Phật tử phản ứng với cơn dịch bạo lực bằng súng đạn như thế nào?

15/02/20194:11 SA(Xem: 4769)
Phật tử phản ứng với cơn dịch bạo lực bằng súng đạn như thế nào?

PHẬT TỬ PHẢN ỨNG VỚI
CƠN DỊCH BẠO LỰC BẰNG SÚNG ĐẠN NHƯ THẾ NÀO?

How Should Buddhists Respond To The Gun Violence Epidemic?
Lewis Richmond - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: lionsroar.com - Bài Đăng Ngày: 24/3/2018

Tháng 12 năm 2015, sau vụ giết người hàng loạt bằng súng tại San Bernardino, Thiền Sư Lewis Richmond đã phải tự hỏi: Phật Tử phải phản ứng về chuyện nầy như thế nào thì thích hợp và có hiệu quả?

bao luc sung dan
(Ngày 2/12/2015, có 14 nạn nhân trong vụ nổ súng ở San Bernadino, trong số nầy có cô người Việt tên Nguyễn Thị Thanh Tín (Tin Nguyen). - Dec/2/2015, 14 victims of San Bernadino's shooting)

Vì những sự kiện như vậy gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ, bao gồm cả nỗi sợ hãi, tôi nghĩ có thể hữu ích khi nói đến một số sự thật về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ, mà tôi đã lượm lặt được từ những bài viết gần đây. Một số bài viết nầy thì khó hiểu qua trực giác.

Thí dụ, trong 30 năm qua, tỷ lệ bạo lực bằng súng nói chung đã giảm đáng kể. Vâng, quả đúng như vậy. Trên thực tế, tội phạm nghiêm trọng của tất cả các loại cũng giảm đi trong thời kỳ nầy, có lẽ do sự suy giảm về bạo lực liên hệ đến ma túy. Một sự thật khác: kể từ biến cố ngày 11/9 (năm 2001), đã có khoảng 100 người chết ở Hoa Kỳ vì bạo lực khủng bố; và cũng trong cùng thời gian đó, tổng số người chết vì súng (bao gồm nhiều vụ tự tử và bạo lực gia đình) vượt quá con số người chết từ các cuộc chiến tranh Việt Nam, Iraq và Afghanistan cộng lại. Mỗi ngày, mỗi tuần, nhiều người Hoa Kỳ bị giết vì súng, một tình huống độc nhất trong các nước phát triển.

Kiểm soát súng là chủ đề đã được nói nhiều qua truyền thông và qua tin tức, đây là một thực tế khó hiểu qua trực giác: tỷ lệ các gia đình sở hữu súng đã giảm đáng kể trong vòng 20 năm qua, trong khi tổng số súng ở Hoa Kỳ (hiện tại có khoảng 300 triệu khẩu súng) đã tăng lên rõ rệt trong cùng thời kỳ. Điều này có nghĩa là những người sở hữu súng không chỉ sở hữu một khẩu súng; họ sở hữu 5, 10, 20, 100, hoặc trong một trường hợp gần đây, 5000 khẩu súng. Ngoài ra, còn có sự khác biệt về địa lý và sắc tộc. Các gia đình sở hữu súng (bình quân gia đình) cao nhất ở miền Nam, thấp nhất ở vùng biển Thái Bình Dương và vùng Đông Bắc. Người da trắng (bình quân đầu người) sở hữu nhiều súng hơn so với người da màu như người gốc La-tinh, người gốc Á Châu và người Mỹ gốc Phi Châu. Ngay cả khi luật kiểm soát súng nghiêm ngặt được thông qua vào ngày mai, và trừ khi chúng ta thật sự sẵn sàng tịch thu hầu hết các loại súng (giống như nước Úc đã làm sau khi vụ giết người hàng loạt bằng súng ở đó), thì 300 triệu khẩu súng vẫn còn ở trong nước Hoa Kỳ. Nguồn cung cấp vũ khí gần như vô tận này giống như một con ngựa nguy hiểm đã rời chuồng từ lâu. Chúng ta cần nhiều may mắn để dẫn con ngựa nầy trở về chuồng.

Tôi tiếc rằng tôi không thể cung cấp nguồn trích dẫn về những sự thật nầy; vì tôi không nghĩ mình sẽ viết một bài như thế nầy vào thời điểm đó. Tôi biết các trích dẫn của tôi bắt nguồn từ các trang mạng tin tứcuy tín, và các dữ liệu của họ chủ yếu lấy từ cơ sở dữ liệu thống kê tội phạm của FBI. Tôi nhắc đến tất cả những điều này bởi vì, bên cạnh những điều khác, Phật giáo dựa trên sự quan sát mọi chuyện thật sự đã xảy ra.

