Tình Yêu & Hôn Nhân, Pháp Dành Cho Trẻ Em & Thiếu Niên
Ni Sư Thubten Chodron - Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sưhoàn thànhCử NhânLịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sưtrở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles.
Năm 1975, Ni sưtham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tụctu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan…
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sốnghằng ngày của chúng ta và đặc biệtthiện xảo trong việc giải thích chúng bằng những phương cáchdễ hiểu và dễ thực hành đối với người Tây Phương. Ni Sưnổi tiếng với những bài Pháp đầy ý nhị, hài hước, chân tình và rõ ràng.
Chúng tôi xin giới thiệu một bài như thế dưới đây:
Hỏi: Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân?
Tình yêu thường bị hoen ố bởi lòng vị kỷ, đó là lý do tại sao nhiểu cuộc hôn nhânkết thúc bằng cách chia tay, ly dị. Khi người ta yêu vì một hình ảnh mà họ tạo ra cho đối tưọng, chứ không phải là một con người thực, thì nhiều mong đợihão huyền sẽ phát sinh. Thí dụ, nhiều người Tây phương đòi hỏi một cách vô lý rằng người bạn tình của họ sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu tình cảm của họ. Nếu có ai đó đến trước chúng ta và nói rằng, “Tôi muốn bạn phải luôn tế nhị đối với tôi, luôn hỗ trợ tôi, hiểu tôi dù tôi có làm gì, và thỏa mãn mọi nhu cầu tình cảm của tôi”, thì chúng ta sẽ nói gì? Dĩ nhiên, chúng ta sẽ bảo với họ rằng chúng ta chỉ là một cá nhân với nhiều giới hạn, họ đã tìm lầm người! Ngược lại, chúng ta cũng nên tránh những đòi hỏi không thực tế đối với người thương của mình.
Mỗi cá nhân có những nhu cầu tình cảm và ước muốn khác nhau. Do đó, chúng ta cần có những người bạn và thân quyến khác nhau để chia sẻ, tâm sự. Ngày nay, vì con ngườithường xuyêndi chuyển, nên chúng ta có thể phải khó nhọc hơn khi muốn phát triển những mối thâm tình vững bền, dài lâu, nhưng làm được vậy thì các mối liên hệ nồng cốt sẽ được thắm thiết hơn.
Để duy trì một mối quan hệ tình cảm mà chỉ có tình yêu lãng mạn không thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần thương yêu người khác như một con người và như một người bạn. Sức hút tính dục trong tình yêu không đủ làm cơ sở để thiết lập một mối liên hệ lâu bền. Sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu, cũng như trách nhiệm và lòng tin cậy lẫn nhau, cũng cần được vung trồng.
Thêm nữa, bản thânchúng ta còn chưa thực sự hiểu mình, huống hồ người khác. Người khác đối với chúng ta còn huyền bí, khó hiểu hơn nữa. Vì thế, chúng ta chẳng bao giờ nên có định kiến, với một thái độthờ ơ mà mong rằng chúng ta biết tất cả về đối tưọng của mình vì đã bên nhau quá lâu. Nếu chúng taý thức được rằng người thương của mình vẫn là một huyền bí, chúng ta sẽ tiếp tụcquan tâm, có hứng thú tìm hiểu về họ. Sự quan tâm đó là chìa khóa của một mối quan hệ lâu bền.
Hỏi: Bạn trai của tôi đã quyết định chấm dứt mối quan hệ 5 năm dài của chúng tôi hồi năm ngoái, dầu tôi đã cố gắng hết sức để cứu vãn nó. Sự kiện này đãảnh hưởng trầm trọng đến tôi. Tôi vẫn còn bị thương tổn và rất buồn phiền. Sau khi chúng tôi chia tay, anh ấy chỉ liên lạc với tôi khi cần được giúp đỡ. Tôi vẫn còn nặng tình với anh nên chẳng bao giờ từ chối điều gì anh ấy yêu cầu. Khi còn chung sống, tôi đã cho anh ấy và gia đình anh mượn số tiền $20,000 đô-la vì họ thường túng thiếu. Nhưng những hy vọng của tôi lần nữa lại bị tan tành khi anh ấy nói với tôi rằng anh đã có người mới. Điều này khiến tôi thêm trầm cảm, thiếu tự tin trong quyết định vàbi quan hơn về cuộc đời. Lần nữa tôi bị tổn thương trầm trọng trước thông tin này.
Tôi thực sự không hiểu tại sao anh ấy còn nhờ tôi giúp đỡ khi không còn tình cảm đối với tôi nữa. Anh ấy không có thu nhập ổn định nhưng số tiền anh ấy nợ là tiền tôi phải khổ nhọc tạo ra. Gia đình tôi cũng không giàu có; tôi đã phải tiết kiệm từng đồng xu để giúp đỡ anh ấy, với hy vọng một ngày nào đó anh có thểđem lại hạnh phúc cho tôi.
