Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững

11/05/201910:28 SA(Xem: 3947)
Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững

SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG

HT. Thích Minh Thiện

hoi thao ha nam
Quang cảnh cuộc hội thảo Vesak 2019

DẪN NHẬP

Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, xã hội loài người lúc nào và bao giờ cũng cần một sự lãnh đạo của một cá nhân hay tập thể để bảo vệ và dẫn dắt quần chúng số đông thực hiện theo những mục đích lợi ích chung nhất. Sự lãnh đạo ấy giúp cho quần thể xã hội hoạt động vận hành một cách ổn định và phát triển. Điều này như một quy luật bất di bất dịch của cuộc sống, từ thế giới của các loài động vật cho đến xã hội hiện đại văn minh của nhân loại. Đặc biệt nhất là sự lãnh đạo đối với xã hội của loài người, ngoài sự hoạt động ổn định, còn đưa con người phát triển đến những giá trị đạo đức cao đẹp Chân - Thiện - Mỹ.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ thứ XXI, với một nền văn minh hiện đại thể hiện qua sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật và công nghệ… Con người đã phát minh ra rất nhiều phương tiện vật chất để phục vụ cho đời sống xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Thế nhưng, xã hội loài người vẫn đang quay cuồng trong nỗi lo âusợ hãi trước những xung đột, khủng bố, bạo động, giao tranh và đặc biệt là sự cực đoan của ý thức hệ… giữa các quốc gia, bộ tộc, tôn giáo đã và đang diễn ra hằng ngày trên thế giới. Đứng trước những diễn biến phức tạp của xã hội đầy bất an, bao nỗi khổ niềm đau của khủng bố, chiến tranh luôn rình rập và ập đến bất cứ lúc nào trong đời sống… Vì vậy, từ bao đời con người luôn ao ước có được một đời sống an bình hạnh phúcmột thế giới hòa bình không còn bóng dáng của bạo động, chiến tranh. Hơn bao giờ hết, nhân loại đang cần những vị lãnh đạo của quốc gia, của tổ chức, hay của tôn giáo… có đầy đủ trí tuệ, sự thông minh sáng suốt, có tầm nhìn xa, trông rộng và đặc biệt nhất là lòng thương yêu con người, để dẫn dắt xã hội loài người đi đến chấm dứt chiến tranh, xây dựng một nền hoà bình độc lập bền vững cho thế giới.

Năm nay, Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak lại được tổ chức tại Việt Nam lần thứ 03. Đây là một niềm vinh dự và cũng là cơ hội để cho những người con Phật nói riêng và dân tộc Việt nam nói chung chuyển tải thông điệp nhân văn ngàn đời góp phần đem lại hoà bình cho nhân loại. Với chủ đề của Đại lễ Vesak là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, người viết xin được góp phần chia sẻ đề tài tham luận “Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hoà bình bền vững”, nhằm nói lên tầm quan trọng của sự lãnh đạogiá trị vô cùng to lớn của sự lãnh đạo bằng chánh niệm theo quan niệm nhà Phật, để xây dựng một thế giới hoà bình bền vững.

Đề tài tuy rộng nhưng góc nhìn và sự hiểu biết của người viết vẫn còn nhiều hạn chế, cho nên trong lúc trình bày những lập luậnquan điểm của mình, người viết không sao tránh khỏi những điều thiếu sót, kính mong quý đọc giả, quý thiện hữu tri thức đóng góp và cùng hoan hỷ. Kính chúc Đại lễ Kính mừng Phật Đản Vesak 2019 được thành công tốt đẹp, và đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân loại.

II. NỘI DUNG

1. Khái niệm về lãnh đạo

Chắc hẳng rằng trong mỗi chúng ta ai cũng đã nghe qua danh từ “lãnh đạo”, trên thông tin báo chí, đài truyền thanh truyền hình hay trên các trang mạng xã hội… và đôi khi danh từ ấy nghiễm nhiên mặt định không thể thiếu trong một tập thể hay một tổ chức từ những cấp bật nhỏ nhất như gia đình, nhóm bạn, xóm làng… cho đến lớn lao vĩ đại như quốc gia, tổ chức quốc tế. Khái niệm về lãnh đạo không phải trong thời hiện đại mới có mà nó đã có từ khi con người xuất hiện trên trái đất này, nó là một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống xã hội.

