Mỗi Mỗi Đều Hiện Hữu Là Tánh

08/06/20224:49 SA(Xem: 6286)
Mỗi Mỗi Đều Hiện Hữu Là Tánh
MỖI MỖI ĐỀU HIỆN HỮU LÀ TÁNH
TT. Thích Tuệ Hải

Bắt đầu ở phút 1:15:51

“Dùng thần lực trụ vô tánh, vô y.”

Sự thật thì chúng ta chưa thoát khỏi “y tựa,” và “tánh” ở đây là đang muốn nói tới cái gì sẵn đủ, cái gì cố định, cái gì không thay đổi. Vậy bây giờ chúng ta đang thấy có cái gì? Chúng ta đang còn sống đây là chúng ta đang tựa cái mạng của mình. Chúng ta còn hoạt động, còn suy nghĩ là tựa vào cái tâm của mình. Ví dụ là như vậy. Hoặc chúng ta suy nghĩ, hiểu biết là tựa vào kiến thức của mình, nhưng mà kiến thức thực sự là gì? Là tất cả những sự huân tập dựa vào sự học hỏi cả đời của mình. Bây giờ mình có kiến thức cho nên mình có sự hiểu biết hơn người kia một chút. Mình có kiến thức nhiều hơn người kia một chút nghĩa là mình được học nhiều hơn người kia một chút, có kinh nghiệm nhiều hơn người kia một chút. Có kinh nghiệm nghĩa là gì? Có kinh nghiệm nhiều chừng nào thì có nghĩa là sự huân tập nhiều chừng đó. Sự huân tập là sự học hỏi nhiều; vậy học hỏi nhiều thì có nhiều kinh nghiệm. Có nhiều kinh nghiệm thì có nhiều kiến thức, có nhiều kiến thức thì có nhiều ký ức, có nhiều ký ức thì có nhiều chủng tử của sanh tử, chứ có hay ho gì?  Chẳng có hay ho gì!

Nhưng đồng thời, chúng ta cũng có một cái sai lầm khác. Chúng ta thấy có một cái gì đó có sẵn, một cái gì đó cố định, không thay đổi bởi thời gian và không gian… thì chúng ta gọi đó là “Tánh,”  và chúng ta nói chúng ta “trụ ở Tánh” có nghĩa là chúng ta trụ ở chỗ bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Đó là theo cái nghĩa mà mình đã hiểu lâu nay. Thực sự chúng ta chỉ thuần túy hiểu trên mặt ý nghĩa là có một cái gì đó bất sanh, bất diệt chứ chúng ta chưa từng thấy, chưa từng biết được cái đó là cái gì. Sau khi mình học thì mình thấy có cái “Tánh” là cái bất sanh bất diệt, còn cái “tướng” là cái bị sanh diệt. Theo cái nghĩa của “Tánh, tướng” lâu nay là vậy.  

Nhưng ở đây đang muốn nói đến việc không trụ Tánh.” Vì sao? Vì khi mà một người đã thấu hiểu Tự Tánh, hay nói đúng hơn là đã thâm nhập Tự Tánh thì họ chính “là” Tự tánh. Họ chính “là” Tự Tánh chứ không phải họ “nhập” Tánh.

Lúc đầu là có một người “nhập Tánh”, giống như một người rớt xuống biển, như một ví dụ trong ba ví dụ mà tôi đã cho vào năm 1996. Ví dụ thứ nhất là khi một người nhúng tay xuống nước thì mình biết đó là “ướt.” Ướt có nghĩa là “tánh” của nước. Nói tới nước là nói tới ướt. Chứ không phải nước là yên tịnh đâu. Đừng nghĩ là mặt hồ phẳng lặng mới là nước. Nước thì chỗ nào cũng là nước. Trán mình rịn rịn mồ hôi thì cũng là ướt, là nước. Cái gì chạm tới mà ướt thì cái đó là nước. Mình đang chạm tới chỗ nào mà bàn tay mình ướt thì mình biết là mình đang chạm nước. Ướt là “tánh” của nước, chứ không phải cái yên tĩnh, cái rỗng lặng. Ngay cả sóng rất động thì nó cũng là ướt, mà hồ nước rất yên, không động thì nó cũng là ướt.