Xin hãy giúp tôi tìm ra một giải pháp tối ưu. Tôi đã làm tất cả những điều có thểđể duy trì mối quan hệ này. Tôi chỉ muốn tìm một người bạn tình để lập gia đình nhưng dường nhưđể biến giấc mơđó thành hiện thực quá khó đối với tôi.
Hãy soi đường cho tôi để tôi có thểđược hạnh phúc trong cuộc sống. Cảm ơn.
Chào Bạn,
Rất tiếc khi nghe những vấn đề của bạn. Tất cả đều do luyến ái và chấp chặt. Luyến áidựa trên việc phóng đại các đức tính tốt của ai đó; tâm bạn đã vẽ ra một hình ảnhhào nhoáng, không thật về người bạn tình đó. Hãy nhận chân bản chất thực sự của người đó: một chúng sinhmê lầm do vô minh, sân và luyến áichế ngự. Người đó khó thể mang đến cho bạn hạnh phúc. Chỉ có bạn mới làm được điều đó cho mình.
Làm sao để có thể tự mang hạnh phúc đến cho bản thân? Hãy ý thức rằng bạn là một con ngườitrọn vẹn. Bạn không cần một người tình để thấy mình trọn vẹn, đầy đủ. Bạn có nhiều đức tính thiện lành mà bạn có thể sử dụng để đem lại lợi ích cho chúng sinh. Thay vì chỉ quan tâm đến hoàn cảnh của bản thân, hãy quan sáthoàn cảnh của kẻ khác –kẻ khác ở đây không ám chỉ người đàn ông kia, mà là tất cả những người bạn luôn nhìn thấy quanh mình. Hãy nhìn nhận họ đã tử tế với bạn biết bao; hãy mỉm cười đáp trả, tử tế lại với họ. Hãy làm gì đó để giúp họ. Hành động từ bi là liều thuốc thần kỳ để chữa lòng tự thương hại.
Người bạn tình kia đã lợi dụng bạn khi hỏi mượn tiền bạn, và bạn đã không khôn ngoan ngăn chặn điều đó. Hãy buông anh ta ra và sống một cuộc sống hạnh phúc.
Quyển sách Luyện Tâm (Taming the Mind) của tôi đề cập đến vấn đề làm sao để có một mối quan hệ lành mạnh khá nhiều. Bạn có thể đọc thêm trong sách đó.
Chúc bạn mọi điều tốt lành.
Hỏi: Trong cuộc sống gia đình, Phật giáo có thể giúp được gì?
Gia đình sống hòa thuận là điều rất quan trọng, trong khi ly dị là bi kịch cho người lớn lẫn trẻ em. Nếu người lớn xem mục đích chính của hôn nhân là dục lạc, thì việc tranh cãi, đổ vỡ trong gia đình sẽ dễ dàng xảy ra hơn. Ngay khi người ta không nhận được nhiều khoái lạc như họ muốn, thì bất mãnh phát sinh, tranh cãi theo sau, rồi gia đình đổ vỡ. Nhiều người tiếp tục tìm đến với nhiều bạn tình khác, nhưng vẫn không thể thấy thỏa mãn. Đây là một chứng cứ hiển nhiên cho thấy việc bám víu vào dục lạccá nhân chỉ mang lại khổ đau cho bản thân và cho người.
Nếu cả hai xem Phật pháp là tâm điểm trong mối quan hệ của họ, thì mối liên hệ đó sẽ dễ thành công hơn. Đó là, cả hai, đều quyết định sống có đạo đức và phát triển tình thương đối với tất cả chúng sanh không phân biệt. Nhờ đó họ sẽ giúp đỡ nhau tu tập và phát triển. Thí dụ, khi một người bắt đầu chán nản hay lơ là việc thực hành, thì người kia có thể bằng sự khuyến khích nhẹ nhàng hay thảo luận cởi mở để giúp bạn mình trở lại đúng đường. Nếu có con cái, họ có thể dàn xếp với nhauthời gian nào dành cho việc hành thiền yên tĩnh, thời gian nào dành cho con cái.
Mặc dầu việc nuôi dưỡng con cái rất tốn thời gian, nhưng các bậc cha mẹ không nên xem đó là chướng ngạicản trở việc thực hành Pháp. Qua con cái, họ có thể học được nhiều điều về bản thân. Cả cha mẹ lẫn con cái có thể giúp đỡ nhau vượt qua những thách thức trong vai trò làm cha mẹ trong ánh sáng của những giá trịPhật giáo.
Ảnh hưởng bởi những khuynh hướng đương đại trong tâm lý học, nhiều người kết luận rằng những vấn đề của họ là do những gì họ phải trải qua ttrong thời thơ ấu. Tuy nhiên, nếu người ta nói thế với thái độ trách móc – “Tôi có vấn đề vì những gì cha mẹ đã gây ra khi tôi còn nhỏ”—nó sẽ khiến cha mẹcảm thấy có lỗi và sợ rằng ngay chính họ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến con cái, khi họ lập gia đình. Cảm giáclo lắng này khó thể đưa đến một phương cách dạy con tốt hay có lòng từ bi đối với bản thân. Xem thời thơ ấu của mình như là một căn bệnh mà chúng ta phải chữa trị chỉ đem lại tai hại cho ta cũng như con cái chúng ta.
