Gương Sáng 7: Bác Sĩ TS. Đỗ Hồng Ngọc

27/12/20162:32 CH(Xem: 11344)
Gương Sáng 7: Bác Sĩ TS. Đỗ Hồng Ngọc

GƯƠNG SÁNG 7: BÁC SĨ TS. ĐỖ HỒNG NGỌC
Ngày 25 tháng 12 năm 2016 tại Chùa Giác Ngộ
Giác Hạnh Hoa tường thuật (Xem video bên dưới)

Đỗ Hồng NgọcThật may mắnhạnh phúc khi các tu sinh được gặp gỡ với một nhân vật mà báo chí đã dành nhiều ngôn từ hoa mỹ để ngợi ca ông. Đó là Bác sĩ, TS. Đỗ Hồng Ngọc, tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn 1969, chuyên khoa Nhi, tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và Giáo dục sức khỏe tại CFES, Paris, nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.HCM, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, Trung tâm đào tạoBồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố.

Mặc dù biết đạo Phật từ nhỏ nhưng chỉ sau biến cố bị tai biến não cách đây gần 20 năm. Khi đó bạn bè ông đã cho ông rất nhiều thuốc nhưng ông biết bệnh của ông cần chữa thuốc gì, bởi thuốc thì trị được chỗ này nhưng lại hại chỗ kia. Ông đi tìm cuốn Bát Nhã tâm kinh  và rất nhiều cuốn kinh sách Phật khác ông đã ứng dụng đạo Phật vào  trong việc chữ trị bệnh và thấy rõ hơn về cuộc sống.

Theo ông Bác sĩ chỉ trị được bệnh đau, không trị được bệnh khổ, còn đạo Phật thì chữa được bệnh khổhoạn nạn. Ông coi đức Phật là một Y vương( ông vua của Y khoa). Ông thường dạy cho các sinh viên Y khoa và nhắn nhủ các em là một người thày thuốc, phải tìm một phương cách chữa trị bệnh tâm, bệnh thân thì mới thành công trong việc điều trị cho người bệnh.

Mọi người không chỉ biết đến ông là một thầy thuốc giỏi, ông còn là một  nhà văn, nhà thơ, nhà viết sách, vẽ tranh. Ông đã có 40 tác phẩm trong đó có 6 đầu sách viết về đạo pháp. Ông cũng giới thiệu đạo Phật và nồng ghép đạo Phật qua các tác phẩm của ông.

Ông cũng cho biết nhân duyên về việc học Y khoa, về sự đam mê viết văn và làm thơ. Ông coi một bên là nghề, một bên là nghiệp.  

Ông cũng khuyên mọi người khi có cơ hội thì các bạn trẻ phải học nhiều môn, ngành nghề, nhưng ông cũng nhắc lại câu ‘’Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’’ tức là vẫn phải giỏi về một nghề, cũng không ai cấm làm bác sĩ mà không được làm thơ. Ông cũng mong rằng các bậc phụ huynh không nên ép buộc con em phải học nghề này, nghề kia mà hãy để các em theo đuổi những nghề mà các em đam mê thì dễ dẫn đến thành công hơn.

Cũng qua MC Xuân Hiếu, qua các câu hỏi trực tiếp của các bạn trẻ, ông cũng rất thoải mái chia sẻ cho các bạn trẻ về sống ảo, sống thử, sống thực về tình dục và giới tính. Theo ông, sống thử, quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn, cách ngừa thai,  nạo phá thai sẽ mang lại rất nhiều nguy cơ mà người phụ nữ  vẫn là người thiệt thòi nhất. Sống thử sẽ mang lại nhiều dằn vặt trong cuộc sống... ông cũng chia sẻ về cách ăn uống đúng cách.

Ông cũng khuyên mọi người không nên lợi dụng quá nhiều về truyền thông mà hãy quyết định tìm những điều hay và những lợi ích của các phương tiện hiện đại để ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Các bạn trẻ cũng rất lý thú khi ông chia sẻ dí dỏm về việc được làm bạn và nói chuyện với những người bạn mấy ngàn tuổi đó là các tác giả  viết các cuốn sách. Theo ông, đọc sách rất lý thú gấp rất nhiều lần xem phim. Đọc sách mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi để mở mang trí tuệtri thức.

Buổi chia sẻ được kết thúc bằng bài thơ do chính ông sáng tác năm 1965 tại một ca đỡ bé sơ sinh với tên gọi:“Thư cho bé sơ sinh” với giọng đọc của chính ông đã nhận được tràng pháo tay vang dội kéo dài của các tu sinh.

 


Bài đọc thêm:
Đỗ Hồng Ngọc


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.