Sở dĩ có các cõi và có các chúng sanh trong các cõi đó là vì nghiệp. Nghiệp là hành động, tức là hành động thuộc thân, khẩu, tâm của chúng sanh. Nghiệp khởi từ một cái thấy sai lầm, “vọng thấy”, “vọng phân biệt”. Vốn không có tự tánh mà thấy lầm là có tự tánh; không chỗ có - vô sở hữu - mà thấy lầm ra có thật; bất khả đắc mà thấy lầm có được và có mất.
Như mây hiện hình sắc Trong ấy không có thật Làm cho người vô trí Nơi ấy sanh mê lầm. Nơi loài súc sanh kia Thọ lấy các thứ thân Như mây trong hư không Hiện ra các sắc tượng. Biết rõ nghiệp như huyễn Chẳng sanh lòng mê lầm Tướng ấy vốn tịch tịnh Là súc sanh tam-muội.
Muốn thoát khỏi nghiệp xấu ác, phải quán thấy thật tướng của nghiệp:
Gây tạo thuần nghiệp ác Và tạo các nghiệp tạp Lưu chuyển cõi Diêm-la Thọ lấy các sự khổ. Thật không cõi Diêm-la Cũng không người lưu chuyển Tự tánh vốn vô sanh Các khổ dường cảnh mộng Nếu quán được như thế Là Diêm-la tam-muội.
Có cõi xấu ác, nơi ấy thọ những sự khổ, cũng là do nghiệp chuyển về cõi ấy. Nhưng thật ra, nghiệp, người thọ nghiệp, cõi để thọ nghiệp… đều vô tự tánh, nên không thật có cõi Diêm-la, không thật có người lưu chuyển, vì tất cả “tự tánh vốn vô sanh, như huyễn, như mộng”. Thấy được như thế là tam-muội, là trụ trong tánh Khônggiải thoát. Còn không thấy được như thế, nghĩa là thấy mọi sự đều có thật, thì như người xưa nói, “Rõ thì nghiệp chướngxưa nay Không; không rõ thì nợ xưa đành trang trải”.
Thiền sư Từ Đạo Hạnh (?-1115) nói, “Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không…” (Tác hữu sa trần hữu - Vi không nhất thiết không…). Một người dù chỉ chứng ngộ được một phần tánh Không, cũng thấy rằng nguyên nhân (Tập đế) khiến chúng sanhlưu chuyển trong ba cõisáu đường là do “lấy không thân làm thân, danh tự giả bịa đặt” (Ca-lâu-la tướng tam-muội), “Pháp vô tác làm tác, gọi là khẩn-nala”, “Trong ấy không có pháp, mà vọng khởi phân biệt, biết rõ phân biệt ấy, tự tánhvô sở hữu, vì tướng ấy tịch tịnh, là ma-hầu tam-muội”. Khổ đau trong ba cõisáu đường như thế chỉ vì hư vọng thấy, hư vọngchấp trước, và hư vọng hành động theo cái thấy mê lầm của mình.
Người thấy chúng sanh khổ đau trong ba cõikhông thật như vậy bèn tự nhiên sanh lòng đại bi. Đại bi là cái tự nhiên sanh một khi đã thấy một phần tánh Không. Đại bi là thấy tất cả chúng sanh vốn ở trong tánh Không mà hư vọng thấy lầm là có thật và tạo tác nghiệp rồi lại cho đó là có thật mà sanh thêm khổ đau. Trong hư không, trong như huyễn, trong cảnh mộng mà chúng sanh lại khóc than và tiếp tục hành động sai lầm để tiếp tục khóc than, thấy như vậy bèntự nhiên có lòng bi. Và người có lòng bi, nguyện ở với chúng sanh để thức tỉnh họ, được gọi là Bồ-tát. Nhưng ở với chúng sanh để giúp đỡ họ là một vấn đề lớn. Sống với chúng sanh là phải sống với tất cả những phiền não của chúng sanh. Làm sao người sống theo những điều tốt đẹp, hướng thượng có thể sống với người bác bỏ những điều tốt đẹp, và người không khổ đau có thể sống với người khổ đau ghê gớm? Làm sao có thể sống với chiến tranh, chém giết, cái xấu ác tràn lan ở một cõi, và những tai nạn xảy ra hàng ngày?