Khi nói về lãnh đạo thì có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một quan điểm: Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình sử dụngphối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự1 .

Thật vậy, trong tất cả các tổ chức của quần thể xã hội không thể khônglãnh đạo, người đứng ra dẫn dắt và chịu trách nhiệm trước số đông về định hướng cũng như thống nhất thực hiện những mục tiêu mà tập thể tổ chức ấy cần đạt được. Và quan trọng hơn hết lãnh đạo là sự điều hành và điều phối các cá thể trong một tổ chức hay một quần thể xã hội vận hành một cách nhịp nhàng và an ổn nhất. Lãnh đạo chính là linh hồn của tập thể ấy.

2. Tầm quan trọng của sự lãnh đạo

Tất cả các loài động vật sống trên trái đất này đều có sự lãnh đạo của chúng, từ các loài nhỏ bé hay các loài động vật sống bầy đàn tập thể to lớn khác đều có con đầu đàn hay còn gọi là “chúa” để thống nhiếp các thành viên theo một mô tiếp sống nhất định của quần thể loài vật ấy. Loài người chúng ta cũng vậy, không thể tách rời với sự vận hành chung của vũ trụ tạo hoá, tuy rằng loài người chúng ta có một ý thức hệ cực kỳ cao thông qua lao động và sự sáng tạo, tạo nên của cải vật chất và không ngừng phát triển về thể chất lẫn tinh thần, nhưng không thể thiếu đi sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức trong xã hội.

Trong đời sống xã hội, vai trò của lãnh đạo rất quan trọng, nó là chất liệu tạo sự liên kết hoà hợp cho tập thể, cho quần chúng số đông. Chúng ta thử đặt một giả thuyết rằng xã hội loài người sẽ như thế nào nếu không có sự lãnh đạo? chắc chắn rằng một sự hỗn loại khủng khiếp sẽ xảy ra hay nói đúng hơn đó chính là thời kỳ huỷ diệt nhân loại. Một minh chứng cho chúng ta thấy rằng, từ ngàn xưa cho đến ngày nay, xã hội loài người luôn có sự lãnh đạo theo từng cấp bực từ tổ chức nhỏ đến tổ chức lớn… Nhưng chúng ta vẫn thấy có sự mâu thuẫn giao tranh và loạn lạc, huống chi là không có lãnh đạo.

Một thế giới, một quốc gia, hay một tổ chức xã hộiyên ổn hay bất an, có phát triển hay lạc hậu là do nhân tố lãnh đạo ấy quyết định.

3. Lãnh đạo bằng chánh niệm

 Ngày nay, xã hội loài người đã phát triển một nền khoa học kỹ thuật được xem là đỉnh cao với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng những giá trị về đời sống tinh thần vẫn còn bấp bênh và đầy biến động qua các cuộc giao tranh, các cuộc khủng bố đẫm máu đã diễn ra trên khắp thế giới. Lại càng nguy hiểm hơn khi lãnh đạo của các quốc gia đang sở hữu những loại vũ khí hạt nhân, vũ khí huỷ diệt hàng loạt….nếu không giữ được chánh niệm, tỉnh táo thì chỉ cần một cái nhấn nút nhẹ đã tàn phá đi một phần hoặc một nửa trái đất2 .

Chính vì vậy, con người càng phát triển về vật chất thì đòi hỏi sự phát triển về đạo đức tinh thần phải song hành. Sự cân bằng giữa đời sống vật chấtđời sống đạo đức rất cần thiết của một con người, mà đặc biệt hơn đó là đối với một người lãnh đạo. Sự chánh niệm tỉnh thức giúp cho người lãnh đạo hay tổ chức lãnh đạo nhìn nhận thấu đáo được vấn đề và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Như vậy, chánh niệm là gì? và tầm quan trọng của chánh nhiệm như thế nào?

