Mối Liện Hệ Giữa Trung Quán Luận Và Kinh Tạp A-hàm

26/03/20202:59 CH(Xem: 3897)
Mối Liện Hệ Giữa Trung Quán Luận Và Kinh Tạp A-hàm
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ SƯƠNG
PD : THÍCH NỮ MINH PHƯỚC
MHV: CQ2224
 
Môn: Triết Học Trung Quán
ĐỀ TÀI:
MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TRUNG QUÁN LUẬN VÀ KINH TẠP A-HÀM
Giảng viên phụ trách:
TT. TS. Thích Hạnh Bình

 

 

I. MỞ ĐẦU

Tổng Luận

Trong Phật pháp có ba tạng Thánh điển gồm Kinh, Luật, và Luận tạng. Luận là một loại Thánh điển của Phật giáo, do đệ tử Phật trước tác để giải thích lời Phật dạy. Đức Phật vì để thích ứng căn cơ trình độ chúng sanh mà giảng dạy giáo pháp, cho nên giáo pháp có sâu có cạn, do đó người sau đọc khó hiểu, vì cách xa bối cảnh thời mà đức Phật nói pháp. Vì thế xưa nay các vị Luận sư, trước tác Luận, với mục đích làm rõ tư tưởng của Kinh. Nên chúng ta từ Luận tìm hiểu nội dung Kinh có phần dễ hiểu hơn. Cũng vậy, Bồ-tát Long Thọ rất am tường về Kinh điển Đại thừa, nên Ngài đã tạo ra các bộ Luận để giải thích ý nghĩa chơn thật tánh trong kinh. Nhằm đả phá những quan điểm lệch lạc của các bộ phái. Từ đó, Luận này được ra đời.

 Luận này được gọi là “Trung”, người Trung Quốc cũng nói về đạo Trung Dung. Thế thì chữ Trung có ý nghĩa gì? Có thể trả lời, Trung có nghĩa là phù hợp. Giống như cắm một cây trúc, chẳng nghiêng bên trái, không lệch bên phải, nếu nghiêng thì bị ngã. Phật pháp cũng giống như thế, tinh thần thái độ lập trường của nó đều Trung. Căn bản của Phật pháp lấy Trung làm tông, để thuyết minh chơn lý và vũ trụ nhân sinh, nếu hiểu được chơn lý đó thì chính là Trung, còn sai lầm một chút thì không phải Trung. Và từ khi đức Phật xuất thế đến nay, chỉ có Bồ Tát Long Thọ đem ý nghĩa của chữ Trung phát huy một cách triệt để, vì thế chúng ta căn cứ từ trên hai phương diện này để thuyết minh khái niệm này. Và ngày nay các vị học giả đã lược giảng về ý nghĩa này rất đa dạng và phong phú trong Phật giáo. Cũng thế Hòa Thượng Ấn Thuận đã đem sự nghiệp hoằng hóa giáo pháp đến cho các hành giả tu họcgiảng giải ý nghĩa của Luận Trung Quán. Chính vì vậy, học trò căn cứ theo tác phẩm “Lược Giảng Luận Trung Quán” của Hòa Thượng Ấn Thuận giảng vào năm 1949, tại Đông Liên Giác Uyển, Hồng Kông, được Huệ Oánh ghi lại và do TT. TS. Thích Hạnh Bình và Quán Như dịch; để làm quy chuẩn cho đề tài nghiên cứu “Mối Liện Hệ Giữa Trung Quán Luận Và Kinh Tạp A-Hàm” thông qua bài kệ trong Phẩm thứ 24-Quán Tứ đế: (Thị cố kinh trung thuyết, nhược kiến nhân duyên pháp, tắc vi năng kiến Phật, kiến khổ tập diệt đạo), bài kệ này tác giả lấy tư tưởng từ Kinh A-hàm để làm rõ tư tưởng Trung Luận về lý Duyên khởi. Ở Việt Nam cũng có không ít tác phẩm nghiên cứu viết về tư tưởng “Trung Luận” của Bồ Tát Long Thọ, mỗi tác phẩm đều có tính đặc thù, tác giả trình bày cách hiểu của mình đối với Trung Luận. Cũng vậy, nội dung tác phẩm này cũng mang ý nghĩa đó, tuy nhiên điều mà khiến chúng ta chú ý ở tác phẩm này là phương pháp phân tích lý giải Trung quán của Ngài Ấn Thuận có phần khác biệt so với những tác phẩm bằng Việt ngữ hiện cóViệt Nam.

