Vài suy nghĩ về bài hát “độ ta không độ nàng”

11/06/20194:56 CH(Xem: 30178)
Vài suy nghĩ về bài hát “độ ta không độ nàng”

VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI HÁT “ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG”
Thích Trung Hữu

 

Tôi vừa vô tình nghe được bài hát “Độ ta không độ nàng”. Nhạc Hoa, lời Việt. Nhạc điệu thì hay, văn từ thì cũng văn chương bóng bẩy nghe rất hấp dẫn. Nhưng nếu tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát, rằng bài hát muốn chuyển tải cái gì thì thật sự tôi không hiểu bài này nói gì luôn. 

1. Ta ở đây là ai? Có lẽ là một vị sư, vì trong lời bài hát có câu “Trả người lại áo cà sa”. Dù là ai thì chắc chắn rằng anh ta cũng không phải là người có Phật trong lòng mà chỉ suốt ngày mơ tưởng bóng hình giai nhân. Đã vậy thì sao gọi là "Vì sao (Phật) độ ta không độ nàng". Phật nào mà độ một người như thế chứ? 

2. Nội dung bài hát mâu thuẩn tùm lum. Ví dụ như anh ta nói "Trả người lại áo cà sa. Vì sao độ ta không độ nàng?" Ủa, trả áo cà sa là ra đời hoàn tục, không tu nữa rồi còn độ ta gì nữa? Và nhiều cái mâu thuẩn khác nữa... 

3. Bài hát dùng từ Phật giáo rất nhiều nhưng tôi cho rằng tác giả dùng mà không hiểu nghĩa của chúng là gì, cho nên dùng sai tét bét. Ví dụ câu "Hồng trần hôm nay xa quá/ Ái ố không thể giải bày". Hồng trần là chỉ cho phiền não nhiểm ô. Hồng trần đã xa nghĩa là không còn phiền não thì là giải thoát, thạnh tịnh rồi, nhưng sao còn nói "ái ố không thể giải bày?" Còn câu "Bỉ ngạn phủ lên mấy thu" nghĩa là gì? Bỉ ngạn có nghĩa là "bờ bên kia" tức là là bờ giác, là đã giác ngộ, đối lập với "thử ngạn" là "bờ bên này, bờ mê. Khi người ta nói "đáo bỉ ngạn" là để chỉ cho người đã giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đã vậy thì câu "bỉ ngạn phủ lên mấy thu" là nghĩa gì? 

Đó là chưa kể cái tội bôi bác Phật giáo, xuyên tạc người tu. Một người ở trong chùa dù chưa thoát khỏi lưới tình đi nữa nhưng nếu động tâm trước sắc đẹp thì đều cảm thấy tội lỗi. Đã là con người thì ai cũng có tình ái. Nếu không có tình yêu, tình ái thì không sinh vào cõi này. Nhưng vì lý tưởng giác ngộhạnh nguyện độ sinh cao thượng, cao đẹp mà họ bỏ tục theo đạo. Nhưng không phải nói bỏ là bỏ được ngay mà phải có thời giancông phu tu tập thì nghiệp ái lần lần mới thanh tịnh. Tuy chưa bỏ được nhưng tâm luôn hướng Phật, luôn nghĩ đến mục tiêu giải thoát. Cho nên dù trong lòng có tương tư ai thì họ cũng có mặc cảm mình không tốt và muốn cải thiện. Ngay cả một người đau khổ như Lan (Trong Lan và Điệp) mà còn nói được câu, "Xin đức Phật từ bi giúp cho lòng đệ tử. Khuây khỏa nỗi ưu sầu cho trọn đường tu". Còn nhân vật trong bài hát này không hề có cái mặc cảmquyết tâm đó mà là ngôn ngữtâm niệm của một thanh niên bình thường đang tương tư, đang bị phụ tình. Và phải chăng vì tình yêu không được đáp lại nên anh ta oán trách cô gái, nói rằng Phật độ ta chứ không độ nàng? 