Để có thể sống với chúng sanh và nghiệp quả của chúng sanh, vẫn phải lấy trí huệ soi thấu tánh Không làm sinh mạng cho mình: thấy không có chúng sanh (“cũng không người lưu chuyển”), không chấp thật những nghiệp của chúng sanh (“biết rõ nghiệp như huyễn”), không thấy các khổ là có tự tánh (“các khổ dường cảnh mộng”). Tóm lại, để có thể sống trong sanh tử cùng với chúng sanh, phải thấy ba cõi là vô tự tánh, như huyễn như mộng, chúng sanh là vô tự tánh, như huyễn như mộng, và nghiệp nhânnghiệp quả của chúng sanh là vô tự tánh, như huyễn như mộng. Tánh Không là phương tiện thiện xảorốt ráo của người tu Bồ-tát đạo. Trí huệtánh Khôngvô ngại suốt thông qua ảo tưởng có tự tánh của nghiệp để sanh tửtrở lạivô tự tánh và sanh tửvô tự tánh mới có thể là môi trường an toàn cho lòng bi sống và hoạt động.
* * * Nghiệp do ba phiền nãocăn bản tạo thành là tham, sân, si. Thiền địnhthiền quán cho thấu nguồn tột đáy, thì tham được thấy là:
Tham từ phân biệt sanh Phân biệt cũng chẳng có Vô sanh cũng vô tướng Trụ xứ bất khả đắc. Tánh tham như hư không Cũng không có kiến lập Phàm phu vọng phân biệt Do đó sanh tham nhiễm. Pháp tánh vốn vô nhiễm Thanh tịnh như hư không Tìm cầu khắp mười phương Tánh nó bất khả đắc… Các pháp tự tánh lìa Giống như là Niết-bàn Chư Phật trong ba đời Biết tánh tham là Không Trụ trong cảnh giới ấy Chưa lúc nào lìa bỏ Tự tánh tham như vậy Rốt ráo chứng Bồ-đề
Rõ thấu đều bình đẳng… Vì biết tham không nhiễm Tức là rốt ráo Không Chẳng do diệt hoại tham Mà đạt đượcgiải thoát. Pháp tham trong Phật pháp Bình đẳng tức Niết-bàn Người trí phải nên biết Rõ tham tịch tịnh rồi Nhập vào chỗ tịch tịnh Đó tên tham tam-muội.
Thấy rõ tướng tham “không có tự tánh, bất khả đắc, thật không có sanh, chỉ có danh tự giả…” bèn thấy được tự tánh hay bản tánh của tham là “Không, tự tánh lìa như Niết-bàn, rốt ráo thường thanh tịnh, bình đẳng tức Niết-bàn, pháp tánh vốn vô nhiễm, thanh tịnh như hư không”. Trụ trong bản tánh ấy tức là giải thoát, là tham tam-muội.
Kinh dạy quán thấy sân để trụ trong sân tam-muội như sau:
Do nhân duyênhư vọng Mà khởi lòng giận dữ Không ngã chấp làm ngã Và do tiếng thô ác Khởi lòng sân quá mạnh Giống như là ác độc Âm thanh và giận dữ Rốt ráovô sở hữu. Như xát gỗ ra lửa Cần nhờ sức các duyên Nếu duyên chẳng hòa hợp Thì lửa chẳng thể sanh Biết tánh thanh là Không Sân bèn chẳng còn sanh Sân chẳng ở nơi thanh Cũng chẳng ở trong thân Nhân duyênhòa hợp khởi Rời duyên chẳng sanh được Sân tự tánh không khởi Rốt ráovô sở hữu Tánh sân vốn tịch tịnh Chỉ có nơi giả danhGiận dữ tức Thật tế Bởi nương Chân như khởi Biết rõ như pháp giới Đó gọi sân tam-muội
Sân do nơiâm thanh, phiền não và thân hòa hợp mà có, nhưng sân chẳng ở nơi âm thanh, nơi phiền não, nơi thân. Sân do những nhân duyênhòa hợp mà có, rời nhân duyênhòa hợp thì sân vốn không có: “Sân tự tánh không khởi, rốt ráovô sở hữu”. Tánh sân vốn tịch tịnh, ở trong Thật tếtịch tịnh vì không có ta và người ấy, lại hư vọng chấp vào một cái ngã giả danh mà thành ra sân.