Ngài cho rằng Long Thọ lấy tư tưởng kinh A-hàm làm nền tảng xây dựng triết lý duyên khởi tánh không trong Trung Luận, từ lập trường tư tưởng này chúng ta thấy sự nhất quán về tư tưởng giữa Đại thừaTiểu thừa khi lý giải về giáo lý Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Niết bàn trong đạo Phật. Nếu có khác đi chăng nữa cũng chỉ là sự khác biệt cách lý giải về mặt bản thể luận, Đại thừa đứng trên lập trường Duyên khởi nhấn mạnh các pháp vốn Không (Sũnyatã) còn Tiểu thừa cụ thểHữu bộ đứng trên lập trường sự hiện hữu của Uẩn xứ giới thiết lập quan điểm cho rằng bản chất của các pháp là Thật có (bhava). Căn cứ từ quan điểm của tác giả, học trò lấy cơ sở ý cứ cho đề tài nghiên cứu này. Có thể nói, đây là điểm đặc thù của đề tài nghiên cứu “Mối Liện Hệ Giữa Trung Quán Luận Và Kinh Tạp A-Hàm” và đề tài này cũng góp một phần cho tư liệu nghiên cứu về Luận tạng trong kho tàng Phật giáo được phong phú và đa dạng hơn.

 

II. NỘI DUNG

1. Khái Quát Chung

Toàn bộ tác phẩm “Trung Luận” của Ngài Long Thọ gồm có 27 phẩm, 447 bài tụng, mỗi kệ 4 câu, nhưng Hòa Thượng Ấn Thuận chỉ soạn ra 70 bài tụng, phân thành đại cương chi tiết theo hệ thống, nội dung ý nghĩa chính trong đó, với thứ lớp tổ chức, chẳng khác gì toàn bộ “Trung Luận”tiết kiệm được thời gian. Đặc biệt trong bài tụng dưới đây rất quan trọng và được tuyển chọn từ “phẩm Quán Tứ đế”. Phẩm này trong “Trung Luận” chiếm địa vị chủ yếu nhất, nếu không nắm bắt được ý nghĩa đó, thì sẽ đem “Trung Luận” giải thích thành bất không.[1] Trong bài tụng này tác giả lấy tư tưởng trong kinh A-hàm để làm rõ ý nghĩa của Trung quán. Từ đó, chúng ta nhận ra rằng; dù bất cứ trong kinh điển Đại thừa hay Tiểu thừa ghi chép có đồng có dị nhưng cuối cùng cũng là một ý nghĩa một giáo phápđức Phật đã dạy. Điều đó sẽ được phân tích rõ qua bài kệ sau:

是故經中說,

若見因緣法,

則為能見佛,

見苦集滅道。

(Phẩm thứ 24. Quán Tứ đế)[2]

Nguyên âm: Thị cố Kinh trung thuyết, nhược kiến nhân duyên pháp, tắc vi năng kiến Phật, kiến khổ tập diệt đạo.

Dịch nghĩa: Thế nên trong Kinh nói, nếu thấy pháp nhân duyên, tức được thấy Phật, thấy khổ tập diệt đạo.

Ngài Long Thọ trích dẫn Kinh để thuyết minh, đoạn kinh này là kinh chung của Đại thừaTiểu thừa. Thông thường cũng hay nói: “Thấy duyên khởi tức thấy pháp, thấy pháp tức thấy Phật”. Ý nghĩa câu này đồng ý nghĩa với đoạn kinh trên, chẳng qua ở trong đó đem pháp chia thành khổ-tập-diệt-đạo, là căn cứ theo “Kinh A-hàm”. Thông thường người học Phật muốn thấy Phật, cũng muốn thấy pháp, thấy pháp tức thấy đạo lý, thấy chơn như, ngộ trung đạo, thấy được tất cả chơn lý phổ biến của vũ trụ, theo Tiểu thừa người muốn thấy Phật người ấy phải giác ngộ khổ-tập-diệt-đạo; theo Đại thừa thì người ấy phải ngộ không tánh của các pháp. Nếu thấy pháp nhân duyên, hiểu được các pháp Duyên Khởi, tức có khả năng y theo pháp nhân duyên sanh, thông đạt được khổ-tập-diệt-đạo, thấy được không tánh của các pháp. Nếu muốn chơn chánh thấy được Phật, thì phải thấy được pháp duyên khởi.

Qua sự trình bày trên nó giúp chúng ta lý giải câu: “Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta, Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp”. Ở đây khái niệm Ta chỉ cho đức Phật, như vậy câu này được hiểu là “Ai thấy pháp, người ấy thấy Phật; Ai thấy Phật, người ấy thấy pháp”. Pháp ở đây chỉ cho giáo pháp Duyên Khởi. Ai thấy được pháp Duyên khởi, người ấy cũng thấy được trạng thái Vô Thường, Vô Ngã của vạn vật và ngay cả bản thân mình. Ai đã thấy được Vô Thường, Vô Ngã thì người ấy không thể chấp: “Cái này là của tôi là tôi là tự ngã của tôi”. Chính vì thế trong Kinh Tạp A-hàm nói lên sự Duyên Khởi nhưng không ngoài ý nghĩa đã phân tích trên.