Tôi không biết tác giả là ai và viết bài này để làm gì. Có lẽ tác giả muốn tạo ra một cái gì mới cho sự nghiệp sáng tác của mình. Nếu nói người thường tương tư, thất tình thì bình thường quá, nhạc thơ đã nói nhiều rồi, nên tác giả muốn mượn bối cảnh trong chùa cho lạ. Nhà sư mà yêu thì mới “độc”. Nhưng rất tiếc là tác giả không biết gì về tâm trạng và tư tưởng của người tu. Cũng không biết gì về từ ngữ Phật pháp nên nói sai hết trọi. Cái mà ông bà ta gọi là “dốt mà hay nói chữ”. Nói chung tác giả viết theo cảm tính chứ cũng chẳng biết mình viết gì. Hát lên nghe lạ tai, có vẻ văn hoa bóng bẩy nhưng không có ý nghĩa gì.

Thích Trung Hữu

Xem bài của TT. Thích Nhật Từ
https://thuvienhoasen.org/a32136/do-ta-khong-do-nang
Xem phản ứng của báo Vietnamnet:
https://thuvienhoasen.org/a32137/do-ta-khong-do-nang-bi-cho-la-tieu-cuc-vi-hinh-anh-tu-si-tra-thu-tinh
_________________________________

Phần ghi chú của người post:
Nội dung bài hát chỉ là một câu chuyện hư cấu (xem để biết). Bên dưới bản tóm tắt nội dung bản gốc là video clip bài ca. Kế tiếpCa sĩ Phương Thanh thể hiện nội dung mới phản ánh tinh thần giáo lý Đạo Phật (lời của Đại Đức Thích Đồng Hoàng):


“Độ ta không độ nàng” có tên gốc là “Độ tôi, không độ cô ấy" (tên tiếng Trung: 渡我不渡她) là một bài hát nhạc Hoa. Phiên bản gốc cùng tên do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng trình bày, lời Việt Yu Ling. Những ca từ trong bài hátcâu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu hòa thượng và cô gái phàm trần là quận chúa rất xinh đẹp. Tuổi thơ của hai người lớn lên cùng nhau chính vì thế cô gái có tình cảm đặc biệt với vị tiểu hòa thượng này. Thế nhưng, vì tiểu hòa thượng là người đã quy y cửa phật nên không thể động lòng được trước quận chúa.

Sau này, nàng bị hoàng tử xấu xa nhìn trúng, muốn lấy nàng làm thiếp, nàng không chịu, chạy đến hỏi hòa thượng: "Chàng có thích ta không?", chàng không đáp lời, nàng nói: "Ta hiểu rồi". Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia uống say, mò đến phòng nàng đòi động phòng trước, cướp mất sự trong trắng của nàng, nên nàng đã treo cổ tự vẫn trên người còn đang mặc đồ cưới.

Chính cái chết của nàng đã khiến cho vị tiểu hòa thượng thức tỉnhnhận ra rằng mình cũng có tình cảm sâu đậm với cô gái ấy nhưng không dám thừa nhận. Hòa thượng tìm đến tên hoàng tử kia, một kiếm chém đứt yết hầu.

Trong lúc đau khổ tột độ, vị hòa thượng chỉ biết hỏi Phật Tổ, tại sao phổ độ chúng sinh, cứu giúp mọi người mà lại không độ cho cô gái ấy để cô chịu nhiều đau khổ.

Như vậy, cái tên “Độ ta, không độ nàng” xuất phát từ câu nói oán trách của nhà sư với Phật Tổ. “Độ” (渡) nghĩa gốc là “qua/vượt qua”, nhưng cũng có nghĩa là “cứu giúp” trong giáo lý của Phật giáo. “Độ ta, không độ nàng” được hiểu là: “Vì sao phù hộ ta mà không phù hộ cho nàng?”.

Trên thực tế, chủ đề tình yêu đôi lứa luôn hấp dẫn trong nghệ thuật. Những tác phẩm càng oan trái, oái ăm như “Độ ta, không độ nàng” lại càng khiến khán giả nhớ đến. Chủ đề nhà sư lưu luyến hồng trần cũng không hiếm thấy trong nền văn hóa Á Đông. Như truyện “Đức Phật và nàng”, “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh” của Trung Quốc hay bi kịch của nhà sư Anchi và Kiyo trong truyện cổ “Nàng Kiyohime hóa rắn” của Nhật Bản.

