Ngày 26/04/2016 (nhằm ngày 20/03 Bính Thân) nằm trong chương trìnhtu học của khóa tu Phật thất lần thứ 82, chùa Hoằng Pháptiếp tụcthực hiệnchương trình Hoa Mặt Trời kỳ 10 với chủ đề: “Cây Đời Mãi Xanh”. Nhân vật chính trong chương trình lần này là Phật tửNhà giáo, Tiến sĩVăn học Nguyễn Thị Hậu, pháp danhPhúc Lương Nhã.
Trải qua 9 chương trình, quý Phật tử đã được tiếp xúc với những nhân vật, những con người trong các lĩnh vực như giáo sư, bác sĩ, luật sư, doanh nhân, đạo diễn, diễn viên, ca sĩ… và trong chương trình kỳ này, một nhân vật với một nghề được mệnh danh là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, đó chính là nhà giáo.
Câu chuyện của một cô giáo mà sau này đã trở thànhTiến sĩVăn học Nguyễn Thị Hậu quả thật đã khiến cho người nghe phải cảm động. Đó là một câu chuyện hay với những bài học vô cùngý nghĩa, đặc biệt đối với những người con Phật, đang bước trên con đường tu tập, xiển dương chính pháp.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn của thập niên 70-80 thế kỷ trước, cô không được học như những người bạn đồng trang lứa. Rồi căn bệnh hiểm nghèo, tưởng chừng như sụp đổ hoàn toàntrước mặt, nhưng với khát khao được đến trường, cô đã vượt qua tất cả. Với sự giúp đỡ của người thân, cô đã trải qua những năm tháng học phổ thông đầy vất vả song đầy ý nghĩa. Có lẽ, đây cũng chính là động lực để sau này cô trải lòng mình đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, giống như chính cuộc đời của mình.
Vì sống trong hoàn cảnh khó khăn, việc học rất khó khăn nên cô đã nuôi ý chí làm sao sau này có thể giúp đỡ cho mọi người đều biết đến con chữ. Chính vì vậy, với sự nỗ lực vươn lên không mệt mỏi, cô đã trúng tuyển, học tập và tốt nghiệp trường Sư phạm. Trong hơn 20 năm cống hiến cho ngành giáo dục, cô đã luôn cố gắng vươn lên, mang con chữ đến với tất cả mọi người, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn. Với tình thương của một người giáo viên, thấy mọi người thất học, khổ sở, cô đã làm việc không hề mỏi mệt. Đây quả là tấm lòng của một vị Bồ-tát.
Nhưng đường đời không phải lúc nào cũng trải hoa thơm, đôi lúc cũng có sỏi đá. Chính những lúc đó đã giúp cô tìm đến và giác ngộPhật pháp. Hai hàng nước mắt chảy dài rồi mất niềm tin vào cuộc sống và Phật pháp đã giúp cô vượt qua tất cả, vững tin hơn vào cuộc sống, càng dấn thân nhiều hơn trong việc phụng sự của mình. Sự nhìn nhận, đón nhận tất cả để rồi cảm thông, chia sẻ, trải lòng ở khắp mọi nơi, đến với mọi người, đây là những động lực cho thành công của cô sau này.
Điều quan trọng, Phật pháp đã đưa cô từ một nhà giáobình thường thành một nhà giáoPhật tử. Vì rằng, không chỉ đơn thuần là truyền đạttri thức mà cần nhất là giáo dục nhân cách làm người cho các thế hệ học trò, tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Nếu biết áp dụng một cách uyển chuyển giáo lý vào trong nhà trường chúng ta sẽ xây dựng được một thế hệ tương lai hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần rất lớn vào việc xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, cô cũng chia sẻ vài điều trong việc nuôi dạy con cái, trong giáo lý nhà Phật. Kết thúccâu chuyện của mình, cô đã nhắn nhủ đến quý Phật tử, chúng ta cần tự thắp đuốc lên trong tư duy, giáo lý của đức Như Lai. Mỗi người cần có một tấm lòng như tấm lòng chư Phật, Bồ-tát hướng đến tất cả mọi người. Và cuối cùng, “Nếu là con chim, chiếc lá. Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Ban đạo từ trong chương trình, Thượng tọa Thích Chân Tính đã có lời tán thánPhật tửPhúc Lương Nhã. Bên cạnh đó, Thượng tọa mong rằng tất cả quý Phật tử hãy lấy đó làm bài học cho mình. Là Phật tử, chúng ta phải noi theo tấm gương sáng ngời của đức Phật. Sau khi xuất gia, thành đạocho đến cuối đời Ngài luôn đề cao sự nghiệpgiáo dục lên hàng đầu, khuyến tấn hàng Phật tử phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp, mình đạt đượctrí tuệcần phải giúp cho mọi người cũng đạt đượctrí tuệ như mình. Mỗi người đều là Hoằng Pháp Viên, cần uyển chuyển khéo léo đưa Phật pháp vào từng phương diện trong cuộc sống, giúp cho tất cả mọi người cũng biết đến và tu họcPhật pháp. Có như vậy, chúng ta mới tạo được niềm vui cho bản thân mình cũng như mang niềm vui đến với tất cả mọi người.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.