Đức Phật, bậc Y vương (Video Clip)

16/09/20164:04 SA(Xem: 14525)
Đức Phật, bậc Y vương (Video Clip)

ĐỨC PHẬT LÀ BẬC Y VƯƠNG
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

 

Do hong ngocTại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông?

Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn)! Trong Phật giáo ta còn thấy có nhiều vị liên quan đến Y dược như Phật Dược Sư, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng… chưa kể các vị mà người thầy thuốc nào cũng cần học các hạnh của họ: tôn trọng (Thường Bất Khinh), chân thành (Dược vương), thấu cảm (Quán Thế Âm). tận tụy (Phổ Hiền)… trong cuộc đời hành nghề của mình.

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học… rồi phải biết đi từ Triệu chứng đến Chẩn đoán, xác định Nguyên nhân rồi tìm phương Trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

 Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh )… biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món ‘thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người, Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc” – tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát- tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh Tham Sân Si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoátgiải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp Nhu Cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học (physical needs) như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm (Danh sắc). Rồi đến nhu càu An toàn (môi trường sống, thiên nhiênxã hội), đến Nhu cầu tình cảm (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…), tiếp đó là Nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là Nhu cầu tâm linh…

Hôm đó có nhiều bác sĩ trẻ, là học trò thân thiết của mình tham dự, mình có lời khuyên các em nên học thêm với bậc Y vương, ngoài cái học trong trường y, chừng đó, em sẽ là một bác sĩ hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người vậy.

BS Đỗ Hồng Ngọc

(Chùa Xá Lợi, 05.3.2016

 











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/09/2016(Xem: 8841)
28/07/2016(Xem: 8973)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.