tại mình nhận thức sai, và hành động sai và phải chịu trách nhiệm cho những hành động đó”.

“Trong cuộc đời này thường người ta sợ và tránh nỗi đau, nhưng điều đó là không thể. Thực ra, nỗi đau là cần thiết để nhận ra hạnh phúc thật sự, bởi cuộc sống này vô cùng cao đẹp, cuộc sống này không phải là bể khổ và chính những nỗi đau trong cuộc sống giúp mình trở về với nguồn hạnh phúc đích thực của chính mình”.

Doanh nhân với sống trong thực tại

Nhiều câu hỏi được các doanh nhân đặt ra, đã được Hòa thượng giải đáp theo phương pháp “Sống trong thực tại”

Có người hỏi: “Những công việc đòi hỏi phải quan tâm một cách khẩn trương, căng thẳng, không cho phép chúng ta được quyền thư giãn, buông xả… vì nếu làm như vậy thì chẳng khác gì chúng ta đang trốn tránh một trách nhiệm nào đó?” - “Chính vì để làm tròn trách nhiệm đối với những công việc đòi hỏi phải khẩn trương, căng thẳngchúng ta cần phải biết thư giãn buông xả. Buông lỏng giúp giảm bớt căng thẳng, nhanh chóng phục hồi năng lực để tiếp tục công việc và nhờ vậy sẽ đạt được hiệu quả cao. Một người có khả năng buông thư khi phải đối đầu với những công việc khẩn trương thì chẳng bao lâu anh ta sẻ thản nhiên, nhẹ nhàng trong những công việc khó khăn hơn. Nếu sự khẩn trương, căng thẳng tích lũy lâu ngày không hóa giải được sẽ đưa đến suy nhược tâm thần, lúc đó không những không làm tròn trách nhiệm mà sự luống cuống của bạn còn phá hỏng công việc nữa là khác”, Hòa thượng đã gợi mở một tâm thái khác trong cuộc sống.

Phật dạy Làm giàu như thế nào? Đó là “phương pháp Tứ như ý túc, tức bốn điều có thể giúp doanh nhân đạt được như ý muốn.  Đầu tiên doanh nhân phải có một dự án đúng đắn, phải chuyên cần, cần mẫn hết lòng trước sau như một và quan trọng nhất là phải hiểu rõ dự án của mình, hiểu rõ cách thực hiện dự án, hiểu rõ diễn biến của dự án sẽ thực hiện…

Làm giàu với một tâm thực sự vị tha, việc làm đó là việc làm lương thiện, không hại mình hại người, mà lợi mình lợi người. Làm với công sức và trí tuệ của mình. Ngoài ra, Đức Phật còn dạy, khi làm giàu chính đáng phải biết sử dụng đồng tiền cho đúng đắn, đầu tiên là dùng để nuôi sống bản thângia đình mình, tiếp theođền ơn những bậc ân nhân của mình. Cái nữa là làm những việc từ thiệnĐức Phật nói đó là cách để dành của cải tốt nhất…”

Hoặc như câu hỏi, chỉ với thấy biết như thầy nói mà không lo liệu gì cho những kế hoạch tương lai thì làm thế nào có thể thực hiện được những dự án đòi hỏi nhiều cân nhắc và tính toán cẩn thận trước đó?  Hòa thượng trả lời: “Ngày nay, trước khi doanh nhân thực hiện một dự án nào cần phải có một kế hoạch khả thi. Tất nhiên, không thể loại bỏ sự cân nhắc, tính toán và những khái niệm cần thiết ra ngoài mọi sinh hoạt đời sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có đủ tầm nhìn khách quan, trong sáng và trực tiếp nhận ra những mặt hiện thực của vấn đề, mà chỉ dựa trên những tư tưởng, khái niệm để suy luận thì liệu chúng ta có thể cân nhắc tính toán một cách chính xác, khả thi không? Khái niệm chỉ có giá trị khi nó minh họa cho hiện thực, hay phản ánh trung thực tính chất sự kiện. Nhưng khi khái niệm là ý tưởng chủ quan, thiếu xác thực thì sẽ trở thành chướng ngại cho việc hình thành những dự án khả thi. Đó là lý do tại sao nhiều kế hoạch có vẻ logic, nhưng trên thực tế lại không thực hiện được.

Vì vậy, mọi cân nhắc tính toán cần phải dựa trên sự quan sát thận trọng và trực tiếp những sự kiện để thấy biết rõ ràng thực chất của chúng, nếu không thì mọi tính toán chỉ là ảo vọng, hoang tưởng. Tóm lại, thấy biết trực tiếp và trong sángyếu tố cốt lõi của mọi dự án khả thi”.


Kết thúc buổi giao lưu, Hòa thượng nhắc lại: “Tất cả những điều tôi trình bày không có gì cao siêu mầu nhiệm cả, tất cả đều có trong cuộc sống và mỗi người hãy tự chứng nghiệm lấy. Chúng ta có thể chứng nghiệm chân lý ở từng giây phút trong cuộc sống của chính mình và đừng bỏ lỡ những giây phút cực kỳ quý báu của chính mình. Mong rằng mọi người có thể trở vềnhận ra được cái hạnh phúc muôn đời và sẵn có nơi chính mình”.

Như Danh ghi (Giác Ngộ)

Quý độc giả có thể đọc cuốn sách này tại đây:
http://thuvienhoasen.org/a18056/song-trong-thuc-tai (ấn bản năm 2011)

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/09/2016(Xem: 8801)
28/07/2016(Xem: 8933)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.