3.1. Định nghĩa về Chánh niệm

Chánh niệm (samma sati) là một trong những giáo lý, là phương pháp sống, phương pháp tu tập cốt lõi nhất của đạo Phật. Sự thiết lập chánh niệm chính là thiết lập một đời sống tỉnh thức luôn biết rõ những gì đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại của tự thân và sự vật hiện hữu.

“Có một pháp này các tỳ kheo, Như lai không thấy có một pháp nào có nhiều năng lực như sự chuyên cần chú niệm, để làm phát sinh những tư tưởng thiện chưa phát sanh, và làm tan biến những tư tưởng bất thiện đã phát sanh. Với người hằng có chánh niệm, những tư tưởng thiện, nếu chưa phát sanh sẽ phát sanh, và những tư tưởng bất thiện, nếu đã phát sanh sẽ tan biến.

Thật vậy, một trạng thái tâm thức thường xuyên giác tỉnhkiên trì tinh tấnđiều kiện thiết yếu để tránh những hành động bất thiện và để thực hiện những thiện nghiệp.

3.2. Tầm quan trọng của Chánh niệm trong đời sống

Tầm quan trọng của chánh niệm trong tất cả mọi hành động của ta được diễn tả một cách rõ ràng. Một tâm trí thông minh mà không chánh niệm thường dẫn dắt con người đi sai đường lạc nẻo và quyết rũ con người bước ra khỏi con đường chân chánh. Chí đến những người đầy đủ kiến thứctrí não minh mẫn cũng không thấy được sự vật một cách chân chánh trong giây phút dễ duôi để tâm buông lung, trong khoảng khắc không an trú trong chánh niệm tỉnh giác. Điều này đã minh chứng rằng có những người quyền quý cao sang phải bị chỉ trích nghiêm khắc mà không thể chối cãi được chỉ vì hành động vô ý thức, hay có những lời nói bất cẩn trong lúc không chú tâm đến hậu quả của nó, huống hồ chi là những quyết định trọng đại nếu thiếu đi chánh niệm tỉnh thức thì dẫn đến những hệ quả tai hại vô cùng to lớn cho tự thân và cho nhân loại. Chỉ khi nào giác tỉnh chú niệm và nhận biết đầy đủ những hành động của mình thì con người mới có thể phân biệt được điều nào tốt điều nào xấu, đâu là chính đâu là tà; cũng trong chánh niệm con người mới nhìn nhận ra hành động của chính mình là đẹp hay xấu, đúng hay sai…

Tóm lại chánh niệmđặc tính chính yếu của tất cả những hành động thiện có chiều hướng đem lại lợi ích to lớn cho tự thân và cho người khác. “Chánh niệm dẫn đến lợi ích to lớn” (Appamado mahato atthaya Samvattati)4 . Đây chính là con đường phát triển nhận thức đạt đến mức độ cao nhất và đó chính là con đường và là phương thức để thiết lập hạnh phúcgiải quyết mọi khổ đau trong đời sống hiện tại và tương lai.

4. Tầm quan trọng của sự lãnh đạo bằng chánh niệm

Như trên đã phân tích sự lợi ích to lớn của chánh niệm đối với đời sống của một con người trong xã hội nếu thiết lập được sự chánh niệm tỉnh thức, còn ngược lại sự tác hại của một đời sống thiếu tỉnh thức sẽ gây ra những hậu quả cũng không nhỏ cho chính mình và những người xung quanh. Cho nên người lãnh đạo phải hết sức cẩn trọng trong việc hành xử và đưa ra những quyết định của mình.