Mặc dầuchúng ta không thể bỏ qua những ảnh hưởngtai hại trong thời thơ ấu, nhưng chúng ta cũng không nên quên những lợi lạc, sự tử tế mà gia đình đã trao tặng ta. Dầu hoàn cảnh của chúng ta có như thế nào trong thời gian ta trưởng thành, chúng ta cũng là người nhận được rất nhiều sự tử tế của bao người. Nhớ được điều này, chúng ta sẽ tự nhiêncảm thấymang ơn những người đã giúp đỡ chúng ta. Được như thế, chúng ta cũng có thể trao truyền lòng tử tế, sự quan tâm chăm sóc xuống đến cho con cháu chúng ta.
Hỏi: Tôi có con nhỏ. Làm sao tôi có thể ngồi thiền hay tụng kinh buổi sáng khi chúng cần tôi chăm sóc?
Có cách là thức dậy sớm hơn các con của bạn. Cách khác nữa là kêu con bạn cùng ngồi thiền hay đọc kinh với bạn. Có lần tôi ở lại nhà anh trai. Cháu gái của tôi, lúc đó khoảng sáu hay bảy tuổi gì đó, thường vào phòng tôi, vì hai chúng tôi dậy sớm nhất trong nhà. Khi đọc kinh hay hành thiền, tôi giải thích với cháu rằng đây là khoảng thời gian tôi thường im lặng và không muốn bị quấy rầy. Cháu vào phòng, đôi khi ngồi vẽ. Có lúc thì ngồi vào lòng tôi. Nhiều lúc cháu bảo tôi hát cho cháu nghe, nên tôi xướng tụng các kinh chú. Cháu thật sự thích thú và không làm phiền đến tôi chút nào.
Được nhìn thấy cha mẹ mình ngồi yên và trầm lặng, điều đó rất tốt cho con trẻ. Trẻ sẽ nghĩ rằng chúng cũng làm được như thế. Nếu cha mẹ luôn tất bật, chạy lên chạy xuống, nói điện thoại, căng thẳng hay nằm vật vạ trước máy truyền hình, thì con cái cũng làm giống như thế. Đó có phải là điều bạn muốn cho con cái không? Nếu bạn muốn con mình học cách ứng xử hay có thái độ như thế nào, chính bạn cũng phải thực hành như thế. Nếu không, con cái bạn biết học hỏi ở đâu? Nếu bạn quan tâm đến con cái, hãy quan tâm đến bản thân và chánh niệm để có một cuộc sống lành mạnh, yên ổnvì lợi ích của con cái cũng như của chính bạn.
Bạn cũng có thể dạy con cách dâng cúng Phật và cách học thuộc lòng các câu kinh chú đơn giản. Có lần, tôi ở với bạn gái và cô con gái ba tuổi của cô. Mỗi sáng khi chúng tôithức dậy, cả ba đều lạy Phật ba lạy. Sau đó, cô bé sẽ cúng Phật -một cái bánh hay vài trái cây- và đức Phật cũng cho lại bé một cái bánh hay cây kẹo. Điều này rất tốt cho đứa trẻ, vì mới chỉ lên ba nhưng bé đã thiết lập được một mối liên hệtốt đẹp với hình ảnh Phật, đồng thời cũng học được tính độ lượng và biết chia sẻ. Khi bạn tôi dọn dẹp nhà cửa, làm các thứ lặt vặt hay đi đây đi đó với con gái, hai mẹ con sẽ cùng nhau vừa làm vừa trì chú. Cô bé rất thích những giai điệu trầm bổng của các kinh chú. Điều này cũng giúp cô bé biết khi cô sợ hãihay giận dữ, nếu cô trì chú thì cô sẽ bình tĩnhtrở lại.
Hỏi: Phật pháp có thể giúp gì cho trẻ em? Làm thế nào để dạy Phật pháp cho trẻ em?
Giáo lý của đức Phậtcăn bản là để dạy ta tránh làm hại người khác và giúp đỡ người khác càng nhiều càng tốt. Đây là những giá trị mà các bậc cha mẹ -dù là Phật tử hay không- đều muốn dạy dỗ cho con cái để chúng có thể sống hòa thuận với người. Vì trẻ em phần lớn học theo gương người lớn, nên cách tốt để cha mẹ dạy con cái các phẩm hạnh là tự họ phải sống như thế. Dĩ nhiên, điều này không phải luôn dễ dàng! Nhưng nếu cha mẹthực hành tốt điều đó thì con cái họ sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ đó.