Chính vì vậy, để làm rõ mối liên hệ của Luận Trung quán và Kinh Tạp A-hàm có sự liên kết với nhau. Từ đó, chúng ta căn cứ vào Kinh Tạp A-hàm để phân tích nhận định trên được rõ ràngchuẩn xác nhất.

    Duyên khởi là pháp được đức Thế Tôn giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, trước khi Ngài thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Thế thì nội dung và ý nghĩa của pháp Duyên khởi này là gì? Chúng ta có thể căn cứ vào các Kinh số: 292~299, 348~350 trong “Kinh Tạp A Hàm” đều đề cập đến bốn câu kệ sau:

Cái này có nên cái kia có,
Cái này sinh nên cái kia sinh;
Cái này không nên cái kia không;
Cái này diệt nên cái kia diệt.

Bốn câu kệ này là nội dung và ý nghĩa của lý Duyên khởi được đức Phật giác ngộ, nó mang tính định luật, qui luật, qui tắc. Từ định luật này mà phát triển thành 12 Nhân duyên, Tứ đế, nhân quả nghiệp báo...và thậm chí sau này, phái Hữu Bộ cũng căn cứ định luật này mà hình thành thuyết 6 nhân - 4 duyên. Hai câu đầu của bài kệ; “Cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh” đề cập đến nguyên tắc hình thành các pháp, nói lên ý nghĩa mối tương quan giữa cái này và cái khác, ví dụ: (khái niệm cha và con có mối quan hệ thiết thân, khi người con vừa ra đời thì khái niệm cha liền xuất hiện, và khái niệm cha chỉ xuất hiện khi người con ra đời, không thể không có con mà lại có khái niệm cha)[3]. Đây là mối tương quan bình đẳng giữa cái này và cái khác. Ngoài ra còn có sự tương quan mang tính nhân và quả, do nhân mà dẫn đến quả. Ngược lại, hai câu kệ còn lại : “Cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt”, là đề cập đến qui luật về sự hoại diệt của các pháp. Ví dụ, (cơm từ gạo, nước, lửa, trong đó có cả yếu tố con người...nấu thành, nếu như một trong những yếu này không có thì cơm không thành, như vậy là sự hoại diệt của các pháp).[4] Do vậy, bốn câu kệ này mang tính qui luật của tiến trình sinh và diệt của tất cả pháp, trong đó có cả con ngườiý thức của con người, không có một pháp nào sinh diệt mà ra ngoài ý nghĩa này.

Và trong tác phẩm “Những Vấn Đề Cốt Lõi Trong Kinh Tạp A-Hàm” TT.TS Thích Hạnh Bình có trích dẫn đoạn kinh sau để nói lên Tiếng Rống Sư Tử biểu thị Phật nói pháp Duyên Khởi; Như Lai thành tựu mười lực, được bốn vô úy, biết trú xứ của Phật trước kia, thường chuyển Phạm luân, ở trong đại chúng phát lên tiếng gầm sư tử: “Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, có nghĩa là duyên vô minh nên có hành. Nói đầy đủ cho đến tập khởi thuần một khối khổ lớn và thuần một khối khổ lớn bị diệt.” Này các Tỳ-kheo, đây là giáo pháp chân thật được hiển hiện, cắt đứt dòng sanh tử; cho đến, người ấy tất khéo hiển hiện. Giáo pháp chân thật được hiển hiện, cắt đứt dòng sanh tử như vậy, đủ khiến cho người thiện nam phát lòng tin, chân chánh xuất gia, phương tiện tu tập, sống không buông lung. Ở trong Chánh pháp luật, tinh tấn chuyên cần khổ hạnh, dù da bọc xương, máu thịt khô kiệt, nếu chưa đạt được điều cần phải đạt, thì không xả bỏ phương tiện ân cần tinh tấn, cứng rắn chịu đựng.

Điều đó, chứng tỏ rằng: Bồ Tát Long Thọ lấy tư tưởng Kinh Tạp A-hàm nhằm giải thíchý nghĩa Trung Quánthông đạt được khổ-tập-diệt-đạo, thấy được không tánh của các pháp, thấy được pháp Duyên khởi.

Nguyên lý duyên khởichân lý do đức Phật khám phá. Nó không bị giới hạn trong một không gianthời gian. Đức Phật dạy “Pháp duyên khởi chẳng phải do ta làm ra, chẳng phải do người khác làm ra. Dù Như Laixuất hiện hay không xuất hiệnthế gian, pháp này vẫn tồn tại”. Là một thực tại tính (tathata) chân như tính hay còn gọi là Phật tính (Buddhata). Đức Phật do giác ngộ nguyên lý này mà thành Phật: “Như Lai tự giác ngộ pháp này thành đẳng chánh giác”.

