Thư Viện Hoa Sen

Gia đình, xã hộitâm linh - Ứng dụng kinh Thiện Sanh trong cuộc sống

13/01/20182:24 SA(Xem: 8514)
Gia đình, xã hội và tâm linh - Ứng dụng kinh Thiện Sanh trong cuộc sống
GIA ĐÌNH, XÃ HỘITÂM LINH 
ỨNG DỤNG KINH THIỆN SANH TRONG CUỘC SỐNG
Thích Nhật Từ
Gia đình, xã hội và tâm linh
Kinh Thiện Sanh là cẩm nang nhân bản cho người tại gia, thể hiện mối quan tâm của đức Phật đối với các vấn đề gia đình, xã hộitâm linh. Quyển sách này tập hợp 6 bài giảng về nội dung chính của Kinh Thiện Sanh, tại Chùa Xá Lợi, cho các Phật tử có mối quan hoài về cách làm thế nào để người tại gia sống hạnh phúc hơn. Tôi chọn 6 mối tương quan giữa con người với con người (mà mỗi người cần nhận thức đúng đắn để sống có trách nhiệm, tính nhân văn và tình người hơn), làm đề tài ứng dụng Phật pháp trong cuộc sống cho người tại gia. Các chủ đề còn lại trong Kinh Thiện Sanh sẽ được chia sẻ trong một dịp thuận lợi khác.