Được lớn lên trong một gia đìnhPhật giáo rất có ích cho trẻ em. Nếu trong gia đình có bàn thờ Phật, con cái có thể giử vệ sinh bàn thờ và dâng cúng hoa quả. Cô bạn tôi và đứa con gái ba tuổi của cô mỗi sáng đều lạy ba lạy trước bàn thờ Phật. Cô bé sau đó dâng cúng lên Phật –bánh trái- và người mẹ cũng lấy trên bàn thờđức Phật cho lại bé cái bánh hay viên kẹo (thường là phẩm vật cúng ngày hôm trước). Cô bé rất thích nghi thức này.
Con trẻ thích âm nhạc, và sự trầm bổng của những lời kinh, câu chú và các bài hátPhật giáo có thể thay thế những bài hát và lời ru thông thường. Nhiều bậc phụ huynh đọc các bài chú cho con nghe khi đứa trẻ quấy hay bù ngủ, thì đứa trẻ phản ứngtích cực đối với những cái lắc ru nhẹ nhàng. Trong một gia đình khác mà tôi biết, trước khi ăn cậu con trai năm tuổi của họ sẽ là người xướng kinh. Đây là những phương cáchđơn giản nhưng hữu hiệu để giúp cho cha mẹ và con cái chia sẻ cuộc sống tâm linh.
Các gia đìnhPhật tử cũng có thể họp mặt nhau mỗi tuần hay mỗi tháng để cùng nhau tu học. Thay vì chỉ dẫn con đến trường học đạo và để người khác dạy chúng, thì việc cùng nhau thực hành sẽ mang đến cơ hội để cha mẹ và con cái với thời khóa biểu bận rộn của mình vẫn có thể trải qua những khoảng thời gianyên tịnh bên nhau. Ngoài raviệc làm này cũng giúp các gia đình có thể gặp gở và hỗ trợ lẫn nhau. Một số hoạt động có thể chuẩn bị cho trẻ như là tập các bài hátPhật giáo, các bài kinh chú, học lạy Phật và dâng cúng phẩm vật trên bàn thờ, và tập thiền quán niệm trong một thời gian ngắn.
Cha mẹ và con cái ở tuổi đi học có thể chơi đóng tuồng với nhau, tạo ra những hoạt cảnh trong đó tất cả các nhân vật chỉ nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình hơn là của người khác, sau đó lặp lại vở tuồng với một trong những nhân vật nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Các hoạt động như thế dạy các em cách giải quyếtvấn đề và giúp chúng thấy được kết quả của những hành động khác nhau. Các gia đình cũng có thể đến các chùa và trung tâmPhật giáo ở trong cộng đồngvới nhau.
Đọc các sách về Phật giáo của trẻ em và xem các video về Phật giáo là những hoạt động khác mà cha mẹ có thể chia sẻ với con cái. Có rất nhiều phim hoạt hình về cuộc đời của Đức Phật và nhiều sách Phật giáo dành cho trẻ em. Thảo luận một cách thân mật với trẻ em vừa có tính giáo dục, vừa mang lại không khí vui vẻ, và cha mẹ sẽ khá ngạc nhiên khi thấy con cái họ cởi mở như thế nào đối với những quan niệm như là tái sinh, nghiệp, và lòng từ bi đối với thú vật.
Nhiều cha mẹthan phiền, “Con tôi không thể ngồi yên!” Tôi đoán là những đứa trẻ này cũng ít khi thấy cha mẹ chúng ngồi yên! Khi con trẻ thấy người lớn ngồi một cách yên lặng, chúng sẽ nghĩ là chúng cũng có thể làm thế. Đôi khi khoảng thời gian yên tĩnh của cha mẹ có thể chia sẻ với con cái mình. Thí dụ, đứa trẻ có thể ngồi trên đùi cha mẹ khi họ đọc kinh. Lúc khác, khi hành thiền có thể cha mẹ không muốn bị quấy rầy, và con cái phải biết tôn trọngý muốn được yên tĩnh của cha mẹ.
Đối với trẻ vị thành niên thì tổ chức thảo luận nhóm sẽ tốt hơn. Người lớn có thể điều khiển một buổi thảo luận về tình bạn hay những đề tài liên quan đến tuổi vị thành niên khác. Điểm đặc biệt của Phật giáo là giáo lý của Phật có thể áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Con cái càng thấy sự quan trọng của những giá trịđạo đức và tình thương yêu trong cuộc sống của chúng, thì chúng càng tôn trọng những đức tính này hơn. Có lần tôi điều khiển một cuộc thảo luận nhóm cho hai mươi thanh thiếu niên về sự quan hệ giữa trai gái. Mỗi em đều lần lượt bày tỏ ý kiến, và mặc dù chúng chỉ nói về cuộc đời và tình cảm của chúng, nhưng có rất nhiều Pháp trong những điều chúng nói. Thí dụ, chúng nêu ra sự quan trọng của việc sống có đạo đức. Là người điều khiển, tôi không có dạy hay giảng Pháp. Tôi chỉ lắng nghe và tôn trọng những điều chúng nói. Sau đó một vài em đã đến nói với tôi, “Đây là lần đầu tiên chúng con nói những chuyện này với một sư cô!” Không chỉ là chúng có thể nói một cách cởi mở về một đề tài nhạy cảm trước sự chứng kiến của một người lớn, nhưng chúng cũng hiểu rằng các vị thuộc tôn giáo cũng ý thức và thông cảm với nhũng mối quan tâm của thanh thiếu niên. Hơn nữa, chúng cũng thấy những gì là quan trọng trong cuộc đời của chúng.