Với giai điệu da diết, ca từ đậm chất ngôn tình bi ai khiến cho ai đã nghe một lần cũng bị ấn tượng.  


Tin tức về bài hát

"TỰ THÂN NÀNG HÃY CỨU ĐỘ NÀNG" Đại Đức Thích Đồng Hoàng sửa ý theo đúng tinh thần Phật pháp Ca sĩ Phương Thanh trình bày.
Lời như sau:

Phật Ngự Tòa Uy Nghi Quá
Cứu Giúp Nhân Sinh Khổ Nạn 
Đời Người Còn Si, Dục, Tham
Cứ Mãi Không Buông Xác Phàm 
Vào Chùa Tịnh Tâm Hỡi Nàng 
Bồ Đề Xin Kết Thiện Duyên
Kệ Kinh Ngày Đêm Gìn Giữ 
Lòng Ta Nguyện Hướng Thế Tôn
Cõi Đời Này Mông Lung Quá 
Ái Ố Chi Thêm Đọa Đày 
Lòng Này Bám Chấp Vì Đâu
Muốn Thoát Hãy Xin Quay Đầu 
Nguyện Lòng Nương Theo Đức Phật 
Giữ Gìn Manh Áo Cà Sa 
Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng 

Tự Mình Soi Gương Phản Chiếu 
Sẽ Thấy Ngay Nơi Trở Về 
Phật Độ Khắp Chốn Trần Gian
Cứu Giúp Ta Khỏi Cõi Tạm
Trở Về Tịnh Tâm Niết Bàn 
Hồng Trần Bụi Rửa Đoạn Qua 
Mắt Từ Bi Nhìn Nhau 
Sầu Đau Rồi Cũng Sẽ Qua
Tự Mình Tu Không Thối Chuyển 
Chớ Để Hoen Ô Cửa Thiền 
Ngàn Vạn Duyên Kiếp Lầm Than
Chớ Trách Chi Thêm Sai Loạn
Lạy Phật Xin Tu Kiếp Này 
Bồ Đề Nương Náu Từ Đây
Nàng Ơi Đời Tu Không Đợi Người
Phật Ngự Tòa Uy Nghi Quá
Cứu Giúp Nhân Sinh Khổ Nạn 
Đời Người Còn Si, Dục, Tham
Cứ Mãi Không Buông Xác Phàm 
Vào Chùa Tịnh Tâm Hỡi Nàng 
Bồ Đề Xin Kết Thiện Duyên
Kệ Kinh Ngày Đêm Gìn Giữ 
Lòng Ta Nguyện Hướng Thế Tôn
Cõi Đời Này Mông Lung Quá 
Ái Ố Chi Thêm Đọa Đày 
Lòng Này Bám Chấp Vì Đâu
Muốn Thoát Hãy Xin Quay Đầu 
Nguyện Lòng Nương Theo Đức Phật 
Giữ Gìn Manh Áo Cà Sa 
Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng 

Này Người Đời Xin Hãy Nhớ 
Hãy Giữ Chân Nguyên Của Mình 
Cuộc Đời Nay Mai Hợp Tan 
Tiếng Mõ Câu Kinh Chớ Loạn
Bồ Đề Chuyên Tâm Hỡi Nàng 
Hồng Trần Thoáng Chốc Rồi Qua 
Oán Tình Xin Đừng Tiếp
Phàm Trần Này Đâu Mãi Đâu
Nguyện Thầm Tay Chuông Tay Mõ 
Phá Nát Si Mê Cõi Đời 
Hỉ Nộ Ái Ố Sẽ Qua
Cố Tĩnh Tâm Hơn Nhé Nàng 
Lạy Phật Con Xin Kiếp Này 
Ngày Ngày Chánh Pháp Tịnh Tu 
Tự Thân Nàng Ơi Hãy Độ Nàng
Giữ Gìn Manh Áo Cà Sa 
Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/01/2015(Xem: 13297)
02/10/2015(Xem: 5378)
08/03/2014(Xem: 20704)
07/08/2012(Xem: 34145)
25/05/2020(Xem: 5585)
30/04/2020(Xem: 5499)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.