Vì vậy, tôi tin rằng phản ứng của những người Phật Tử chúng ta, cũng nên dựa vào sự thật chứ không dựa vào cảm xúc. Giới luật đầu tiên và quan trọng nhất của Đạo Phật là ahimsa - nghĩa là không-bạo-lực, không-gây-hại, không-gây-hại khi không-cần-thiết. Điều này đúng với tất cả các giáo phái và các truyền thống của Phật Giáo trong quá khứ và trong hiện tại. Là những người Phật Tử, tôi mạnh mẽ tin rằng chúng ta nên đại diện cho giới không-gây-hại bằng mọi cách chúng ta có thể làm được, và chúng ta sẵn sàng đứng lên bảo vệ giới luật nầy. Tôi nghĩ rằng điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ nên ngồi thiền định, hoặc là chỉ nói lời nguyện cầu từ bi, vân vân... Tôi nghĩ rằng phản ứng của chúng ta cần phải dùng thể lực, và cần phải thực tế hơn thế. Khi người nào đó nã súng ngẫu nhiên vào một đám đông, bằng một khẩu súng trường bán-tự-động, lời cầu nguyện từ bi sẽ không giúp ích được gì. Chúng ta cũng nên nhớ sự thật cao quý đầu tiên của Đạo Phật, nói rằng kiếp người được đánh dấu bằng sự đau khổ. Sự thật nầy không chỉ có nghĩa là mọi người thỉnh thoảng phải chịu đau khổ, mà sự thật nầy còn có nghĩa là con người có khuynh hướng đầu hàng trước "ba thứ độc hại" là "tham lam, sân hận và si mê", con người liên tục tạo ra chiến tranh, bất công, bóc lột, tàn ác, và nhiều hình thức đau khổ không thể tưởng tượng được. Chúng ta luôn luôn có "tham sân si", và ở một mức độ nào đó "ba thứ độc hại" nầy sẽ luôn luôn có mặt. Chiến tranh khủng khiếp biết bao, mà chúng ta lại dễ dàng sắp xếp để quên chúng. Tuy nhiên, chúng ta luôn luôn cần phải nhớ, chiến tranh thì khủng khiếp. Thầy Suzuki Roshi của tôi đã sống qua thời kỳ tồi tệ nhất của Thế chiến Thứ Hai tại Nhật Bản (Thầy đã không phải đi lính Bộ Binh, vì Thầy sống tại chùa của Thầy trong suốt cuộc chiến nầy, và có lẽ Thầy đã thực hiện rất nhiều đám tang cho các thanh niên trẻ). Khi được hỏi về cuộc chiến, Thầy chỉ nói rằng, "Cả đất nước tôi như phát điên lên."

Có vẻ như chúng ta đang sống trong một thời kỳ lịch sử hết sức bạo lực, nhưng một nhà tâm lý học, và cũng là một tác giả có sách bán chạy nhất, ông Steven Pinker, đã nghiên cứu điểm này một cách triệt để, và kết luận của ông là tỷ lệ chiến tranh, bạo lực và tàn ác đã đều đặn giảm dần 1000 năm qua. Vâng, qua cái nhìn của ông ấy, chúng ta thật sự đang có sự tiến bộ, mặc dù giống như con ốc sên đang bò. Đấy dường như là một cái nhìn hữu ích, và được ít người nhận xét.

Tóm tắt lại, Đức Phật là một trong những vị thầy vĩ đại đầu tiên nhận ra rằng trong cõi người, mọi điều xảy ra đều có lý do. Ngay cả những thủ phạm hung ác nhất tạo ra các hành vi bạo lực vẫn là con người, họ hành động bởi vì họ tuyệt vọng, giận dữ, quá khích về ý thức hệ, hoặc là họ bệnh tâm thần. Mặc dù chúng ta không thể và không nên bào chữa cho họ, Phật Tử chúng ta nên tránh việc phi nhân hóa hoặc phỉ báng họ đến mức chúng taphản ứng xấu giống như họ. "Mắt đổi mắt" (Luật trả thù) là một phản ứng dường như làm thỏa thích cơn thịnh nộ của chúng ta, nhưng Đức Phật dạy rằng chúng ta còn có rất nhiều con mắt khác, không phải chỉ có hai con mắt trần tục với nhiều khuyết điểm nầy. Một trong số đó là con mắt trí tuệ, nhìn thấy mọi vật đúng như chúng là, dù tốt, hoặc xấu, dù độc ác đến mức không-thể-hiểu-được, rồi chúng ta phản ứng một cách thích hợp. Những phản ứng khôn ngoan đối với những cực đoan của bạo lực thì không rõ ràng đối với tôi. Có lẽ, cũng không rõ ràng đối với bạn, hoặc với bất cứ người nào khác. Các phản ứng nầy sẽ đòi hỏi chúng ta học hỏi và suy ngẫm cẩn thận. Cùng với sự kiên nhẫn nữa. Tất cả mọi người cần học hỏi trong một thời gian lâu dài. Chúng ta nên làm như vậy.