Hỏi: Là một người thầy tôi có thể dạy con cái hành thiền như thế nào?
Dạy con cái làm thế nào để tử tế với người khác sẽ giúp cho cá nhân đứa trẻ nói riêng và xã hội nói chung. Bạn có thể nói về một số những đề tài này trong các câu truyện với con cái, mà không cần gọi đó là Phật giáo. Nhiều điều Phật dạy không thuộc về tôn giáo chút nào. Chúng chỉ là những ý thứcđơn giản, và như thế bạn có thể dễ dàng thảo luận chúng với con cái hay những người không phải là Phật tử. Thí dụ, không có gì thuộc tôn giáo khi ta quán sáthơi thở của mình. Không quan trọng dầu bạn là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo hay Phật giáo – ai cũng thở. Do đó, bạn có thể dạy con cái hành thiền quán sát hơi thở và tĩnh lặng tâm chúng. Thời gian hành thiền chỉ cần ngắn thôi để chúng có được kinh nghiệm đáng nhớ.
Bạn có thể nói với chúng về lòng tử tế của người khác và sự tương quan giữa mọi ngườivới nhau. Con trẻ không cần phải luôn nghe về những cuộc chiến mà tổ tiên chúng đã tham dự. Chúng cũng có thể học cách hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của nhóm. Trong một lớp xã hội học, bạn có thể bàn thảo về cách người ta có thể làm thế nào để giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội và bạn có thể yêu cầu các em kể những câu chuyện về việc chúng đã giúp đỡ ai và ai đã giúp đỡ chúng như thế nào. Với các thanh thiếu niên, bạn có thể xen lồng trong một lớp học về tâm lý, những phương cáchgiải quyết của Phật giáo trong các vấn đề tình cảm. Điều này sẽ chỉ bày cho chúng phương cách để đối mặt với tình cảm một cách lành mạnh và giải quyết bất cứ đau khổ hay tai hại nào mà chúng đã trải qua trong quá khứ.
Có lần tôi được mời đến nói chuyện ở một trường trung học. Tôi nói về các vấn đề tình cảm, mối liên hệ với cha mẹ, và những ước vọng. Các em thật sự cởi mở và chúng tôi đã có một cuộc thảo luận khó tưởng tượng về sân. Chúng đã tìm được một người lớn mà chúng có thể nói về những sân hận của mình mà không sợ bị phán đoán. Ngay chính cô giáo của chúng cũng phải ngạc nhiên khi thấy các học trò của mình cởi mở, chân thật và nhạy cảm như thế nào.
Hỏi: Làm thế nào để hướng dẫn trẻ em hành thiền?
Trẻ em thường tò mò khi thấy cha mẹ của chúng hằng ngày hành thiền. Đây có thể là cơ hội để dạy chúng hành thiền quán sát hơi thở một cách đơn giản. Trẻ em thường thích ngồi yên lặng bên cha mẹtrong khoảng năm hay mười phút. Khi sự chú tâm của chúng giảm, chúng có thể nhẹ nhàng đứng dậy và qua phòng khác trong khi cha mẹtiếp tục hành thiền. Nếu cha mẹcảm thấy việc này làm phiền mình, họ có thể thực hiện việc hành thiền hằng ngày một cách kín đáo và hành thiền chung với con cái ở một lúc khác.
Trẻ em cũng có thể tập thiền bằng cách mường tượng (visualization). Phần lớn trẻ em thích giả bộ và có thể dễ dàng mường tượng sự vật. Cha mẹ có thể dạy con cái nghĩ tưởng đến Đức Phật làm bằng ánh sáng. Sau đó, khi ánh sáng toả ra từ Đức Phật đến chúng và tất cả những người quanh chúng, chúng có thể trì tụng kinh chú. Nếu đứa trẻ có bạn, người thân, hay thú cưng bị bệnh, hay một người bạn có vấn đề, đứa trẻ có thể đặc biệt nghĩ đến người đó và mường tượng rằng Đức Phật chiếu ánh sáng đến bạn nó. Bằng cách đó trẻ em tăng trưởngtâm từ bi và cảm thấyquan tâm trong việc giúp đỡ những người mà chúng thương yêu.
Hỏi: Nếu con cái chúng tôi không quan tâm đến Phật giáo thì sao? Chúng tôi có nên cho phép chúng đi nhà thờ với bạn chúng không?
