Tánh Thiện Tuyển Tập Thơ

03/09/20183:17 CH(Xem: 8087)
Tánh Thiện Tuyển Tập Thơ

ĐỌC THƠ TÁNH THIỆN
Nguyên Giác

 

tanh thien tuyen tap thoThơ là một thể loại ngôn ngữ gắn liền từ xa xưa với Phật Giáo. Mở bất kỳ một kinh nhật tụng nào, dù truyền thống Nam Tông hay Bắc Tông, bạn cũng sẽ thấy thơ. Đôi khi, kinh nhật tụng là thơ, ngay từ dòng đầu tới dòng cuối. Thơ, hiển nhiên là một phương pháp của đạo.

Thơ là một dạng ngôn ngữ cô đọng, từ rất xưa đã gắn liền với nhà Phật. Kinh Pháp Cú là thơ. Một phần rất lớn trong Kinh Tiểu Bộ là thơ. Trong nhiều kinh khác, sau khi Đức Phật thuyết giảng, Ngài tóm tắt bằng mấy đoạn thơ.

Hãy hình dung một tạp chí Phật giáo, dù in trên giấy hay trên mạng, không có mục thơ.  Có vẻ gì như dị thường, nếu không có thơ. Tương tự, hãy hình dung rằng dân tộc Việt Nam không có ca dao.

Nói như thế, không có nghĩa thơ là đạo. Chỉ có thể nói ngược lại, rằng với người đã hiểu xong ý Đức Phật, dù có lời hay không có lời cũng vẫn tương ưng với đạo. Nơi đó, động hay tịnh, nói hay nín đều tương ưng với giới định huệ.

Do vậy, khi chúng ta đọc kinh nhật tụng mỗi ngày -- mở trang kinh ra, khép trang kinh lại, lời lời là thơ – từng âm vang, kể cả từng khoảng tịch lặng, đều là các nỗ lực tương ưng với giới định huệ

Trong Kinh Ud 5.6, có kể về nhà sư trẻ Sona, học trò của Ngài Maha Kaccayana (tiếng việt thường gọi là Maha Ca Chiên Diên), một lần, sau khi rời hạ, ghé thăm tu viện Anathapindika tại Vườn Jeta, thành Savatthi, được Ngài Ananda sắp xếp nơi ngủ cùng chỗ với Đức Phật. Kinh kể rằng, hầu hết trọn đêm, Đức Phật ngồi ngoài trời, rồi mới rửa chân vào phòng. Nhà sư Sona cũng làm như thế.

Tới gần hết đêm, thức dậy, Đức Phật nói với nhà sư Sona rằng ta muốn nghe ngươi đọc tụng Pháp (I would like you to recite the Dhamma). Kinh kể rằng lúc đó, nhà sư Sona đọc trọn 16 kinh trong Aṭṭhaka Vagga. Đức Phật nghe xong, khen ngài Sona đọc rõ ràng, không sai, làm cho nghĩa minh bạch.

Kinh này cho thấy rằng: Đức Phậtchư tăng thời xưa ngủ ít, sống gần thiên nhiên (phần lớn trong đêm là ngồi ngoài trời); kinh nhật tụng được truyền dạy bằng thơ vì 16 kinh nêu trên là trong thể thơ; khi đọc tụng, phải đọc cho nghe rõ từng chữ, không sai (không ê a khó nghe)…

 

Với truyền thống Phật giáo nhiều ngàn năm sống với thơ như thế, chúng ta dễ hiểu vì sao các nhà sư thường làm thơ.

Thi sĩ Tánh Thiện cũng có một nỗ lực tương tự để tiếp cận với Pháp. Có khi chúng ta thấy anh làm thơ mỗi ngày, hay mỗi tuần. Thơ của anh là thuần về đạo pháp, không bận tâm bàn chuyện đời.

Thơ với Tánh Thiện có vẻ như một pháp thiền, một cách vào định.

Hãy hình dung rằng, khi bạn đi bộ, phải định tâm mới an toàn băng ngang qua một ngã tư, hay ngã sáu. Bạn phải chú tâm tới không gian quanh mình. Xe các loại có thể từ các hướng tới gần. Có lúc nghe tiếng máy xe hay tiếng còi từ sau, từ trước, từ hai bên… Có lúc bạn thấy những xe hay người chuyển động phía trước, phía bên hông… Bạn phải chú tâm từng khoảnh khắc để giữ an toàn, để khỏi bị xe đụng.

Tương tự, khi vượt sông, khi vượt qua cõi ái dục để tới bờ an toàn bên kia… bạn cũng phải định tâm để không bị sóng gió cuốn trôi.

Đối với Tánh Thiện, làm thơ là đối diện với một tự điển nhiều chục ngàn chữ, là lựa chọn chữ để ngợi ca Tam Bảo, để lấy thơ làm hành trang, làm cây gậy chống qua rừng hiểm nạn. Làm thơ không phải băng qua ngã tư, ngã sáu. Làm thơ là băng qua vô số ngã rẽ của ngôn ngữ. Làm thơ, hễ sơ suất, nếu không phạm giới cũng sẽ rơi vào đùa cợt, lẳng lơ. Nhưng Tánh Thiện từng dòng thơ đều là từng bước đi thẳng qua các ngã tư an toàn.