Cho nên một người “nhận Tánh” là nhận cái ướt, nhận cái tánh của nước là nhận cái ướt thì cũng giống như Tánh của mình chính là cái sẵn đủ, cái rỗng lặng, cái thanh tịnh. Khi nào mình đạt tới cái rỗng lặng thanh tịnh thì coi như mình đạt được Tánh. Như vậy khi mình hiểu cái kia, thì mình cũng sẽ hiểu cái này theo cách đó. Và khi mình hiểu như vậy thì mình cho là mình hiểu được Tự Tánh.  Nhưng xin thưa là không phải!

Chúng tôi ví dụ Tự Tánh giống như cái ướt. Người nào chạm tới chỗ nào đó mà thấy ướt là biết đã chạm nước thì đồng nghĩa với chạm được “tự tánh” của nước. Đầu tiên mình phải biết được điều này. Đó là bước thứ nhất của một người gọi là “nhận Tánh”. Năm 1996 chúng tôi có giảng một bản Kinh và có đưa ra ví dụ này.

Ví dụ thứ hai là người bị “rớt xuống nước”. Như vậy thì toàn thân mình đã bị rớt xuống giữa biển nước rồi. Và tôi còn nói thêm là không những đã rớt xuống mà còn bị chặt cụt tay cụt chân, cho nên không thể bơi lội được nữa, mà toàn thân là nước. Trên cũng là nước, dưới cũng là nước, chung quanh đều là nước. Chỗ nào mình cũng bị thấm ướt hết rồi! Thì đó là giai đoạn thứ hai, tức là mình đã hoàn toànchìm ở trong” Tự Tánh!

Lúc đó là một cách tuyệt đối rồi, mình đâu thể ra khỏi được nữa. Thấy rõ ràng là mình đâu thể ra ngoài khỏi Tự Tánh đó nữa. Không thể ra khỏi Tự Tánh! Thời đó là thời sau năm 1992, chúng tôi đã có làm bài thơ “Về Nhà”:

Nhà xưa nay đã đặt chân
Rỗng rang, trống trải, chẳng chi trong này
Muốn vào, không cửa để vào
Tìm đường thoát khỏi, nghìn đời được đâu!
[1]

Thấy rõ ràng là mình không rời Tự Tánh được nữa! Cái gì nó cũng là Tánh, là Tánh, là Tánh, chứ không phải là tâm nữa! Như vậy ở tầng đó là đang ở tầng thứ hai, nhưng mà như vậy thì vẫn còn cái thân “ở trong” nước.

Vậy thì qua đến giai đoạn thứ ba là phải thực sự “tan biến” thành nước hoàn toàn. Mình thực sự “là” nước. Mình thực sự “là” ướt. Vậy khi đã “là” ướt rồi thì có “trụ” trong ướt không? Không, không có! Chúng ta phải hiểu điều này. Cho nên mới nói là chúng ta không “trụ” trong Tánh.

Khi chúng ta còn có cái thân trong nước, mình thấy là mình không ra khỏi được, mình không rời Tự Tánh được, động dụng gì cũng là Tự Tánh. Dù đi đứng nằm ngồi ngủ thức ăn uống v.v. thì cũng là Tánh, và mình không thể rời Tự Tánh được. Như vậy đã là kinh khủng lắm rồi. Xin thưa là đã kinh khủng lắm rồi, chứ không có đơn giản đâu. Tới tầng đó thì đã là một tầng quá sâu rồi. Nhưng mà vẫn chưa, chưa “thành  nước” thì vẫn chưa phải!

Đến khi nào tất cả đều “là” mình, cây cỏ, lá hoa, trời đất, trăng sao, núi non, cây rừng, tất cả đều “là” mình, không có bất kỳ cái gì “riêng khác” nữa thì lúc đó có nghĩa là thân đã “tan thành nước” một cách tuyệt đối rồi. Thì đó chính  là cái tầng được gọi là triệt ngộ trong nhà Thiền. Tới chừng đó mới được gọi là triệt ngộ!