Không nên áp đặt tôn giáo đối với ai. Nếu con cái không quan tâm đến Phật giáo, cứ để chúng tự nhiên. Chúng vẫn có thể học làm người tử tế như thế nào bằng việc quán sátcách cư xử và hành vi của cha mẹ.
Bạn bè thường rủ nhau đi nhà thờ. Vì chúng ta sống trong một xã hộiđa văn hóa, đa tôn giáo, để con cái được biết về các truyền thống khác khi đi lễ ở nhà thờ hay chùa với bạn bè cũng là điều tốt. Khi điều đó xảy ra, chúng ta cần chuẩn bị cho con cái bằng cách nói cho con biết là người ta có những niềm tin khác nhau, vì thế việc tôn trọng và chấp nhậntôn giáo của nhau là điều quan trọng. Con cái của chúng ta cũng có thể mời bạn đến các trung tâmPhật học hay các hoạt độngtôn giáo, qua đó tạo sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Hỏi: Các Trung tâm tu học thường có nhiều chương trình dành cho người lớn, nhưng không có chỗ giử trẻ, thì chúng tôi phải làm sao?
Các trung tâmtu họcdần dần cần mở rộngphạm vihoạt động. Các thành viên có con cái có thể họp lại để bàn cách thực hiện điều đó, theo những gì gợi ý ở trên. Sau đó họ có thể tổ chức các hoạt động cho gia đình hay cho trẻ tại các trung tâm.
Hỏi: Làm thế nào để quan hệ tốt với con cái, nhất là khi chúng bước vào tuổi vị thành niên (teenagers)?
Có được mối liên hệ cởi mở đối với con cái ở độ tuổi mới lớn rất quan trọng. Điều này phụ thuộc vào cách cha mẹ đã đối xử như thế nào với chúng khi chúng còn nhỏ. Và cách đối xử này, ngược lại, tùy theothời giancha mẹ dành cho con cái cũng như có thái độtích cực đối với chúng như thế nào. Khi cha mẹ luôn bận rộn, họ thường coi con cái là gánh nặng –một công việc khác phải đảm nhiệm trước khi họ đổ gục sau một ngày làm việc mệt nhọc. Con cái cảm nhận được điều này, thường cócảm giác là cha mẹ không quan tâm đến mình hay không có thời gian dành cho mình dầu sự thật không phải thế. Cần khẳng định điều gì là ưu tiên trong vấn đềthiết lập một mối quan hệ tốt đẹp với con cái. Điều này có thể có nghĩa là chấp nhận một công việc với lương thấp nhưng không phải làm nhiều giờ hay từ bỏ việc thăng chức có nhiều tiền hơn cho gia đình nhưng phải chịu nhiều áp lực hơn và ít thời gian ở nhà hơn. Đối với con trẻ, tình thương yêu quan trọng hơn những sở hữuvật chất. Chọn công việc có nhiều tiền hơn dầu mất đi những mối liên hệ tốt trong gia đình có nghĩa là sau này chúng ta có thể phải bỏ nhiều tiền hơn cho trị liệu và tư vấn cho cả hai cha mẹ và con cái!
Hỏi: Con cái có cần phải được rèn kỷ luật? Làm sao thực hiện điều đó mà tâm không sân?
Con cái thường tạo cho chúng ta những cơ hội tốt nhất –mà cũng khó nhất- để thực hành kham nhẫn! Vì lý do đó, các bậc cha mẹ thường được khuyên phải biết những phương cáchđối trị sân giận mà đức Phật đã dạy. Kham nhẫn không có nghĩa là để mặc con cái muốn làm gì thì làm. Thực ra, làm thế là ác với con cái, vì điều đó khiến chúng sinh ra những tật xấu, khiến chúng khó hòa hợp với người khác. Con cái cần sự hướng dẫn và các giới hạn. Chúng cần phải biết hậu quả của những cách cư xử khác nhau, và cách phân biệt để biết điều gì phải thực hành và điều gì cần buông bỏ.
Hỏi: Biết chấp nhận, biết bằng lòng là một nguyên tắc cốt yếu trong Phật giáo. Làm thế nào chúng tôi có thể dạy cho con cái điều này?
Thái độ biết chấp nhận giúp chúng ta thấy an vui với cuộc sống hơn và trải nghiệm được nhiều thoải mái hơn. Tôi nghĩ một trong những lý do khiến trẻ con không biết bằng lòng, không biết chấp nhận là vì chúng được có quá nhiều lựa chọn trong các dục lạc. Từ nhỏ, chúng đã được hỏi: “Con uống nước táo hay nước cam?” “Con muốn xem đài này hay đài kia trên TV?” “Con muốn loại xe đạp này hay loại kia?” “Con muốn món đồ chơi màu đỏ hay màu xanh?” Trẻ em –còn chưa nói đến người lớn—trở nên lúng túng khi dồn dập có quá nhiều lựa chọn. Thay vì tập bằng lòng với bất cứ thứ gì mình có, chúng luôn buộc phải nghĩ, “Thứ nào sẽ đem lại cho tôi hạnh phúc hơn? Tôi còn cần gì thêm nữa để được hạnh phúc?” Điều này làm tăng thêm tâm tham và si. Để sửa đổi điều này không có nghĩa là cha mẹ phải trở nên độc đoán. Thay vào đó, cha mẹ nên tránh đặt nặng những vấn đề này trong gia đình. Dĩ nhiên, điều này còn tùy thuộc vào việc cha mẹ có thay đổi thái độ đối với các dục lạc và sở hữuvật chất. Nếu cha mẹ biết vung trồng tính chấp nhận, con cái của họ sẽ thấy dễ dàng hơn khi làm theo.