Quan sát thấu đáo thì “giận dữ tức Thật tế”, bởi vì giận từ trong Chân như mà khởi, nên cũng là Chân như, rồi phút chốc tan trở lại vào Chân như.
Thế nào là si tướng tam-muội?
Vô minh [si] thể tánh Không Vốn tự không sanh khởi Trong ấy không chút pháp Có thể gọi là si. Phàm phu nơi vô si Hư vọng sanh lòng si Nơi vô trước sanh trước Giống như gút hư không. Hư không không tích tụ Người ngu từ xa xưa Vọng khởi gút ngu si Mà không chút phần tăng Như người gút hư không Không hề tăng hay giảm Nhóm ngu si nhiều kiếp Không tăng giảm cũng vậy… Si ấy vô sở hữu Không gốc không chỗ trụ Vì gốc chẳng phải có Cũng không si để tận Bởi vì si vô tận Biên tếbất khả đắc Thế nên các chúng sanh Ta chẳng thể làm tận Si giới, chúng sanh giới Cả hai đều vô tướng Chúng đều như huyễn hóa Nên chẳng làm tận được. Si tánh và Phật tánh Bình đẳng không sai khác Nếu phân biệt trong Phật Người ấy ở ngu si Si và Nhất thiết trí Tánh đều bất khả đắc… Si không có biên tế Từ đâu mà sanh được Vì tự tánhvô sanh Tướng cũng bất khả đắc Biết si không có tướng Quán Phật cũng như vậy. Phải nên biết như vậy Tất cả pháp không hai Tánh si vốn tịch tịnh Chỉ có danh tự giả Lúc ta chứng Bồ-đề Thấy rõ si bình đẳng Quán sát được như vậy Đó gọi si tam-muội.
Một người đi con đường Bồ-tát, ngoài việc giải thoát cho chính mình bằng cách quán thấy tánh Không của sanh tử, còn phải ở lại với chúng sanh trong sanh tử để giúp họ giải thoát. Bồ-đề tâm là nguyện đạt đếngiác ngộ (trí huệtánh Không) để cứu độ tất cả chúng sanh (Đại bi). Để chung sống với chúng sanh còn đầy dẫy tham sân si thì phải quán thấy thật tánh của tham sân si và chủ nhân của tham sân si là tánh Không, như huyễn: “Si giới, chúng sanh giới; cả hai đều vô tướng; chúng đều như huyễn hóa; nên chẳng làm tận được”.
Tham sân si đối với chúng sanh thì có sanh, nhưng đối với Bồ-tát thì không có sanh, vô sanh, nên Bồ-tát có thể an ổn trong sanh tử.
Trí huệgiải thoát đi đôi với lòng bi là con đường Bồtát, cả hai hợp nhất với nhau không tách lìa. Trí huệtánh Không đưa tham, sân, si của mình và của vô số chúng sanh về nền tảng của chúng là tánh Không, Niết-bàn, Phật tánh, Chân như. Chính tríhuệ tánh Không có thể làm cho đại biđại nguyện của Bồ-tát không bị chìm đắm trong sanh tử và chúng sanh.
Hơn nữa, với trí huệ và đại bi hợp nhất, vị tu Bồ-tát đạo có thể tiến đến cái thấy biết của Phật (tri kiến Phật) khi đưa toàn bộchúng sanh và sanh tử về lại cội nguồn Phật tánh, Chân như của chúng. Những đoạn kệ trên đều nói đến cái thấy biết của Phật khi Ngài giác ngộ: “Lúc Ta chứng Bồ-đề, rõ thấu đều bình đẳng”; “Lúc Ta chứng Bồ đề, thấy rõ si bình đẳng”, “chư Phật trong ba đời, biết tánh tham là Không, ở trong cảnh giới ấy, chưa lúc nào lìa bỏ”.
Cái thấy biết của Phật là tất cả vũ trụ và chúng sanh đều là Niết-bàn, Chân như. Phật tánh; tất cả đều ở “trong Phật”.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.