Phật Học Từ Quang Tập 31 tháng 1 năm 2020

04/01/20201:02 SA(Xem: 4659)
Phật Học Từ Quang Tập 31 tháng 1 năm 2020
tu-quang-so-31tu-quang-so-31-atu-quang-so-31-b
LỜI CHÀO ĐẦU XUÂN

Một năm đã khép lại với những thành quả đạt được trên nhiều mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức với tất cả chúng ta trên bước đường hội nhập khi sự cạnh tranh ngày một khốc liệt với những quốc gia lân cận, khi tình trạng xóa đói giảm nghèo có nơi có lúc chưa thực sự hiệu quả. Chưa kể đến tình trạng biến đổi khí hậu hay dịch bệnh gây khó khăn cho nông dân và những nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Không phải ngẫu nhiên mà Oxford lại chọn “climate emergency” (tình trạng khẩn cấp về khí hậu) làm từ của năm 2019. Oxford giải thích đó là một tình huống tiêu cực của khí hậu, trong đó con người cần hành động nhanh chóng, nhằm hạn chế hay ngăn chặn những biến đổi gây thiệt hại môi trường không thể khắc phục về sau. Chúng ta không phải là ngoại lệ trong 150 nước đưa ra lời cảnh báo trên.

Là những người con Phật, chúng ta bình tĩnh ứng phó và hiểu nguyên lý duyên khởi, tương tức tương sinh trong thiên nhiên và giữa môi trường với con người.

Chúng ta hướng đến một nền kinh tế chia sẻ, điều mà những nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm nay đã từng thực hiện một phần nào đó nhằm thoát “cái bẫy của sự thiếu thông tin, mê tín, và sự trì trệ”. Ông Phạm Văn Minh trong Kinh tế Phật giáo viết: “Một thi sĩ Nhật có nói một câu đánh động tâm thức của tôi: “Ngày nay Bồ Tát có thể là một nhà kinh tế”. Bồ tát không phải chỉ là một lý tưởng, mà có thể là con người bằng xương bằng thịt, sống ở đây bây giờ với chúng ta, và nhờ thế mới nghe được tiếng kêu than của chúng sinh, và mới phát khởi lời nguyện “chúng sinh vô biên thề nguyện độ””. Không làm hố ngăn cách giàu nghèo ngày một lớn hơn là mệnh lệnh của một nhà nước vì dân bằng những chính sách phúc lợi phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng xã hội hài hòa. Bởi lẽ, xã hội Phật giáo là một xã hội để phục vụ con người chứ không phải để bóc lột con người; một xã hội để giải phóng con người chứ không phải để ràng buộc con người.

Gần đâyý kiến đâu đó về lẽ thịnh suy của hiện tình Phật giáo tưởng cũng không quá nghiêm trọng khi niềm tin vào Chánh phápTam bảo trong tăng chúng còn nguyên vẹn. Sự thịnh hành của Phật giáo không vì một vài cá nhân phạm hạnh mà làm tổn hại vì còn đó bao tăng ni chuyên cần tu tập, còn đó những cư sĩ bất vụ lợi ngày đêm cống hiến cho Đạo pháp, xây đắp chánh tín.

Chúng ta hiểu giáo dục là nền tảng để phát triển đạo Phật. Cần nhìn nhận phải cải tiến phương thức giáo dục Phật pháp trong quần chúng và cả tăng chúng. Hệ thống giáo dục thiếu hiệu quả sẽ khiến Phật pháp khó hay không thể truyền bá sâu rộng và gieo mầm “Chánh pháp”. Hiện nay, một số chùa như chùa Phật học Xá Lợi có rất nhiều lớp giảng pháp thuộc nhiều Tông phái, thu hút khá đông Phật tử thuần thành chuyên tâm học tập. Nhưng những khóa học này thường là do ý nguyện của vị Trụ trì chứ chưa thành ra một hoạt động thống nhất bắt buộc trong Giáo hội mà các chùa đều phải thực hiện trong công cuộc hoằng dương chánh pháp. Chúng ta biết theo nhà Phật, mọi người đều bình đẳng, không phân biệt nam nữ, sang hèn, giàu nghèo vì ai cũng có khả năng thành Phật như đã đề cập trong Lý hoặc luận của Mâu Tử “Loài vật hàm huyết đều thuộc về Phật”. Nói theo Phật hoàng Trần Nhân Tông:

Bụt ở trong nhà
Chẳng phải tìm xa
Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt
Đến cốc hay chỉnh Bụt là ta.

Chính vì đức Phậttại tâm mỗi con người nên tìm Phật là tìm lại tấm lòng của mình, tìm cái tâm của mình. Nói theo Nguyễn Trãi trong bài thơ Hoa mộc cận:

Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vợn nhơ chẳng bén,
Bụt là lòng…

Mùa xuân muôn vật thay áo mới, khởi sắc hơn, đẹp hơn. Chúng ta hãy nhìn lại “tấm áo tâm” của mình như trong kinh “Ví dụ về tấm vải” khi Đức Thế Tôn dạy rằng: “Nếu một tấm vải bị dính đất hoặc dơ dáy bị một người thợ nhuộm nhúng vào thùng nhuộm màu gì chăng nữa thì nó vẫn là tấm vải màu nhuộm xấu và dơ dáy.

Tương tợ như vậy, các Tỳ kheo khi tâm người không trong sạch, ắt hẳn một tương lai xấu đang chờ họ… và ngược lại… khi tâm người trong sạch (như tấm vải sạch) ắt hẳn một tương lai tốt đẹp đang chờ họ”. Đến đây ta nhớ Kinh Pháp cú: Ai nội tâm trong sạch / Mỗi ngày đều hạnh phúc / Mỗi ngày đều thiêng liêng / Sạch sẽ nghiệp thanh tịnh / Giữ mình theo Nghi luật / Vì vậy Bà la môn?/ Hãy đến tắm ở đây?/ Yêu thương mỗi chúng sinh / Không nói dối, sát sinh / Không trộm cắp keo kiệt / Sống trong niềm tin nhau.

Vâng niềm tin ấy hôm nay có nơi có lúc nhạt nhòa nhưng sâu trong đáy tim ta, vẫn còn nguyên vẹn, dù thay Bà la môn bằng bất kỳ giai cấp nào. Hãy cùng xem lại “tấm áo tâm” của mình trong mùa xuân mới mà reo vui rằng:

Ta vận tấm xuân đi hớn hở
Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời
Thân cũng hát lừng cao ngọn lửa
Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi
Huy Cận (Áo xuân)

Và cùng nhau an hưởng một mùa xuân bình yên, kết nối yêu thương, cảm thông và chia sẻ.

Ban Biên Tập

pdf_download_2
Từ Quang 31 Tháng 1 - 2020

Xem các số cũ từ năm 2012 đến hết năm 2019:
https://thuvienhoasen.org/p19393a21580/tap-chi-tu-quang

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8223)
08/10/2022(Xem: 2976)
02/04/2024(Xem: 46197)
01/12/2014(Xem: 10744)
08/01/2015(Xem: 10527)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.