Qua đó, lý Duyên Khởi giúp ta thấy rõ mối tương quan sanh diệt của vạn hữu trong vũ trụ. Đây là một quy luật của cuộc sống. Theo nguyên lý này, không có một pháp nào có thể tồn tại độc lập, chúng không có tự ngã riêng cũng không có một quyền năng nào sáng tạo ra. Nhận thức được quy luật này, con người mới có thể giải quyết các vấn đề trong xã hội.

 

2. Ai Thấy Lý Duyên Khởi Người Ấy Thấy Phật.[5]

Như đã được trình bày, giáo lýđức Thế Tôn giác ngộ dưới cội cây Bồ đềDuyên khởi, nhờ giác ngộDuyên khởi biết được vạn pháp đều Vô thường, do vì biết các pháp là Vô thường, nhờ vậy hiểu rõ con ngườiVô ngãVô ngã sở. Do Vô thường mà chấp là thường, do vô ngã mà chấp là ngã cho nên sinh ra khổ, muốn chấm dứt nổi khổ ấy phải diệt trừ tính cố chấp hay là vô minh, do vậy, hình thành 37 Phẩm Trợ Đạo và tất cả Phật pháp. Như vậy, Duyên khởi là pháp rất quan trọng trong hệ thống giáo lý nhà Phật. Đó chính là lý do tại sao trong Kinh A hàm hay Nikaya đều có nói đến.

Kinh Trung Bộ 1, Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi, trang 422 (Thế Tôn đã nói như sau: "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".)

Kinh Trung Bộ 3, Kinh Đa Giới, trang 222 (Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. 

Thật ra, lời dạy này mang ý nghĩa rất sâu sắc, Ngài muốn xác định rằng, tất cả Phật pháp đều dựa vào ý nghĩa Duyên khởi mà hình thành; Duyên khởichân lý, là pháp thường trụ của thế gian, cho nên Phật pháp cũng là pháp mô tả về chân lý của thế gian. Như vậy pháp đó, nhất địnhliên hệ đến đời sống con ngườicon người có thể hiểu và thực hành được. Điều đó có nghĩa, ai muốn hiểu được tinh thần Phật pháp trong các kinh điển, người ấy phải hiểu đạo lý Duyên khởi, và ngược lại ai muốn hiểu rõDuyên khởi cũng phải hiểu rõ Phật pháp, có nghĩa là ngang qua Tam tạng Giáo điển, chúng ta mới có thể hiểu rõ ý nghĩa giáo lý Duyên khởi.[6]

Và một số kinh điển khác có ghi chép về lý Duyên khởi này như: Trung Bộ Kinh I, số 28; Tương Ưng III, trang. 144 và Tiểu Bộ I, trang 48 chép lời Thế Tôn: “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật (Ta). Thấy Phật quả là sự giác ngộ tối thượng”.[7]

Hòa Thượng Minh Châu đã nhận định: Ở đây cho thấy thực tạiDuyên khởi, Vô ngã. Đây chính là thật pháp, như pháp, là thật tánh, bất hư vọng tánh, như chủ trương của Hoa Nghiêm qua giáo lý "Pháp giới trùng trùng Duyên khởi". Không có một sự cao thấp nào giữa Duyên khởi được Thế Tôn chứng ngộ trình bày dưới mười hai chi phần nhân duyên Tương Ưng Bộ Kinh IIDuyên khởi của Hoa Nghiêm cả.

Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các hành diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt, do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt, do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi".

Khi đức Phật còn tại thế, Ngài lên cung trời Đao Lợi, vì thân mẫu thuyết pháp, thời gian khoảng 3 tháng. Đại chúngnhân gian rất khát vọng được gặp Phật, vì thế Tôn giả Mục-kiền-liên đi thỉnh đức Phật, Ngài nhận lời vào một ngày sẽ trở lại nhân gian. Lúc đó mọi người đều nghinh tiếp đức Phật, chỉ có Tôn giả Tu-bồ-đề, trong chúng đệ tử Phật, Ngài là vị giải không đệ nhất, Ngài suy nghĩ: mọi người đều đi gặp đức Phật, còn mình nên đi hay không? Rồi nghĩ đức Phật từng dạy qua: “Thấy duyên khởi tức thấy pháp, thấy pháp tức thấy Phật”. Vì thế Ngài chỉ thiền định quán pháp duyên khởi, thấy pháp không tánh, tức thấy pháp thân Phật. Do đó muốn thấy Phật thấy Pháp, phải từ Duyên khởithực hành, vì Duyên khởi này là căn bản của Phật pháp. Nếu không thấy Duyên khởi, chỉ thấy pháp là thật có là điều ngược lại với lý Duyên khởi. Bấy giờ có Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc[8], vì muốn thấy Phật trước tiên, nên hiện thành chuyển luân thánh vương, được gặp Phật trước hết. Nhưng đức Phật dạy: “Cô nghĩ cô là người đầu tiên thấy ta phải không? Kỳ thật Tu-bồ-đề mới là vị thấy ta trước nhất”. Do đó thấy pháp mới thấy chơn chánh thấy Phật, muốn thấy Phật liễu sanh thoát tử, nếu không từ pháp Duyên khởi thì chẳng đạt được.[9]