Thơ Tánh Thiện, mỗi bài thường là ba đoạn, thỉnh thoảng có bài bốn đoạn, và thường mỗi đoạn thơ gồm bốn dòng. Thơ anh làm trong nhiều thể loại: lục bát, bốn chữ, năm chữ, tám chữ, song thất lục bát…

Có nhiều cơ duyên để Tánh Thiện làm thơ. Có khi anh viết là để tự nhắc nhở rồi tiến tu  (như trong bài thơ nhan đề Viết Thật Lòng Mình), có khi nói về nguồn vui chia sẻ đơn sơ cuối đời (bài Vui Niềm Hạnh Phúc).

Có khi Tánh Thiện làm thơ để cúng dường, để biết ơn các bậc tiền bối. Như khi anh ngợi ca Hòa Thượng Thích Quảng Đức:

Ngọn lửa từ bi muôn đời luôn rực sáng
Chuyển hoá lòng người đánh mất cả tim gan
Kẻ  chuyên quyền đều ngưỡng kính quy hang
Thân bất động an nhiên trong lửa táp.
(bài Ngọn Lửa Từ Bi).

Hay như khi họa bài “Dòng Tào Khê” của Thầy Nhất Hạnh, Tánh Thiện viết:

Tào Khê dòng nước BIẾT
Hướng về cõi phương Đông
Cuốn trôi dòng sanh tử
Sạch hết chốn bụi trần.

Có khi Tánh Thiện làm thơ để bày tỏ lòng biết ơn các bậc  tôn túc, như với quý ngài Thích Mãn Giác, Thích Trí Tịnh, Tuệ Sỹ, Thích Tâm Ngoạn, Thích Từ Lực, Thích Nguyên Tạng, Thích Tánh Tuệ, Phạm Công Thiện…

Có khi Tánh Thiền làm thơ để bày tỏ đồng cảm với tình thân hữu, như với Tâm Huy Huỳnh Kim Quang, Tâm Thường Định (Bạch Xuân Phẻ)…

Trong một bài phơi phới tuyệt vời có nhan đề “Chỉ Là Cánh Chim Rong” để dâng Thầy Lê Mạnh Thát, nhà thơ Tánh Thiện viết:

Tóc vẫn mọc mà tâm hồn vẫn sáng
Sáng như làn mây trắng mãi thong dong
Ta đến đây chỉ là cánh chim rong
Bay phất phới trên vòm trời sanh tử…

Nhiều đề tài khác cũng trở thành thơ, đối với Tánh Thiện. Như thơ viết trong mùa Phật Đản, viết cho Lễ Vu Lan…

Tánh Thiện viết trong bài “Vu Lan Nhớ Mẹ” những dòng xúc động, như:

Vu Lan nhớ mẹ bao giờ
Dù bao cách biệt hai bờ đại dương
Mẹ là bài hát quê hương
Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều

Thơ Tánh Thiện cũng bày tỏ nỗi lo về quê hương, về lãnh thổ, về Biển Đông. Nhưng tận cùng vẫn là những lời thơ tha thiết khuyến tu.

Như trong các dòng thơ sau, trích:

Tư duy ngồi nghiệm lại
Vạn pháp vốn giai không
Duyên sanh càng như huyễn
Phật pháp một tấm lòng (bài Như Huyễn)

Cuối đời học mãi chưa xong
Duyên sanh diệu hữu pháp không nhiệm mầu
Ta về nhớ Phật ân sâu
Ta về quán chiếu từng câu thấm vào (bài Một Cõi Thong Dong)

Tứ đại chỉ là vay mượn
Cuộc đời tạm bợ mà thôi
Ta chẳng có gì để mất
Lo gì gió cuốn mây trôi (bài Về  Nguồn)

Bao năm ta từng thở
Mà quên hẳn từ lâu
Do sống đời thất niệm
Gây bao nỗi khổ sầu
(bài Hãy Thức Dậy Mà Đi)

Rồi một ngày sẽ đến
Ta về lại chính ta
Như lửa về với lửa
Tất cả rồi cũng qua
(bài Còn Bản Thiền Ca)

 

Thơ Tánh Thiện tuyệt vời như thế. Dễ hiểu, đơn giản, trực tiếp, giàu cảm xúc, không mơ hồ, không phức tạp. Đó là những dòng thơ viết trong truyền thống nhiều ngàn năm của Phật giáo, là lời khuyến tu chân thành của tác giả, là cảm xúc tự nhiên của người con Phật, là những bước đi của ngôn ngữ trên ngàn dặm đường qua sông. 

Và cũng là lời thảng thốt của Tánh Thiện giữa cõi vô cùng tịch lặng: từng chữ bước qua sông.
Nguyên Giác
(Thư Viện Hoa Sen)

pdf_download_2
Tuyển Tập Thơ Tánh Thiện - 5 x 8


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/04/2020(Xem: 4994)
16/04/2017(Xem: 4951)
26/08/2023(Xem: 862)
13/11/2019(Xem: 4881)
01/05/2024(Xem: 286)
20/02/2022(Xem: 2260)
22/04/2020(Xem: 4631)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.