Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông?
Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn)! Trong Phật giáo ta còn thấy có nhiều vị liên quan đến Y dược như Phật Dược Sư, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng… chưa kể các vị mà người thầy thuốc nào cũng cần học các hạnh của họ: tôn trọng (Thường Bất Khinh), chân thành (Dược vương), thấu cảm (Quán Thế Âm). tận tụy (Phổ Hiền)… trong cuộc đờihành nghề của mình.
Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học… rồi phải biết đi từ Triệu chứng đến Chẩn đoán, xác định Nguyên nhân rồi tìm phương Trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…
Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng caosức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh )… biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món ‘thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người, Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc” – tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát- tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh Tham Sân Si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.
Nhìn Tháp Nhu Cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học (physical needs) như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chấtcần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm (Danh sắc). Rồi đến nhu càu An toàn (môi trường sống, thiên nhiên và xã hội), đến Nhu cầu tình cảm (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…), tiếp đó là Nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là Nhu cầu tâm linh…
Hôm đó có nhiều bác sĩ trẻ, là học trò thân thiết của mình tham dự, mình có lời khuyên các em nên học thêm với bậc Y vương, ngoài cái học trong trường y, chừng đó, em sẽ là một bác sĩhạnh phúc cho chính mình và cho mọi người vậy.
Nhân dịp lễ tụng Luật Tạng Pali 10 ngày, trời người hoan hỉ khi hơn 4000 tăng ni và Phật tử từ các nước Đông Nam Á về tham dự, Ni sư TN Giới Hương (Trụ trì Chùa Hương Sen, California, Hoa Kỳ), quý sư cô và Phật tử xa gần đã thành tâm cúng dường tịnh tài và 3000 cuốn kinh do Chùa Hương Sen biên soạn.
Trước đông đảo chư Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng ni và đồng bào Phật tử, lễ tấn phong Trụ trì chùa Bảo Quang đã được long trọng diễn ra vào lúc 11 giờ sáng ngày 2 tháng 12 năm 2023 tại sân trước chánh điện chùa.
Thay mặt nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi xin chia sẻ lời chia buồn sâu sắc đến nhân dân Việt Nam và tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới trước sự viên tịch của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, nhà lãnh đạo lỗi lạc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.