Theo kinh Đại Duyên (Trường Bộ kinh), đức Phật dạy: “Do không hiểu lý Duyên khởichúng sanh bị rối loạn như tổ kén, như ống chỉ, phải bị khổ đau đọa lạc trong sanh tử”. Những ai nhận thức được nguyên lý này mới có thể đạt được cuộc sống bình anhạnh phúc.

Như vậy, ai muốn thấy Phật thì người ấy phải thấy được pháp. Cũng vậy, ai đã thấy được pháp Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, cũng có nghĩa là người ấy đã thấy Phật, vì khái niệm Phật với khái niệm pháp chỉ cho người thấy chân lýchân lý. Từ chân lý trong nhà Phật được mang ý nghĩa như vậy, không phải là lời nói hồ đồ, thiếu cơ sở.

Điều đó nói lên rằng: Ai đã thấy được Vô thường, Vô ngã, thì người ấy không thể chấp: “Cái này là của tôi là tôi là tự ngã của tôi”, như vậy, được giác ngộgiải thoát. Từ điểm này nó gợi ý cho chúng ta hiểu, pháp Duyên khởi, Vô thường, Vô ngãchân lý, những phương tiện hay những hình thức giáo dục khác nhau, nó không phải là chân lý, vì nó chỉ có giá trị, và phù hợp với một đối tượng cụ thểnhất định nào đó, không thể là cái chân lý chung cho mọi con người và mọi xã hội khác nhau.

Hoặc trong Kinh Tương Ưng đức Phật vì pháp này vì lòng từ mẫn mà thuyết giảng cho Tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâm chung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tônđảnh lễ Ngài lần cuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi Thế Tôn ở được, cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mình ở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỳ kheo Vakkali. Sau khi đến đức Thế Tôn hỏi:

- Này Vakkali, nếu ông không có gì trách mình về giới luật, vậy có gì phân vân hay hối hận không?

- Đã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn, nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn.

- Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali. Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta, Ai thấy Ta, người ấy thấy pháp.[10]

Trên đây là đoạn đối thoại giữa Thế Tôn và Vakkali. Qua mẫu đối thoại này, nó gợi ý cho chúng ta hiểu rõ một vài vấn đề căn bản trong Phật pháp. Vấn đề trước tiênchúng ta cần xác định nơi đây là. Đức PhậtTỳ kheo Vakkali đứng hai vị trí khác nhau. Tỳ kheo Vakkali đứng từ góc độ tình cảm, có lòng kính ngưỡng, muốn đảnh lễ và tận mắt nhìn dung nhan đức Phật lần cuối trước khi nhắm mắt lìa trần. Thế nhưng, đức Thế Tôn không đứng từ góc độ tình cảm này, an ủi Vakkali.

Ngược lại Ngài đã đứng từ góc độ một vị Đạo sư đến thăm Vakkali lần cuối và giáo dục Vakkali nhận chân được chân lý để được giác ngộgiải thoát, cho nên Ngài đã nói câu: “Có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này”. Câu này Ngài cũng muốn nói thân xác Phật và chúng sanh như nhau nhưng chỉ khác ở cái tâm khác về sự chứng ngộ mà Ngài đã đạt được sự giác ngộgiải thoát.

Như vậy, Tỳ kheo Vakkali nếu muốn diện kiến đức Thế Tôn cần nên diện kiến sự giác ngộgiải thoát, nếu như Vakkali muốn tỏ lòng ngưỡng mộ đức Thế Tôn thì Vakkali nên thực hành giáo pháp của Ngài, nếu như Vakkali muốn đoạn trừ những nổi khổ đau cho mình thì Vakkali chính mình phải giác ngộDuyên khởi, Vô thường, và Vô ngã, còn nếu như Vakkali muốn hóa độ chúng sanh thì trước tiên Vakkali phải giác ngộ chân lý. Đó là nội dung và ý nghĩa câu: “Ai thấy pháp, người ấy thấy Phật; Ai thấy Phật, người ấy thấy pháp” khi Ngài khuyên Tỳ kheo Vakkali lúc lâm bệnh.

Đó chính là lý do tại sao có nhiều người sau khi nghe đức Phật nói pháp bèn phát biểu: “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.”[11]

3. Đức Phật Giảng Duyên Khởi Với Mục Đích Gì?