Hỏi: Con cái ở tuổi vị thành niên thường về nhà không đúng giờ giấc. Là cha mẹ, tôi biết mình không kiểm soát được chúng, nhưng làm sao để tôi không tự trách rằng đó là hậu quả của những hành động thiếu trách nhiệm của mình?
Là cha mẹ, bạn đã nuôi con cái từ lúc chúng không biết gì, phải hoàn toàndựa vào bạn. Lúc đó, bạn chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh trong cuộc sống của đứa trẻ. Nhưng khi con bạn đã lớn, trở nên tự lập hơn, chúng dần dần nhận lãnh trách nhiệm và bạn không còn phải chịu trách nhiệm cho mọi khía cạnh trong cuộc đời của con. Biết buông bỏ cũng là một thử thách trong vai trò làm cha mẹ.
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình được hạnh phúc, không phải khổ. Vì thế bạn dạy chúng những kỹ năng để đối phó với mọi hoàn cảnh. Nhưng bạn không thể theo chúng suốt đời để bảo vệ chúng khỏi khổ đau. Điều đó là không tưởng, và cũng khá đau đớn nữa! Bạn có muốn đi theo canh chừng con suốt 24 tiếng một ngày không? Cha mẹ của chúng ta cũng muốn chúng ta được hạnh phúc, nhưng họ cũng phải để chúng ta sống cuộc đời của mình. Họ đã dạy chúng ta các kỹ năng, nên dẫu chúng ta có làm bao lầm lỗi, chúng ta vẫn sống còn. Chúng ta đã có những lỗi lầm, nhưng ta học hỏi từ chúng, và rồi đi tới. Con cái chúng ta cũng sẽ làm thế.
Rất khó chấp nhận khi nhìn thấy người ta thương –con cái, người yêu, cha mẹ, bạn bè—phạm sai lầm. Đôi khi chúng ta không thể làm gì để ngăn cản điều đó. Chúng ta chỉ cần có mặt ở đó, rồi sau đó giúp họ học hỏi từ sai lầm của họ.
Hãy trao đổi, tâm sự với các cô cậu thanh thiếu niên đó về những điều chúng quan tâm, dầu những thứ đó bạn không màng tới. Đừng chỉ nói với chúng việc phải học giỏi, phải giữ phòng cho sạch sẻ. Hãy nói về thể thao hay mẫu thời trang gần đây nhất. Hãy để cánh cửa truyền thông rộng mở.
Hỏi: Quan điểm của Phật giáo về vấn đề phá thai và mang thai ở lứa tuổi vị thành niên là như thế nào?
Ở xã hội Mỹ, đã có những cuộc tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ quyền lựa chọn (pro-choice) và những người ủng hộ cuộc sống (pro-life). Mỗi bên đều cho mình phải và chỉ trích phe kia. Mỗi bên nói quan điểm của họ đúng vì họ quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, trong các cuộc tranh cãi của họ, tôi không nhận thấy có nhiều sự quan tâm hay đồng cảm. Thay vào đó, cả hai phía chỉ biểu lộ tâm sân hận. Không phía nào có nhiều sự đồng cảm với nạn nhân. Thật là một điều bất hạnh, vì trong trường hợp của việc mang thai ngoài ý muốn, sự đồng cảm thực sự rất cần thiết. Ai trong hoàn cảnh đó cũng cần được đồng cảm –người cha, người mẹ, đứa bé và xã hội. Việc có thai ngoài ý muốn là điều khó xử đối với tất cả mọi người. Nên thay vì có thái độphán đoán, kết tội, chúng ta cần trước hết thể hiện sự đồng cảm, tâm từ bi.
Theo quan điểm của Phật giáo, sự sống bắt đầu từ khi thai nhi mới tưọng hình. Do đó phá thai là tước đoạt mạng sống. Tuy nhiên, việc kết tội người phá thai không đem lại lợi ích gì cho ai. Chúng tacần phảithông cảm và hỗ trợ các bậc cha mẹ trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn, hoặc ít nhất là đối với người mẹ. Được thế, sẽ có nhiều cơ hội là đứa trẻ sẽ được sinh ra đời. Rồi bé sẽ được nhận làm con nuôi hay được giao cho gia đình khác nuôi dưỡng. Nếu chúng ta nghĩ mình phải có trách nhiệm đối với xã hội thì nên hỗ trợ các nạn nhân thay vì chỉ trích kết tội, làm thế có thể giúp cứu vớt sự sống cho những đứa trẻ này. Tôi nói thế vì việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời tôi. Em gái tôi được gia đình tôi nhận nuôi từ lúc mới ra đời. Em là kết quả của một việc mang thai ngoài ý muốn. Nhưng thay vì phá thai, mẹ đẻ của em đã quyết định sinh ra em. Nhờ thế, tôi được có một người em gái mà tôi rất mực thương yêu. Tôi thực sự mang ơn điều đó.