4.1. Tác hại của sự lãnh đạo không chánh niệm

Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội chính vì vậy người lãnh đạo là người có sức ảnh hưởng rất lớn đến quần chúng xung quanh họ. Ở cấp độ càng cao thì sức ảnh hưởng cành lớn, cho nên tác hại của lãnh đạo thiếu tập trung và tỉnh giác sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi đưa ra một quyết định sai lầm. Lịch sử đã ghi lại những quyết định sai lầm của những nhà lãnh đạo, những nhà độc tài đã gây nên các cuộc chiến tranh gieo đau thươngtổn thất đối với nhân loại.

Với đạo Phật, tâm thức của con người quyết định mọi hành vi của họ, vì thế để giữ cho tâm thức được tỉnh táosáng suốt không phải là việc làm đơn giản. Đa phần khi phân tích tâm lý của con người thì tâm thường khởi đam mê cá nhânchạy theo những tham vọng; bước đầu chỉ là những đam mêước vọng bình thường, nhưng sự đam mê được đẩy lên cao độ thì nó sẽ trở thành tham vọng, sự cố gắng để đạt được những tham vọng ấy mà bất chấp tất cả thì đó chính là hành động bất thiện.

“Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo, đưa đến bất lợi lớn, này các tỳ kheo như tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ”.5

Điều này chúng ta đã thấy một khi tâm của con người không được điều phục, không được phòng hộ và không được bảo về bằng chánh niệm tỉnh giác thì đưa đến sự bất lợi lớn. Sự bất hạnh lớn đưa đến đời sống của những vị tâm không được điều phục đó chính là lòng tham và sự sân hận rất dễ phát sinh. Một khi sự tham lamsân hận bùng phát trong tâm thức thì những quyết định được đưa ra đa phần là sai lầm và gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Một người chủ gia đình nếu đưa ra một quyết định sai lầm có thể làm cho nhà tan cửa nát, một lãnh đạo của công ty nếu thiếu chánh niệm sẽ làm cho công ty bị phá sản, nếu một nguyên thủ quốc gia thiếu chánh niệm sẽ làm cho đất nước và nhân dân phải lầm than cơ cực, nếu những vị lãnh đạo của các nước đều nung nấu lòng tham chiếm hữu và thù hằng thì sẽ đến những cuộc chiến tranh tàn khóc, nếu một lãnh đạo của tổ chức tôn giáo thiếu chánh niệm thì sẽ làm cho hàng triệu tín đồ phải lầm đường lạc lối đi vào u mê đen tối…

4.2. Lợi ích của sự lãnh đạo bằng chánh niệm

Ngược lại với những tác hại của sự lãnh đạo thiếu chánh niệmlợi ích của sự lãnh đạo bằng chánh niệm tỉnh thức. Sự lãnh đạo bằng tỉnh thức là sự lãnh đạo tối thắng nhứt trong tất cả lãnh đạo, sự lãnh đạo này không cần dùng vũ lực hay các biện pháp để hàng phục nhân tâmmọi người tự quy phục. Tất cả mọi vấn đề trên thế gian này đều có cách giải quyết bằng phương pháp hoà bình, chỉ có điều là con người chúng ta chưa tìm ra hướng giải quyết đó. Sự bình tĩnh trong tinh thần chánh niệm lạc quan với tình thương đồng loại thì phương án giải quyết bằng hoà bình sẽ xuất hiện. Giải quyết các vấn đề từ mâu thẫn nội bộ đến cấp độ rộng lớn vượt tầm kiểm soát giữa các quốc gia… đều có phương án, quan trọng ở chỗ là các nhà lãnh đạo có được bình tĩnhchánh niệm sáng suốt để nhìn nhận thấu đáo vấn đề hay không. Một khi đã nhìn nhận mọi vấn đề một cách thấu đáo và tường tận thì chắc chắn sẽ có phương án giải quyết một cách êm đẹp.