Đức Phật giảng dạy về chân lý, đều lấy pháp duyên khởi làm cơ sở. Điều đó chứng minh qua đoạn kinh trong cuộc trò chuyện của ngài Xá-lợi-phất với Tỳ kheo Mã Thắng: Khi ngài Xá-lợi-phất chưa xuất gia, một hôm đang đi ngoài đường, nhìn thấy Tỳ-kheo Mã Thắng, oai nghiêm túc, trong thâm tâm sinh lòng kính trọng, rồi ngài thưa: “Bạn xuất gia với ai? Thầy của bạn dạy những gì”? Tỳ-kheo Mã Thắng trả lời: “Thầy tôi là Thích-ca-mâu-ni, giảng dạy rất nhiều giáo pháp”. Ngài Xá-lợi-phất rất khẩn thiết xin được nghe đôi lời về giáo pháp đó, nên Tỳ-kheo Mã Thắng trả lời: “Các pháp do nhân duyên sanh, các pháp cũng do nhân duyên mà diệt, thầy tôi Đại-sa-môn, thường dạy như thế.” Đây là giáo lý căn bản của Phật pháp, ngài thường giảng dạy như vậy. Và khi đức Phật còn tại thế ngoại đạo hay hỏi Ngài, đưa ra vấn đề gì, đức Phật đều trả lời không phải như thế, cuối cùng, ngoại đạo hỏi: “Chuyện gì cũng không phải, thế cuối cùng Ngài muốn là gì?” Đức Phật trả lời: “Ta chỉ dạy Duyên Khởi”. Vì thế nên biết đức Phật giảng dạy tất cả giáo pháp, đều được xây dựng từ đạo lý của pháp duyên khởi.

Với mục đích, đức Phật chỉ ra bản chất con người không có cái gì gọi là Ngã (atmam) hay linh hồn trường cửu, các sự vật luôn luôn ở trong trạng thái thay đổi chuyển dịch, sự chuyển dịch đó đức Phật gọi là Vô thường (anitya), không có một pháp nào đứng yên cố định. Sắc đẹp hay sự giàu sang hoặc địa vị v.v.... dù chúng ta có cố giữ đến đâu, rồi cũng phải chịu đổi thay ở một lúc nào đó. Sự khác biệt giữa người trí và kẻ ngu chính là sự nhận thức đúng hay sai, có nghĩa là thái độ của chúng ta như thế nào về thực trạng này.

4. Mối Liên Hệ Duyên Khởi Trong Trung Quán Và Tạp A-Hàm Như Thế Nào?

Qua những nghiên cứu trên cho ta thấy pháp Duyên Khởi có sự liên hệ mật thiết với nhau giữa tư tưởng trong Trung Quán và trong Kinh Tạp A-hàm, đều mang một ý nghĩa chung và nhận thấy được bản chất sự vật, sự việc. Đồng thời khẳng định rằng xưa nay đức Phật chỉ giảng dạy một pháp Duyên Khởi, dù ở mọi hoàn cảnh nào hay trong bất cứ sự ghi chép trong Kinh, Luận nào thì nó vẫn mang một ý nghĩa đồng nhất chứ không có sự khác biệt nào.

Đoạn kinh sau đức Phật còn khẳng định: “Này các Tỳ-kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dụng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần Giác ngộ Tứ Thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra”. Trước lúc nhập Niết-bàn, Đức Phật còn ân cần hỏi các đệ tử: “Này các Tỳ-kheo, đối với Bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn tức khắc, không nên giữ sự hoài nghi mà không cầu giải đáp”. Điều này chứng tỏ, từ khi mới thành đạo, thuyết bài pháp đầu tiên, cho đến khi nhập Niết-bàn, Đức Phật chỉ dạy “khổ và con đường diệt khổ”.[12]

Thế thì chân lý mà Ngài chứng được dưới cội cây Bồ đề là gì? Đó là đạo lý duyên khởi (pratiya-samutpada), nguyên lý vận hành của con ngườivũ trụ, trên thế gian không có một vật, một người nào sinh tồn hay biến mất mà không theo nguyên tắc này. Đây chính là ý nghĩađức Phật trình bày trong “Kinh Tạp A hàm” với nội dung như sau:

“Pháp duyên khởi chẳng phải do ta làm ra, chẳng phải do người khác làm ra. Dù Như Laixuất hiện hay không xuất hiệnthế gian, pháp này vẫn tồn tại. Như Lai tự giác ngộ pháp này, thành đẳng chánh giác...”[13]