Khi đã như vậy rồi thì mỗi mỗi đều hiện hữu là Tánh, và như vậy thì cũng không còn “người” trụ Tánh nữa! Nếu có mình trụ Tánh thì đó vẫn còn là hai, nhưng lúc đó thì không còn là hai để trụ nữa. Tóm lại ở đây gọi là lực vô trụ tánh; khi ấy không có Tánh để trụ, vì khi ấy Tánh chính “là” mình, [mình chính“là” Tánh], thì lấy cái gì để trụ?

TT. THÍCH TUỆ HẢI
Hiển Hiện Như Nhiên Thiền Sư
Chùa Long Hương

26/5/2022


**Phụ lục: Bài thơ “Về Nhà” của TT. Thích Tuệ Hải đã được dịch qua các ngôn ngữ Anh, Hoa, Pháp, Tây Ban Nha và Tây Tạng như sau:


VỀ NHÀ
Nhà xưa nay đã đặt chân
Rỗng rang, trống trải, chẳng chi trong này
Muốn vào, không cửa để vào
Tìm đường thoát khỏi, nghìn đời được đâu!

COMING HOME (Anh)
Already stepping inside the old home
Empty hollow, bare, nothing in here
Wanting to enter, there’s no door
Yet, looking for a way to escape would be impossible
even for countless lives!

 

回到家 (Trung Hoa)
已經到了老家
空蕩蕩地  此處無一物

想進去  沒有門
想逃離  就算千年也不可能!

RETOUR À LA MAISON (Pháp)
Déjà de retour dans la vieille maison
Vide de tout, nue, rien là
Voulant y entrer,  aucune porte
Mais chercher à s‘y échapper serait impossible pour un
nombre incalculable de vies!

REGRESANDO A CASA (Tây Ban Nha)
Ya entrando en la vieja casa
Vacía-insustancial, desnuda, nada hay
Queriendo entrar,  no hay puerta
No obstante, buscar una manera de escaper incluso por 
innumerables  vidas  sería  imposible!


ནང་ལ་ལོག་བཞིན་པ (Tây Tạng)
ཁང་པ་རྙིང་པའི་ནང་དུ་སྤོས་ཟིན།

སྟོང་པ་དང་། སྐྱ་ཐེར། འདི་རུ་ཅི་ཡང་མེད།

ནང་དུ་འཛུལ་འདོད་ན་སྒོ་མེད།།

འོན་ཀྱང་བྲོས་བྱོལ་དུ་འགྲོ་བའི་ཐབས་ཤེས་འཚོལ་བཞིན་ཡོད། ཐ་ན་ཚོད་དཔག་བྱེད་ཐབས་
བྲལ་བའི་འཚོ་བའི་ཆེད་དུ་ཡིན། མི་སྲིད་པ་ཞིག་ཡོང་མི་སྲིད།།



[1] Kính trích đoạn lời giảng giải bài “Về Nhà” của TT. Thích Tuệ Hải:
Ý muốn nói là mình nay đã đến căn nhà xưa. Mình đã về được ngôi nhà rồi, nhưng trong căn nhà ấy không có gì trong đó. “Rỗng rang, trống trải, chẳng có chi trong này nghĩa là không có tử không có sanh, không Niết bàn, không chúng sanh, không có Phật, không có Tổ, không phải, không quấy, không đúng, không sai, không buồn thương giận ghét. Một căn nhà rỗng rang mênh mông như vậy! Nhưng “muốn vào thì thực sự là “không có cửa”.  Cho nên mình “muốn” nhập Tánh, mình muốn hòa với Tánh,  hay muốn ngộ Tánh, muốn nhận Tánh... thì tất cả những cái đó đều là một sự đóng bít cho chính mình. Bởi vì còn muốn vào, còn muốn ra, còn muốn tới, còn muốn lui... thì là đóng bít “không có đường” để vào ra! Nhưng “tìm đường mà thoát ra thì “ngàn đời không thể được”! Bởi vì thực sự là mình đã “ở trong đó” từ lâu lắm rồi. Giờ hay ra là mình đã ở trong đó như một đứa bé bị cắt tay cắt chân quăng giữa biển không thể nào ra khỏi biển được. Bài Về Nhà do TT. Thích Tuệ Hải giảng giải bắt đầu ở phút 58:18' trong link Youtube:
https://www.youtube.com/watch?v=IDRm496yIK0&t=2404s

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2020(Xem: 14237)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.