Với cuộc sống của con người ai cũng yêu thích sự hoà bình thịnh vượng, yêu thích điều hay lẽ phải và sự chân chánh. Sự lãnh đạo với tâm không vụ lợi cá nhân, vì lợi ích cho số đông vì mọi người vì tập thể thì chắc chắn rằng sẽ được tập thể và số đông đồng tình và ủng hộ. Sự lãnh đạo bằng chánh niệm chính là thiết lập tình thương yêu nhân loại, bảo vệ nhân loại, mọi suy nghĩ hành động hay quyết định đều đặt sự lợi ích của số đông của con người lên hàng đầu thì sẽ đem lại những kết quả tốt đẹplợi ích lớn.

Một gia đình sống chánh niệm thì gia đình đó an vui hạnh phúc, một lãnh đạo địa phương chánh niệm tỉnh giác thì địa phương đó bình an êm ấm, một nguyên thủ quốc gia sống chánh niệm tỉnh thức thì quốc gia đó phồn vinh hưng thịnh, một lãnh đạo tổ chức sống chánh niệm thì tổ chức đó hoà hợp đoàn kết và vững mạnh, một lãnh đạo tôn giáochánh niệm tỉnh giác thì tôn giáo đó đem lại lợi ích lớn cho tín đồquần chúng tin theo…..

5. Đời sống chánh niệm là chất liệu để xây dựng thế hoà bình bền vững

Đời sống chánh niệm chính là một đời sống tỉnh thức, làm chủ được tâm tư và suy nghĩ của chính mình. Trong kinh đức Phật có dạy:

“Dù ở bãi sa trường,
Thắng ngàn ngàn quân địch,
Cũng không bằng thắng mình,
Là chiến thắng lớn nhất”6 .

Lãnh đạo là dẫn dắt, chỉ đạo và đưa ra những phương hướng hay kế hoạch cho tập thể thực hiện để đạt được những mục đích chung nhất. Nhưng trước khi lãnh đạo được những người xung quanh mình trước hết là phải lãnh đạo được chính mình. Ngoài những tố chất lãnh đạo do thiên phú bẩm sinh ra, người lãnh đạo còn phải được đào tạo và học tập một cách căn bản với những tiêu chí nhất định của tập thể tổ chức đưa ra. Bênh cạnh đó người lãnh đạo còn phải rèn luyện tính cách cao thượng của một người lãnh đạo, mà trong đó yếu tố chánh niệm là không thể thiếu.

Thế giới con người luôn ao ước được sống trong cảnh hoà bình an vui và xây dựng mưu cầu hạnh phúc. Nhưng chủng nghiệp của con người còn mang đầy sự tham lam, sân hận và mê mờ trong tâm thức, vì vậy có những lúc mất đi sự tỉnh thức để rồi gây nên những hậu quả đau buồn cho tự thân và nhân loại.

Sự thiết lập chánh niệm chính là một chìa khóa để tháo gỡ tất cả những gút mắt, là chất liệu để ngăn ngừa mọi nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời. Từ một nhân tố sống có chánh niệm tỉnh thức sẽ đem lại kết quả tức thời trong hiện tại, nhiều nhân tố sống chánh niệm sẽ tạo nên một tập thể bình anhạnh phúc, nhiều tập thể sống trong chánh niệm tỉnh thức sẽ tạo nên một xã hội hoà bình thịnh vượng. Sự chánh niệm tỉnh thức không còn là của riêng đạo Phật. Đức Phật chính là người thiết lập nên phương pháp khoa học này cho nhân loại để giữ gìn tâm thức luôn minh mẫnsáng suốt.

Cho đến thời điểm này, nguyên nhân dẫn đến sự xung đột và chiến tranh đó chính là sự thất niệm mất tỉnh giác của lãnh đạo quốc gia hay tổ chức, đồng thời thiếu vắng đi tình thương đối với nhân loại và một sự tham vọng quá đáng.

Chính vì vậy, cuộc sống chánh niệm tỉnh thức đối với từ cá nhân, từng tổ chức, từng quốc gia, chính là phương pháp và chất liệu thiết thực để xây dựng một thế giới hòa bình bền vững.

