Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 11: Phật tử Ngô Hùng Phương

30/08/20163:49 SA(Xem: 7487)
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 11: Phật tử Ngô Hùng Phương
HOA MẶT TRỜI KỲ 11 
Doanh Nhân: Ngô Hùng Phương
Chùa Hoằng Pháp - Việt Nam

chuong trình hoa mặt trời 11Ngày 22/08/2016 (nhằm 20/07 Bính Thân), chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời lần thứ 11 với nhân vật khách mời là Doanh nhân Phật tử Ngô Hùng Phương (Pháp danh: Tịnh Phương).

Nhân vật trong chương trình Hoa Mặt trời kỳ này là một doanh nhân thành đạt, ông đang là Tổng giám đốc của Công ty CSC (chi nhánh tại Việt Nam), đồng thời cũng là võ sư môn Aikido, huấn luyện viên trưởng hệ thống Aikido Phú Thọ. Tuy bận rộn, nhưng ông luôn dành cho mình một thời khóa tu tập nhất định trong ngày và dành thời gian nghiên cứu Phật pháp. Nhờ ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, ông đã có những thành công nhất định trong công việc, đồng thời nhận được sự yêu mến của nhiều người xung quanh.

Đầu tiên, ông chia sẻ về những điểm tương đồng giữa Phật giáo và môn võ thuật Aikido (Hiệp khí đạo). Đây là môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản được Ueshiba Morihei (1883-1969) sáng tạo ra, mang những triết lý cao đẹp dựa trên nền tảng yêu thươnghòa hợp. Ngoài ra, môn võ này còn đề cao tính vô ngã, tinh thần bất phân tranh, khích lệ việc chiến thắng bản thân hơn là tranh đua cùng người khác. Khi nhận thấy được sự tương đồng đó, ông đã dẫn dắt những học trò của mình vào đạo Phật bằng một cách thức rất tự nhiên.

Đối với công việc kinh doanh, Phật tử Tịnh Phương đã ứng dụng lời Phật dạy trong việc quản lý hơn 1000 nhân viên. Đối với ông, người lãnh đạo cần có đạo đức, tâm rộng lớn, chính trực, công bằng, hòa nhã, sẵn sàng phục vụ cho người khác. Khi những vấn đề không như ý xảy ra, cần có cái nhìn tương quan, tương sinh về mọi việc để không bị đau khổ hay dính mắc. Tinh thần “Đồng sự” trong Tứ Nhiếp Pháp cần được ứng dụng để tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong công ty.

Khi chúng ta làm việc tận tụy bằng niềm đam mê thì không có thử thách, khó khăn nào không vượt qua được. Trên tinh thần “có đức mặc sức mà ăn”, ông thường xuyên tổ chức những hoạt độngcộng đồng và khuyến khích mọi người cùng tham gia. Chính vì thế, ông trở thành một tấm gương sáng cho đồng nghiệp, bạn bè và những người xung quanh.

Đến chứng minhtham dự chương trình, Thượng Tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, chủ nhiệm chương trình Hoa Mặt Trời cũng đã có những nhận định về chương trình và nhân vật.

Là một Phật tử, điều đầu tiên, chúng ta cần phải học tập Phật pháp, vì có học mới nhận thức đúng, từ đó thực hành đúng. Thứ hai là phải áp dụng lời đức Phật dạy vào sự tu tập của bản thân cũng như trong đời sống, vì học mà không thực hành sẽ không đem lại lợi ích. Điều thứ ba là đem những hiểu biết, những kiến thức mà mình đã học hỏithực hành để hướng dẫn cho mọi người. Phật tử Tịnh Phương đã làm được cả ba việc này, đây là điều rất đáng được tán thán. Những nhân viên trong ông ty đã được Phật tử truyền trao tinh thần từ bi, hỷ xả, bố thí,… tạo nên những thành quả rất to lớn. Trong khi tu học, chúng ta đừng nghĩ đến mình mà hãy vì mọi người. Người con Phật có nếp sống đạo đức sẽ chiêu cảm những người xung quanh hướng đến đời sống thiện lành.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/09/2016(Xem: 8841)
28/07/2016(Xem: 8973)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.