Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 8

25/09/201511:40 SA(Xem: 6898)
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 8
CHƯƠNG TRÌNH HOA MẶT TRỜI KỲ 8
“HẠNH PHÚC LÀ GÌ?”
với nhà báo Phật tử Hoàng Anh Sướng
(Chùa Hoằng Pháp)

Ngày 02/09/2015 (nhằm 20/08 Ất Mùi), nhân khóa tu Phật thất lần thứ 80, chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 8 với chủ đề: “Hạnh Phúc Là Gì ?”.

Câu chuyện được mở đầu bằng tiểu phẩm ngắn nói về một cô bé đặt ra cho những người xung quanh câu hỏi: “Thế nào là hạnh phúc đích thực?”. Mỗi người trả lời bằng cách nhìn và quan điểm khác nhau. Cuối cùng, nhân vật khách mời trong chương trình xuất hiện như cách thức để trả lời câu hỏi ấy, vì anh là tác giả quyển sách có nhan đề Hạnh Phúc Đích Thực. Đó chính là nhà báo, nghệ nhân trà Việt Nam Hoàng Anh Sướng.

Hạnh phúc là điều nhân loại luôn mải miết kiếm tìm, tất cả mọi người đều mong cầu hạnh phúc nhưng không phải ai cũng dễ dàng có được nó. Rất nhiều quan điểm được đưa ra, có người cho rằng khi đứng trên đỉnh cao của danh lợi, tiền bạc, địa vị,…thì có được hạnh phúc. Vậy là người ta bỏ cả đời để đi tìm hạnh phúc trong tiền tài vật chất. Thế nhưng khi tiền của đã đủ đầy, nhiều người lại hứng chịu những khổ đau thầm kín sau tấm màn nhung của sự giàu sang sung túc.

May mắn được gặp gỡ những bậc thầy tâm linh từ khá sớm, lại được tiếp xúc với nhiều hạng người trong xã hộitính chất nghề nghiệp của mình, nhà báo Hoàng Anh Sướng đã có được những nhận định sâu sắc và đa chiều về bản chất của hạnh phúc cũng như phương thức để xây dựng một đời sống an lạc. Đó là cách sống của nhà thiền: “Nội yên tri phúc”, khi tâm an lành thì đời sống thăng hoa, hạnh phúc chỉ có thể đến khi ta biết điều chỉnh thân tâm cân bằng và tĩnh lặng.

Nhân duyên lành đến với nhà báo Hoàng Anh Sướng khi anh được tháp tùng theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh và Tăng thân làng Mai trong một chuyến hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Chính vào lúc này, anh nhận thức sâu sắc hơn khi được tu tậptìm hiểu về giáo lý đạo Phật, kể từ đó anh trở thành một Phật tử với Pháp danh Tâm Hiểu Thương và đem thông điệp mang tên mình gởi đến mọi người thông qua từng trang giấy. Hạnh phúc lúc này được định nghĩa là an lạc, có an mới có lạc, khi thân và tâm được an thì ta mới có cơ hội tiếp xúc được với hạnh phúc và giúp đỡ những người xung quanh bằng tình thương và sự hiểu biết.

Hạnh phúc không phải do trời ban mà do chính ta tạo dựng. Thực hành lời Phật dạy, chánh niệm tỉnh thức trong đời sống hằng ngày, kiểm soát từng lời nói, ý nghĩ, hành động trong thực tại để điều tiết những cảm xúc sinh khởi. Áp dụng phương pháp ái ngữ và lắng nghe để hóa giải những nội kết, những nỗi khổ niềm đau cho mình và người. Đó là cách thức và con đường mà mỗi người phải tự bước đi để tìm cho mình sự an lạc hạnh phúc.

Trong chương trình, anh cũng đã trình bày sơ lược về nghệ thuật trà đạo của Việt Nam. Từ tình yêu trà và truyền thống gia đình, Hoàng Anh Sướng nối nghiệp cha và ấp ủ khát vọng quảng bá vẻ đẹp của nghệ thuật trà Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Nghệ thuật uống trà của người Việt từng phát triển thịnh vượng trong quá khứ, đó là một nghi thức thiêng liêng, một lẽ “đạo”, một cách tu tâm và là phương pháp kết nối những thành viên trong gia đình cũng như xã hội, nhưng do thời gian và chiến tranh chi phối, nét đẹp văn hóa này bị mất dần theo năm tháng. Anh hy vọng trong tương lai sẽ gầy dựng lại văn hóa uống trà trong truyền thống gia đình Việt Nam.

Sau khi trả lời những câu hỏi trong chương trình, Nhà báo Hoàng Anh Sướng và một vị khách mời đặc biệt là nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã giải đáp những thắc mắc của quý Phật tử.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/09/2016(Xem: 8800)
28/07/2016(Xem: 8933)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.