 

______________________

 

How Should Buddhists Respond To The Gun Violence Epidemic? -
Lewis Richmond - Source-Nguồn: lionsroar.com - Posted: Mar/24/2018
After December, 2015’s mass-shooting in San Bernadino,
Zen teacher Lewis Richmond had to wonder: What is an appropriate or effective response as a Buddhist?

Since such events evoke strong visceral emotions, including fear, I thought it might be helpful to report some facts about gun violence in America I have gleaned from my recent readings. Some of these are rather counterintuitive.

For example, in the last 30 years the overall incidence of gun violence has dropped rather dramatically. Yes, it’s true. In fact, serious crime of all types dropped in that period too, perhaps due to the decline in drug related violence. Another fact: since 9/11, there have been about 100 deaths in America from terrorist violence; during that same period, overall deaths from guns (which include many incidents of suicides and domestic violence) exceeds deaths from the Vietnam, Iraq, and Afghanistan wars combined. Every day, every week, large numbers of Americans are killed by guns, a situation that is unique in the developed world.

Since the subject of gun control has been much in the air and in the news, here is another counterintuitive fact: the ratio of gun-owning households has declined significantly in the last 20 years, while the overall number of guns in America (around 300 million now) has gone up markedly in the same period. This means that people who own guns do not own just one; they own 5, 10, 20, 100—or in one recent case, 5000. There are also differences of geography and ethnicity. Per capita household ownership of guns is highest in the South, lowest in the Pacific seaboard and the Northeast.  Whites own substantially more guns per capita than people of color such as Latinos, Asians and African-Americans. Even if strict gun control laws were passed tomorrow, unless we were actually willing to confiscate most guns (as Australia did after a mass shooting there), those 300 million guns would still be out there. This near-infinite supply of firearms is like a dangerous horse who left the barn a long time ago.  Good luck trying to get the horse back in the barn.

I regret that I cannot offer citations for all these facts; I did not realize I was going to be writing a piece like this at the time I read them. I know my sources were all reputable news sites, and that their data came largely from the FBI database of crime statistics. I report all of this because, among other things, Buddhism is based on the observation of how things actually are.

So I feel our response as Buddhists should also be based on facts rather than emotion. The first and foremost precept of Buddhism is ahimsa—non-violence, non-harm, no unnecessary harm. This is true of all sects and traditions of Buddhism past and present. I feel strongly that as Buddhists we should represent our non-harm precept in any way we can, and be prepared to stand up for it. I don’t think this means we should just meditate, say the loving-kindness prayer, and so on. I think our response needs to be more muscular and practical than that. When someone is firing randomly into a crowd with a semi-automatic rifle, the loving-kindness prayer is not going to help. We should also remember the first noble truth of Buddhism,  that human existence is marked by suffering. This doesn’t just mean that people suffer now and then, it means that because of our human tendency to yield to the three “poisons” of greed, anger, and confusion, human beings are constantly creating wars, injustice, exploitation, cruelty, and many forms of unimaginable suffering. We always have and to some extent always will. Wars are so terrible that we easily arrange to forget them. But they are horrible—always.  My teacher Suzuki Roshi lived through the worst of World War II in Japan (he was not drafted into the Army and lived out the war in his home temple, probably performing a lot of funerals for young men). When asked about the war, he just said, “My whole country went crazy.”

It may seem as though we are living in a particularly violent historical time, but the psychologist and best-selling author Steven Pinker has researched this point exhaustively, and his conclusion is that the incidence of war, violence, and cruelty has been steadily decreasing over the last 1000 years.  Yes, from his point of view we are actually making progress, snail-like though it may seem. That seems to me to be a useful and little-remarked-upon perspective.

And lastly, the Buddha was one of the first great teachers to recognize that in the human realm things happen for a reason. Even the most heinous perpetrators of violent acts are still human beings, acting out of desperation, rage, ideological fervor, or mental illness. While we cannot and should not excuse them, as Buddhists we should avoid dehumanizing or vilifying them to the point that we respond in kind. An eye for an eye is a visceral response that seems to satiate our own rage, but Buddhism teaches that there are many eyes, not just the ordinary flawed human one. One of those is the wisdom eye, which sees things just as they are, whether good, bad, or incomprehensibly evil, and responds appropriately. What the wisdom response to these extremities of violence is not obvious to me. Nor to you, nor anyone else, probably. It will require careful study and reflection for each of us. And patience. Humanity as a whole is in this for the long haul. We should be too.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/03/2013(Xem: 32081)
14/02/2013(Xem: 9951)
23/11/2022(Xem: 54396)
26/04/2013(Xem: 37468)
20/09/2014(Xem: 14472)
06/11/2016(Xem: 36897)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.