III. KẾT LUẬN

Con người sinh ra trong cuộc đời này ai cũng có một ước ao chung đó là được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc bình an. Không ai trong chúng ta muốn sự bất hạnh và khổ đau đến với chính mình, người thân, gia đìnhxã hội. Nhưng những nỗi khổ niềm đau ấy nó cứ đến và dày xéo xã hội, gia đình, người thân và tâm hồn của mình như một quy luật không thể chối bỏ được. Đã bao thế kỷ trôi qua, con người luôn đi tìm câu trả lời cho vấn nạn xã hội ấy. Thế nhưng nhân loại dường như đã quên đi rằng cách nay hơn 2563 năm một bậc vĩ nhân đã xuất hiện, đã tìm ra, truyền lại cho nhân loại về bản chất thật của cuộc đời là khổ đau, nguyên nhân đưa đến khổ đau, sự đoạn tận khổ đau và phương pháp đưa đến đoạn tận khổ đau… xây dựng một đời sống an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại đó chính là đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Hơn 25 thế kỷ trôi qua lời dạy ấy và phương pháp ấy vẫn còn lưu giữ một cách nguyên vẹn, mà đôi khi chúng ta lại có xu hướng thất niệm, vất vả đi tìm những thứ xa xôi ảo vọng khác để xây dựng sự bình anhạnh phúc, nhưng rốt cuộc vẫn không hề đạt được. Dù trải qua bao nhiêu ngàn năm đi chăng nữa thì chân lý của Đức Phật vẫn tồn tại mãi mãi, vì bản chất của nó là như vậy.

Chánh niệm là một phương cách sống tỉnh thức mà tất cả mọi người ai cũng thiết lập và sống với chánh niệm tỉnh thức, chứ không riêng gì người theo đạo Phật. Đây là một phương thức sống của khoa học và của xã hội loại người văn minh phát triển.

Sự lãnh đạo bằng chánh niệm chính là xây dựng một ý thức hệ tỉnh thức để nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng, các vấn đề một cách khách quan và trung thực. Khi thấy rõ được mọi vấn đề thì người lãnh đạo sẽ đưa ra những phương thức giải quyết một cách tốt đẹp nhất. Đây chính là giá trị đích thực của chánh niệm trong đạo Phật.

Ngày nay, khoa học và kỹ thuật đang phát triển trên một tầm cao mới, nhưng vẫn không ngăn chặn được những trào lưu tư tưởng tiêu cực đem nỗi đau thương tổn thất đến nhân loại như thảm sát, khủng bố, bạo động và chiến tranh… Đó chính là những thành tố lãnh đạo thiếu chánh niệmtình thương đối với nhân loại gây nên những hậu quả như vậy.

Hơn bao giờ hết, chúng ta phải thiết lập sự chánh niệm tỉnh thức, phát triển tình thương nhân loại ngay trong đời sống hiện tại của chính mình, thiết lập sự chánh niệm trong nhà trường để giáo dục cho thế hệ trẻ, thiết lập chánh niệm trong công ty xí nghiệp, trong bệnh viện, trong cơ quan tổ chức quốc gia và quốc tế… đó chính là sự lãnh đạo bằng chánh niệmmột thế giới hoà bình bền vững.

1. vi.wikipedia.org
2. Chiến tranh hạt nhân.
3. Anguttara Nikaya, Kinh Tăng Chi Bộ I, Chương một pháp, phẩm thiền định, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo 2005, trang 89.
4. Kinh Tiểu Bộ, Phẩm Sagathaka Vagga, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo 2005. ,
5. Kinh Tăng Chi Bộ I, Chương một pháp, Phẩm tam không điều phục, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo 2005, trang 19.
,
6. Kinh Pháp Cú, phẩm Chiến Thắng

(Tham luận hội thảo Vesak 2019)

https://thuvienhoasen.org/images/file/xlhXI9fT1ggQADYq/03-su-lanh-dao-bang-chanh-niem-vi-hoa-binh-ben-vung-ht-thich-minh-thien.pdf

 
MỤC LỤC VESAK 2019 VIỆT NAM

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.