Ở đây chúng ta cũng phải xem xét đến vấn đề các thanh thiếu niên với đời sốngtính dục. Các em phải được dạy có trách nhiệm trong tính dục bằng hai cách. Trước hết, cha mẹ phải gương mẫu trong các hoạt độngtính dục. Có nghĩa là cả hai cha mẹ phải chung thủy với nhau, không có quan hệ ngoài hôn nhân với người khác. Thứ đến, cha mẹ phải trao đổi với các em về tính dục và ngừa thai. Nếu các em không thấy thoải mái để trao đổi những vấn đề này với cha mẹ thì có thể nhờ người trưởng thành khác làm việc đó. Nếu cha mẹ chỉ nói, “Đừng làm chuyện người lớn. Cha/mẹ không muốn nói gì hơn nữa”, thì con cái họ sẽ học ở đâu những điều đó? Học theo sách báo, theo truyền hình, hay theo tất cả những gì chúng nghe từ bạn bè? Cha mẹcần phảitrao đổi với con cái những thông tin chính xác, có ích lợi, chứ không nên ngại ngùng khi nói đến chủ đề này.
Một yếu tố nữa góp phần giúp các em hành động khôn ngoan trong vấn đềtính dục là không khí thương yêu, đầm ấm trong gia đình. Nếu các em cảm thấy bị bỏ rơi, không được cha mẹquan tâm, thì các em dễ bị lôi cuốn vào các hoạt độngtính dục sớm, vì chúng nghĩ ít nhất cũng có người quan tâm đến chúng. Rất khó để dạy các em thanh thiếu niên bị gia đình không quan tâm, không thương yêu rằng, “Đừng dính vào tính dục”, vì chúng cần được có ai thương yêu, gần gủi bằng mọi giá. Về mặt tình cảm, chúng cần được thương yêu, thêm nữa các hormones trong cơ thể đang lớn làm cho dục tínhphát khởi. Cả hai yếu tố này góp phần vào việc đưa các em thanh thiếu niên vào việc tham gia các hoạt độngtính dục. Nếu cha mẹ tạo ra được một môi trường thương yêu trong gia đình, nơi cha mẹ có thể đối thoại, có thể bỏ thì giờ ở bên con cái thay vì chỉ ra lệnh bảo chúng làm thế này, thế kia, thì con cái sẽ cảm thấy được gia đìnhnâng đỡ, sẽ gắn bó với gia đình hơn. Như thế chúng sẽ không có nhiều nhu cầu tình cảm để tìm đến các hoạt độngtính dục.
Hỏi: Tôi là bác sĩ trị liệu, có một số bệnh nhân là người Trung Hoa. Khi tôi hỏi họ, “Các bác có trao đổi với con cái tuổi vị thành niên về tính dục không?” Họ trả lời, “Chúng tôi không bao giờđụng đến đề tài đó, vì nếu chúng tôi nói với chúng về thuốc ngừa thai, chúng sẽ lạm dụng ngay”.
Dầu có một số người suy nghĩ theo cách đó, nhưng tôi không tin là sự việc sẽ xảy ra như thế. Ai trong chúng ta cũng đã trải qua giai đoạn trưởng thành. Tôi không nghĩ là nếu biết về thuốc ngừa thai sẽ khiến tôi tích cựctham giahoạt độngtính dục. Đúng hơn, điều đó khiến tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn. Thông tin chính xác về các chức năngtính dục và thuốc ngừa thai sẽ giúp thanh thiếu niên và những người trẻ suy nghĩchín chắn hơn về những vấn đề này trước khi nó xảy ra. Họ sẽ có những biện phápphòng ngừa đúng và suy nghĩ về hậu quả hành động trước khi chúng xảy ra. Thí dụ, các em sẽ biết là việc dính thai vẫn có thể xảy ra dù có dùng thuốc ngừa thai. Điều này có thể giúp các em tự vấn, “Tôi có sẵn sàng để làm cha/mẹ chưa?” hay “Tôi có thực sự thương yêu, quan tâm đến người này không?” Khi có suy nghĩ về những điều này, các em sẽ biết phân biệt tốt xấu để có những chọn lựa khôn ngoan.
Diệu Liên Lý Thu Linh-2015
(Chuyển ngữ từ Questions & Answers On Romantic and Love,trích trong Buddhism For Beginners và The Path to Happiness)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.