Nói thì như vậy, nhưng để hiểu và thực tập thành công không phải là vấn đề đơn giản. Đức Phật hỏi A-nan: Việc chẻ một sợi lông thành trăm phần, rồi lấy cung tên bắn trúng vào một phần sợi lông và tất cả những mũi tên đó đều trúng, là khó hay không? Tôn giả A-nan bạch Phật: Nếu chẻ sợi lông thành trăm phần, rồi bắn vào một phần sợi lông, mỗi một phát đều trúng, điều này rất là khó. Phật bảo A-nan: “Chưa bằng đối với Khổ Thánh đế mà biết như thật, thì điều này mới thật là khó hơn. Cũng vậy, đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà thấy biết như thật, điều này mới thật sự là khó”.[14]

Ví dụ chúng ta thường nói rằng, Phật phápchân lý, trong khi đó chúng ta giới thiệu một số quan điểm về Phật pháp, nó hoàn toàn không liên hệgiá trị gì với đời sống con người, đôi khi lại có hại cho cuộc sống. Trong khi đức Phật nổ lực giảng dạy, làm cho con người thấy rõ được chân lý để được giác ngộgiải thoát thì chúng ta làm ngược lại lời dạy với con người xã hội với những quan điểm mù mờ, đen tối, thiếu cơ sở, thiếu ánh sáng của khoa học.

Thế thì những quan điểm đó làm sao gọi là chân lý được? Có thể điều đó đúng và hợp lý cho một phần tử nào đó trong xã hội, nhưng không phải là tất cả, cho nên không thể gọi là chân lý. Đó chính là lý do tại sao đức Phật dạy: “Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta”. Hoạt động của khối óc và con tim là hai lĩnh vực khác nhau, cả hai đều cần cho sự sống của con người, nhưng không thể thay thế cho nhau.

Trái tim mà thay cho khối óc suy nghĩ sự việc thì cuộc đời sẽ xuất hiện biết bao sự lộn xộn và rối rắm; Khối óc mà thay thế cho trái tim làm việc thì cuộc sống của con người chẳng khác nào như sinh hoạt của tòa án, cho nên chúng ta không nên lẫn lộn giữa khối óc và con tim. Điều đó cho thấy chúng ta nên sống với nhau bằng trái tim và nên làm việc bằng khối óc.

 

III. KẾT LUẬN

Do đó, Ngài Long Thọ đối với Phật pháp có sự nhận thức rất đặc biệt, kiến giải cao thâm. Sự kiến giải của Ngài, chính là sự kiến giải của đức Phật[15], chẳng qua Ngài là người đem nó mổ xẻ phát triển. Cho dù Đại thừa hay Tiểu thừa đều lấy chơn lý chung là Duyên khởi, nếu rời khỏi Duyên khởi không có cái gì tương ưng với nghĩa không này thì Đại - Tiểu thừa đều không triệt để.

Đối với giáo pháp của đạo Phật, đức Phật khẳng định: “Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật, thấy Phật là đạt được sự giác ngộ tối thượng”. Đối với giáo pháp nguyên thủy, thuyết Duyên Khởi là nền tảng để thể nghiệm giáo lý Vô ngãnghiệp cảm Duyên khởi. Hoặc trong Bắc tông, Duyên Khởi là cơ sở để hình thành học thuyết tánh không, A-lại-da duyên khởi, chân như duyên khởipháp giới duyên khởi.

Đức Phật không phải là những người tạo ra những thứ mới lạ, mà là người phơi bày cho thiên hạ nhìn thấy những điều vốn đã có sẵn nhưng hầu hết không thể nhìn ra. Những cái thấy đó quan trọng vì chúng giúp người thấy chấm dứt được đau khổ, cái đi ra từ những ngộ nhận. Giáo lý Duyên Khởi hay Tứ Đế cũng đều là những vấn đề của muôn thuở. Từ vô thủy đến vô chung, những nguyên tắc đó đã là luật chung của vạn hữu. Qua lời Phật, ta có thể nhìn thấy những nguyên tắc đó vốn dĩ bàn bạc khắp mọi khía cạnh của đời sống, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.

Do vậy, chúng ta tỏ lòng biết ơn cung kính lễ lạy Ngài bằng cách hiểu rõ giáo lý của Ngài, sống trong sự hiểu biếtgiải thoát. Đây chính là ý nghĩa trong “Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật” (金剛般若波羅蜜經) [16],mà đức Phật đã dạy. Đến với đạo Phật là đến để thấy và biết không phải đến để tin, nơi đâu có sự hiểu biết, nơi ấy có giác ngộ; nơi nào có giác ngộ, nơi ấy có giải thoát; nơi nào có giác ngộgiải thoát, nơi ấy có Phật , cảnh giới ấy là cảnh giới của Phật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- H.T. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình-Quán Như Dịch, “Lược Giảng Luận Trung Quán”, Nxb Phương Đông, Năm 2014.

- Thích Hạnh Bình Biên Soạn, “Những Vấn Đề Cốt Lõi Trong Kinh Tạp A-Hàm”, Nxb Hồng Đức, Năm 2018.

