Nội san Bát Nhã Số 4 Mừng Xuân Di Lặc

20/08/20233:10 CH(Xem: 613)
  • Tác giả :
Nội san Bát Nhã Số 4 Mừng Xuân Di Lặc
NỘI SAN BÁT NHàSỐ 4
KÍNH MỪNG XUÂN DI LẶC
Tác giảBan Trị sự Phật giáo thành phố Biên Hòa

Nội san Bát Nhã Số 4 Mừng Xuân Di LặcPDF icon (4)

Nội San Bát Nhã Số 4 Phật Giáo Biên Hòa

GIỚI THIỆU 

Hòa thượng Thích Thiện Đạo: “Tưởng niệm Đức Phật Thành Đạo là nhằm tôn vinh nguồn ánh sáng tinh khiết nhiệm mầu mà sự giác ngộ của Đức Phật đã đem lại cho nhân loại. Nhờ tiếp cận và áp dụng ánh sáng nhiệm mầu đó mà biết bao quốc độ, bao thời đại, bao con người đã thật sự có hòa bình an lạc, có tri thức nhân bản để góp phần vào sự phát triển văn hóa đạo đức của nhân loại. Ánh sáng nhiệm mầu đó đã chuyển hóa uế độ thành tịnh độ, phiền não thành an lạc, phàm phu thành thánh trí, biến bùn đất thành đóa sen tinh khiết.” (Trích Ánh sáng thành đạo, NSBS số 4).

- Quảng Tánh: “Chính thiền Quán với tuệ minh sát có năng lực soi chiếu phá tan si ám về tự ngã thường hằng để thấu triệt sự thật vô ngã, vô thường của vạn pháp đồng thời làm sụp đổ những kiết sử căn bản vốn là thành trì của sanh tử luân hồi nhằm chứng đạt giác ngộ viên mãn, chính là phát kiến vĩ đại của Bồ-tát Siddhartha.” (Trích Tứ ThiềnTam Minh nền tảng của Thành Đạo, NSBN số 4).

Đại đức Thích Khải Thành: “Nếu không có Đức Phật khai mở trí tuệ, chắc chắn nhân loại vẫn đắm chìm trong khổ đau. Cho nên, cuộc đời Đức Phật là những trang sử hùng tráng để khởi đầu và tạo dựng mùa xuân cho nhân loạimùa xuân trong ánh Đạo vàng.” (Trích Đức Phật thành đạo, sự khởi đầu cho một xuân bất tận, NSBN số 4).

Linh Thuần: “Gửi gắm niềm tin của bản thân mình vào một tôn giáođặc điểm chung của toàn nhân loại. Và Phật giáo, một tôn giáo có bề dày trên hai ngàn năm tại Việt Nam luôn được đại bộ phận quần chúng nhân dân coi như là một hệ thống quản lý đời sống tình cảm, văn hóa, giúp cơ thể, tâm hồn con người luôn khỏe mạnh, tốt đẹp, và tràn đầy sức đề kháng trước những biến hoại vô thường của cuộc đời.” (Trích Đi lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa đặc trưng và khát vong muôn đời của con người, NSBN số 4).

GS-TS Nguyễn Trọng Đàn: “Tết bắt đầu từ ngày mùng Một tháng Giêng theo Âm lịch. Tết là ngày đầu năm mới, trước hết và quan trọng nhất là mùng Một. Nhưng, trong ngôn ngữ cổ truyền của người Việt, bắt đầu từ 23 tháng Chạp, người ta gọi là “23 Tết”, cứ thế kéo dài đến 30 Tết.” (Trích Triết lý Tết cổ truyền Việt Nam, NSBN số 4).

Thượng tọa Thích Huệ Ninh: “Lễ hội Tết Nguyên đán là dịp cho người Việt nhớ về nguồn cội văn hóa dân tộc. Trong đó văn hóa Phật giáo là một phần của văn hóa lễ hội Tết Nguyên đán. Vào dịp lễ hội Tết Nguyên đán, người Phật tử Việt Nam thường tổ chức Tết mang âm hưởng văn hóa Phật giáo. Qua lễ hội Tết, người dân đi chùađiều kiện học tập các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp, tưởng nhớ tri ân các bậc Tiên Hiền và cầu nguyện năm mới bách tính trăm họ an khang, thịnh vượng.” (Trích Lễ Tết trong văn hóa Phật giáo, NSBN số 4).

Ni trưởng Thích nữ Như Dung: “Nếu như nửa bức tranh Xuân của thế gian chính là hiện tượng, thì nửa bức tranh Xuân trong Đạo chính là bản thể, và rời hiện tượngthế gian thì bản thể không thể hiển bày. Chính vì vậy “Phật pháp không rời thế gian pháp” là ở chỗ này. Phật pháp luôn đồng hành cùng dân tộc, bởi rời thế gian thì Phật pháp không tồn tại. Phật pháp chính là chân lý của vũ trụchân lý này chỉ hiển bày qua các pháp ở thế gian. Cho nên, hình ảnh đón xuân ở thế gian và trong Đạo chính là sự hòa quyện lẫn nhau để tạo nên một bức tranh Xuân hoàn hảo nhất.” ( Trích Bức tranh mùa xuân, NSBN số 4).

Thượng tọa Thích Thiện Thọ: “Trong đời sống hiện tại của chúng ta, sở dĩ Bồ tát Di Lặc được đặt bên trong cổng chùa, chính là khiến chúng ta vừa bước vào thì thấy được hình tượng Bồ tát, đầu tiên có thể tưởng tượng được tâm từ bi của Bồ tát Di Lặc. Từ đó tâm từ bi của ngài ảnh hưởng đến chúng ta, khiến chúng ta cũng có thể nhớ nghĩ đến tâm từ bi, tưởng tượng phiền não khổ đau của những người xung quanh, tận lực giúp đỡ họ giải quyết vấn đề họ gặp phải và khiến sinh hoạt của họ trở nên tốt đẹp và có mùa xuân hơn.” (Trích Hạnh từ bi của Bồ-tát Di Lặc, NSBN số 4).

Thượng tọa Thích Minh Trí (dịch): “Lòng từ bi yêu thương (metta), theo nghĩa chân thực nhất, giúp tâm trí ta sẵn sàng đối mặt với khổ đau của người cam chịu bằng sự trầm tĩnh. Nếu ta chọn hành động theo sự thôi thúc từ nội tâm thì lòng từ bi khi đó sẽ sinh khởi cho phép ta giúp đỡ đối tượng mà không bị vướng mắc về cảm xúc.” (Trích Từ bi (Love) mà không hành động chỉ là một từ với bốn chữ cái, NSBN số 4).




 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8236)
08/10/2022(Xem: 3001)
02/04/2024(Xem: 46282)
01/12/2014(Xem: 10778)
08/01/2015(Xem: 10551)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.