MỤC LỤC

Thay lời tựa

Chương 1: Đạo vợ chồng

 I. Bổn phận chồng trong gia đình

   1. Lấy lễ đối đãi vợ

   2. Chuẩn mực nhưng không hà khắc

   3. Tùy thời cung cấp y thực và nhu cầu

   4. Tùy thời tặng trang sức đẹp

   5. Cùng vợ làm tốt việc nhà

 II. Đạo làm vợ trong gia đình

   1. Siêng năng, thức dậy trước chồng

   2. Nể chồng, trước sau, trong ngoài

   3. Dùng lời hòa nhã xây dựng

   4. Nhún nhường, ủng hộ điều hay

   5. Hiểu chồng, cảm thông, chia sẻ

Chương 2: Đạo làm cha mẹ và con cái

 I. Đạo làm con

   1. Phụng dưỡng không để thiếu thốn

   2. Trình báo và xin lời khuyên

   3. Không chống điều cha mẹ dạy

   4. Không trái điều cha mẹ làm

   5. Không cản tất cả chánh nghiệp của cha mẹ làm

 II. Đạo làm cha mẹ

   1. Ngăn chặn con làm việc ác

   2. Chỉ dạy con làm việc lành

   3. Thương con đến tận xương tủy

   4. Sắp xếp hôn phối tốt đẹp

   5. Chu cấp những thứ cần dùng

Chương 3: Đạo thầy trò

 I. Đạo làm học trò

   1. Hầu thầy và giúp những thứ cần

   2. Cung kính cúng dường đảnh lễ

   3. Khát ngưỡng cầu học không chán

   4. Kính thuận những điều thầy dạy

   5. Nhớ làm những điều đã học

 II. Đạo làm thầy cô giáo

   1. Huấn luyện đúng chân lý

   2. Dạy trò những điều chưa biết

   3. Giải rõ những điều thắc mắc

   4. Truyền trao không giấu nghề

   5. Giúp trò trưởng thành, hạnh phúc

Chương 4: Tình thân quyến

 I. Năm phương cách thắt chặt tình đoàn kết

   1. Giúp đỡ khi khó khăn

   2. Nói lời hòa nhã hiền lành

   3. Hỗ trợ giúp người tiến bộ

   4. Mang lại lợi lạc cho nhau

   5. Chân thật, không hề dối gạt

 II. Năm cách ứng xử đền đáp

   1. Bảo hộ không cho buông lung

   2. Hỗ trợ không để hao tổn

   3. Che chở thoát khỏi sợ hãi

   4. Khuyên răn ở chỗ vắng người

   5. Khen ngợi điều tốt của nhau

Chương 5: Quan hệ giữa chủ và thợ

  I. Năm bổn phận chủ lao động

   1. Giao việc hợp với khả năng

   2. Lo ăn thích hợp thời khắc

   3. Khen thưởng hợp với công lao

   4. Lo thuốc khi đau bệnh

   5. Cho phép nghỉ ngơi thích hợp

 II. Năm bổn phận người lao động

   1. Siêng năng, dậy sớm làm việc

   2. Chu đáo việc được giao

   3. Chân thật, không hề trộm cắp

   4. Làm việc theo trình tự, phương pháp

   5. Bảo vệ danh giá cho chủ

Chương 6: Phật tửđạo sư

 I. Đạo làm Phật tử tại gia

   1. Làm lành với hành động thân

   2. Làm lành với hành động lời

   3. Làm lành với hành động ý

   4. Phát tâm cúng dường ủng hộ

   5. Nghinh tiếp học hỏi, hành trì

 II. Đạo làm đạo sư

   1. Khuyên ngăn không để làm ác

   2. Hướng dẫn nghệ thuật làm lành

   3. Dạy dỗ vì thiện chí lớn

   4. Mở mang những điều chưa biết

   5. Giúp hiểu pháp sâu sắc hơn

   6. Chỉ dạy con đường sanh thiên


THAY LỜI TỰA

    Kinh Thiện Sanh là cẩm nang nhân bản cho người tại gia, thể hiện mối quan tâm của đức Phật đối với các vấn đề gia đình, xã hộitâm linh. Quyển sách này tập hợp 6 bài giảng của tôi về nội dung chính của Kinh Thiện Sanh, tại Chùa Xá Lợi, cho các Phật tử có mối quan hoài về cách làm thế nào để người tại gia sống hạnh phúc hơn. Tôi chọn 6 mối tương quan giữa con người với con người (mà mỗi người cần nhận thức đúng đắn để sống có trách nhiệm, tính nhân văn và tình người hơn), làm đề tài ứng dụng Phật pháp trong cuộc sống cho người tại gia. Các chủ đề còn lại trong Kinh Thiện Sanh sẽ được chia sẻ trong một dịp thuận lợi khác.

    Đạo Phật không khích lệ các hình thức tự cô lập hoặc tách rời bản thân ra khỏi tương quan xã hội. Vì như thế, ta đánh mất cơ hội tiếp nhận những điều hay mà cuộc đời và những người thân thương có thể trao tặng cho ta, đồng thời, trong một số tình huống, sự ảnh hưởng tích cực của ta đối với tha nhân sẽ không thiết lập được.

    Theo Kinh Thiện Sanh, đạo vợ chồng là điểm xuất phát của hạnh phúc gia đình. Sau một năm chung sống, đôi vợ chồng có tình yêu sẽ trở thành cha mẹ trong gia đình. Tương quan giữa cha mẹ và con cái bắt đầu phát sinh từ đó. Vài năm sau, khi con cái trưởng thành thì mối quan hệ giữa những người thân thương được thiết lập. Ở tuổi trưởng thành, người con sẽ phải lao động mưu sinh và từ đó mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động được đặt ra. Trước khi có cơ hội trở thành người lao động, hầu hết mọi người phải trải qua thời gian học tập tại trường lớp, mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học trò có mặt từ đó.

    Trong tương quan gia đình, mỗi người có trách nhiệm đạo đức đối với vợ - chồng, cha mẹ - con cái và anh - chị - em. Về tương quan xã hội, mỗi người có trách nhiệm đạo đức với tha nhân, gồm thầy cô - học trò, chủ lao động - người lao động, và nhà quản trị quốc gia - công nhân trong nước. Ngoài các tương quan gia đình, xã hội, để sống hạnh phúc hơn, mỗi người còn có tương quan tâm linh, tức giữa bản thân với tư cách tín đồ với các nhà tâm linh Phật giáo, những người hướng dẫn kinh nghiệm thực tập tâm linh Phật giáo. Mối tương quan tâm linh giúp ta sống an lành, thong dongtự tạimọi nơi, dù gặp thuận duyên hay nghịch cảnh.

    Tôi hy vọng rằng quyển sách này góp phần giúp cho độc giả hiểu rõ một đạo Phật nhân bản, rất gần gũi và thiết thân với cuộc sống, mà bất kỳ ai thực tập đều có khả năng mang lại hạnh phúc cho mình và tha nhân.

 

Giác Ngộ, ngày 29-08-2012

TT. Thích Nhật Từ
Tổng Biên tập
Tạp chí và Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay

pdf_download_2
Gia Đình, Xã Hội và Tâm Linh




Tạo bài viết
08/12/2014(Xem: 28908)
05/03/2013(Xem: 34147)
14/02/2013(Xem: 10613)
23/11/2022(Xem: 55883)
26/04/2013(Xem: 39154)
20/09/2014(Xem: 16368)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: