Phước - Lưu Đình Long

01/03/201212:00 SA(Xem: 16581)
Phước - Lưu Đình Long
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Phước
 Lưu Đình Long

blankPhước (hay Phúc) là từ mà người ta thường dùng để chỉ cho những điều may mắn, những sự tốt đẹp đến với mình và người…

Phước trong đời sống

Nói đến phước thì có lẽ chúng ta không xa lạ gì vì mỗi ngày vẫn thường nghe người ta tán nhau: “Nhà bà A, ông B ở làng bên (xóm dưới) có phước thật, con gái đi lấy chồng ngoại quốc, sướng…”. Người ta định vị về phước có nghĩa là có chồng nước ngoài, cái mà họ ước ao, chưa được hoặc không được mà người khác đã được thì được gọi là có phước. Nhưng, có chồng nước ngoài đâu phải ai cũng có phước? Bởi có khối phụ nữ bị chồng ngoại hành hạ tả tơi, thậm chí còn thiệt mạng, thế thì đó là phước hay hoạ?

Đến đây ta nghiệm thêm một điều nữa là phước, theo định vị của người ngoài thường cảm tính, chỉ có ai trải qua, người trong cuộc thì mới biết có phải mình có phước hay không?

Xem phim kiếm hiệp Hongkong vẫn thường được nghe những lời thoại như thế này: “Đã là phước thì không phải là họa, đã là họa thì không thể là phước”. Đấy là sự mặc định của một nhân vật khi đứng trước một sự kiện nào đó lớn lao, hoặc khi sắp giao chiến (một mất một còn). Nhìn trong bối cảnh đó, để xét rằng câu đó đúng trong một vài ngữ cảnh, và đối tượng là cá nhân hoặc tập thể sử dụng câu nói. Nhưng tiềm tàng trong cái phước của người này vốn là cái họa (hoặc đơn giản không phải là phước của người kia, của nhóm người khác).

Rồi thì, chúng ta cũng thường nghe về việc người ta nhắn nhủ nhau: “Làm gì thì làm cũng nhớ để phước cho con”. Lại thêm một cách quan niệm về phước bình dị nhưng thiết thực để răn người, tránh làm những điều không tốt bởi “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Cái quan niệm nhân-quả theo kiểu “truyền thừa” này không phải là không có cơ sở và ở một khía cạnh nào đó thì vẫn đúng theo tôn chỉ nhà Phật. Bởi một người cha (mẹ) khi làm điều bất thiện thì chủng tử ấy sẽ có năng lượng chiêu cảm được những đối tượng có nhân bất thiện gần gũi mình, mà trước tiên là con cái. Có thể là sẽ chiêu cảm với con cái là những đứa phá gia chi tử, hoặc bị bệnh, bị thế này thế kia để làm khổ lại mình…

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn được nghe người ta mừng (hí hửng) khi cặp vợ chồng nào đó sinh được một nam tử. Họ cho rằng nhà đó có phước vì có con nối dõi tông đường. Quan niệm có con trai là tốt (bởi vì hạt giống trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào người ta) thế nên họ nghĩ ai sinh con trai là có phúc. Thế nhưng, về sau, đứa con trai lớn lên, không được dạy tử tế hoặc vì quá nuông chiều nên sinh ra ngỗ nghịch, không kính mẹ cha cũng chẳng tôn trọng luật pháp… Lúc đó người ta lại nói nhà đó vô phúc, có con mà phá nhà, phá xóm… Nghĩ dài hơi như thế để thấy, phúc ở góc độ dân gian, đời sống bình thường thì là cái mà người ta mặc định nó là tốt, cái người ta cần và được mãn nguyện…

 

Phước trong giáo lý

Giáo lý nhà Phật có câu “Phước-Huệ song tu”. Câu này được hiểu là Phật tử phải tu phước và cả tu trí (huệ). Tu phước, vậy phước theo nhà Phật thì có những gì? Có phước hữu lậu và phước vô lậu. Phước hữu lậu là phước có giới hạn, được biểu hiện rồi cũng sẽ hết, sẽ đi qua như là tài sản, sắc đẹp, danh… Những cái đó, nếu mình không biết tích luỹ, gìn giữ thì nó càng mau hết, bị mai một. Còn phước vô lậu là phước của quả vị giải thoát, đạt đến sự an nhiên, tự tại.

Mình thực hành tất cả những hạnh lành như là bố thí, cúng dàng, ái ngữ, tùy hỷ, cung kính, khiêm tốn… thì đều có phước hữu lậuvô lậu. Ví dụ, mình khiêm tốn thì mình sẽ được người ta nể trọng, nhưng đó cũng là chất liệu hay là nhân lành để đạt đến nội tâm cao thượng - một trong những biểu hiện của bậc thánh, của Bồ-tát. Mình đã gieo nhân của bậc thánh thì chắc chắn mình sẽ có quả ấy thôi…

Còn tu huệ (trí tuệ, sự hiểu biết chân chánh) thì mình phải giữ gìn những nguyên tắc đạo đức mà Bụt dạy (gọi là giới) và công phu niệm Bụt hoặc hành thiền để đạt được định. Định là một trạng thái an trụ, tĩnh lặng đủ để mình nhìn sâu vào lòng sự vật, sự việc và hiểu vấn đề. Khi đã hiểu, hiểu trúng thì mình được gọi là người có trí tuệ, và trên cơ sở của hiểu biết ấy mình sẽ tiếp tục tạo tác nhiều điều thiện lành và tưới tẩm cho vườn tâm mình được nở hoa trí!

Cứ thế, quan trọng là cái hiểu của mình tới đâu, có đủ để biến thành hành động? Và khi đã hành động (đúng) và có kết quả thì mình sẽ tiếp tục vun bồi, tưới tẩm. Nhưng, trong quá trình đó, có những phước hữu lậu đồng thời sinh khởi như là sắc đẹp, sự kính trọng của người, hoặc sự giàu có thì hành giả cần tỉnh táo để không chấp, đạp lên trên những “kết quả” có hạn (hữu lậu) ấy để tìm đến cái cao hơn là giác ngộ, giải thoát… Muốn vậy thì phải có nguyện (phát nguyện) thật sâu dày, thật thường xuyên để không quên và thường hành, tức thường xuyên làm theo phát nguyện lành đó (gọi là tinh tấn) thì dẫu có sinh ở đâu thì mình vẫn sẽ đến với con đường sáng - con đường của đạo Bụt.

Đọc cái tựa và nội dung cuốn “Con đã có đường đi” của HT.Nhất Hạnh và thấm thía cái ý này. Tất cả các việc lành hôm nay mình làm là quả của rất nhiều nhân lành, trong đó có lời nguyện trước Tam bảo về đường thiện mà con sẽ đi trong vô thủy kiếp, dù ở đâu, dưới hình tướng nào. Khi có nguyện này rồi thì mình không sợ nữa!

 

Làm phước

phương pháp tu tập, mà cái đầu tiên người ta dễ thấy nhất đó là “hạnh tặng quà” (bố thí). Có nghĩa là mình sẽ cho (trong khả năng) những cái mình có để giúp người ta vượt qua khốn khó, có bình an, và phát triển trên tinh thần của Lời Phật dạy. Ở đây, làm phước cũng phải lưu ý là không cưỡng cầu, đừng quên lý “tùy duyên” mà Phật dạy, bởi một khi cố quá sức thì sẽ sinh ra phiền não.

Rồi làm phước cũng phải có trí tuệ. Phải biết rõ đối tượng mình giúp đỡ cần gì, có thật sự cần thiết phải giúp, và giúp như thế nào để họ bớt đau mà không sanh tham lam? Đó lại là một “nghệ thuật” mà khi làm mình phải thường xuyên thưa với Bụt về tâm nguyện của mình, để luôn được soi sáng…

Bên cạnh bố thí thì làm phước còn là cứu người, như là cản người tự tử, cứu người bị nạn. Hoặc nói một lời hay, ý đẹp để người ta bình an. Hay có thể còn làm việc mình dám nói tiếng nói của lẽ phải, đứng về phía cái tốt, đấu tranh với cái xấu… Nói chung, là mình cứ làm tất cả những cái hay, cái đẹp thuộc về quy chuẩn đạo đức của xã hội, của lời Phật dạy. Muốn vậy mình phải có trí để hiểu, muốn có trí thì phải tu huệ (như ở trên đã giãi bày).

Nói đến đây mới thật thấm lời thầy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dạy: Phước huệ song tu!

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9481)
13/08/2013(Xem: 23761)
07/11/2013(Xem: 27005)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.