- Thích Hạnh Bình, “Triết Học Có Và Không Của Phật Giáo Ấn Độ”, Nxb Phương Đông, Năm 2009.

- H.T. Thích Chơn Thiện, “Phật Học Khái Luận - Tiết I: Duyên Khởi Và Vô Ngã”, Nxb Phương Đông, Năm 2009.

- H.T. Thích Minh Châu Dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” Tập 3, Viện Nghiên Cứu Việt Nam Ấn Hành, Năm 1993.

- H.T. Thiện Siêu Và HT. Thanh Từ Dịch, “Kinh Tạp A Hàm” Tập 1, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Ấn Hành Năm 1993.

- Thích Nguyên Hùng Biên Soạn, “Tổng Quan Bốn Bộ A Hàm, Toát Yếu Kinh Tạp A – Hàm”, Nxb Hồng Đức, Năm 2014.

 



[1] HT. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình-Quán Như dịch, “Lược Giảng Luận Trung Quán”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 144.

[2] HT. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình-Quán Như Dịch, “Lược Giảng Luận Trung Quán”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 12.

[3] Thích Hạnh Bình, “Triết Học Có Và Không Của Phật Giáo Ấn Độ”, Nxb Phương Đông, Năm 2009.

[4] Thích Hạnh Bình, “Triết Học Có Và Không Của Phật Giáo Ấn Độ”, Nxb Phương Đông, Năm 2009.

[5] Xin tham khảo: Thích Hạnh Bình “Ai thấy Pháp người ấy thấy Phật” (https://thuvienhoasen.org/a26283/ai-thay-phap-la-nguoi-ay-thay-phat)

[6] Xem thêm: Thích Hạnh Bình, “Triết Học Có Và Không Của Phật Giáo Ấn Độ”, Nxb Phương Đông, Năm 2009.

[7] HT. Thích Chơn Thiện, “Phật Học Khái Luận - Tiết I: Duyên Khởi Và Vô Ngã”, Nxb Phương Đông, Năm 2009, Trang 173.

[8] 蓮華色 Phạm: Utpalavarịà. Pàli: Uppalavaịịà. Cũng gọi Thanh liên hoa ni, Liên hoa sắc ni, Liên hoa sắc nữ… Vị Tỷ Kheo Ni được khen ngợi là đệ nhất thần túc trong hàng ngũ Tỷ Kheo Ni đệ tử của đức Phật. Trước khi xuất gia, Liên Hoa Sắc vốn là người ở thành Vương xá, có chồng là người nước Uất thiền, sinh được 1 con gái. Vì biết được chồng tư thông với mẹ, nên nàng bỏ nhà đến thành Ba la nại, lấy chồng khác là 1 Trưởng giả. Một ngày kia, được nghe tôn giả Mụckiền-liên nói pháp, Liên Hoa Sắc cảm thấy sung sướng, bèn qui kính đức Phật, rồi cầu xin Tỷ-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề xuất gia và được chấp nhận. Về sau bà chứng quả A la hán, được 6 thần thông. Cứ theo kinh Tạp A-hàm quyển 23 và kinh Tăng-nhất A-hàm quyển 28, đức Phật lên cung trời Đao lợi thuyết pháp cho mẫu hậu nghe, khi trở lại nhân gian, Liên Hoa Sắc đã hóa làm thân Chuyển luân Thánh vương để đón rước đức Phật.

[9] HT. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình-Quán Như dịch, “Lược Giảng Luận Trung Quán”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 143~144.

[10] HT.  Thích Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 3, Viện Nghiên cứu Việt nam Ấn hành, năm 1993, trang 219.

[11] HT. Thích  Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 3, Viện Nghiên cứu Việt nam Ấn hành, năm 1993, trang 219.

[12] Thích Nguyên Hùng biên soạn, “Tổng Quan Bốn Bộ A Hàm, Toát Yếu Kinh Tạp A – Hàm”, Nxb Hồng Đức, Năm 2014, Trang 311.

[13] HT. Thiện Siêu và HT. Thanh Từ dịch, “Kinh Tạp A hàm” tập 1, Viện nghiên cứu Phật học Việt nam ấn hành 1993, trang 635.

[14] Thích Nguyên Hùng biên soạn, “Tổng Quan Bốn Bộ A Hàm, Toát Yếu Kinh Tạp A – Hàm”, Nxb Hồng Đức, Năm 2014, Trang 312.

[15] Ht. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình-Quán Như Dịch, “Lược Giảng Luận Trung Quán”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 51~52.

[16] Xem thêm: Thích Hạnh Bình, “Triết Học Có Và Không Của Phật Giáo Ấn Độ”, Nxb Phương Đông, Năm 2009.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.