Chuyện đôi dép

02/10/20223:33 CH(Xem: 2631)
Chuyện đôi dép

CHUYỆN ĐÔI DÉP
Tâm Anh

 

đôi dépDép một vật dụng rất quen thuộc, giúp đôi chân sạch khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Chuyện chẳng có gì đáng bàn khi ai trong chúng ta cũng ý thức được việc này.và nhất là khi vào những nơi tôn nghiêm, chánh điện chắc chắn chúng ta phải cởi dép hoặc ít nhất thay dép bên trong.

Khi đi vào nhà, đa số ai trong chúng ta cũng thay dép (hoặc giày) đi bên ngoài bằng đôi dép đi trong nhà cho sạch sẽ, hoặc có người đi chân trần, mục đích để giữ không gian bên trong nhà không bị tạp nhiễm.

 Theo thông tin chúng ta biết những giày dép chúng ta đi bên ngoài tích tụ khoảng 421.000 loại vi khuẩn, do đó để tránh rủi ro bằng cách cởi giày dép trước khi vào nhà. Ngoài vi khuẩn còn có những chất độc như chì, thủy ngân,.. có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Những đôi giày dép mang theo tất cả bụi bẩn từ đường phố. Vì thế, thói quen cởi giày dép trước khi vào nhà có thể loại bỏ 85% vi khuẩn, độc tố, bụi bặm...

Phong tục cởi giày dép đã định hình cách cư xử, đó là một thói quen mạnh mẽ trong văn hóa. Việc cởi giày dép là một thói quen ăn sâu vào tiềm thức và được rèn luyện từ cấp mầm non nhà trẻ mẫu giáo. Trong nhà, chánh điện, những nơi tôn nghiêm thờ tự là môi trường sạch sẽ, trong khi thế giới bên ngoài là một môi trường bẩn thỉu.

Ở các chùa hay nhà thờ cũng vậy. Du khách, phật tử, con chiên chỉ được bước vào bên trong khi đã cởi giày dép để bên ngoài. Và để nhắc nhở chung, chúng ta thường thấy những biển báo như "Xin cởi giày dép ", “Để giày dép ở đây” ,..

Như vậy, chúng ta thấy việc bỏ dép bên ngoài là một thói quen thiết thực, giúp giữ không gian sạch và giữ gìn vệ sinh tốt. Hơn thế nữa, việc đi vào nơi tôn thờ, chánh điện cần thể hiện sự tôn kính.

Gần đây, có dịp đi dự đám tang một vị Ni trưởng tại thành Phố Đà lạt. Lúc buổi lễ diễn ra, Chư Tăng Ni và phật tử vân tậpchánh điện để cúng Phật, tụng niệm. Hàng trăm Phật tử quỳ lạy bên dưới, tôi thấy các thầy kinh sư mang cả dép đi bên ngoài đứng trong chánh điện, tụng kinh, cúng ngọ. Bản thân tôi nói riêng và các Phật tử khác nói chung thấy không thanh tịnh trong buổi lễ đó tí nào.

Khi vào chánh điện, các thầy có lối đi riêng, phật tử có lối đi riêng chắc chắn sẽ không có sự nhầm lẫn. Tôi thấy, các Phật tử khi vào Chánh điện, dép giày được sắp xếp rất ngay ngắn bên ngoài.Còn các thầy thì sao? Có ngoại lệ trong trường hợp  này không?

Thường ngày, hàng Phật tử chúng tôi luôn được quý thầy dạy phải tôn kính tam bảo ( Phật, Pháp, Tăng), nhưng chính  việc các thầy mang những đôi dép đi bên ngoài vào trong chánh điện, đứng ở vị trí kinh sư, bên dưới bao nhiêu phật tử quỳ lạy tại buổi lễ hôm đó lại làm hàng phật tử chúng tôi có chút quan ngại liệu lý thuyết có đi đôi với thực hành?

Việc bước vào nhà để giày dép bên ngoài là cách hiệu quả để không mang tạp khí vào nhà, Huống gì khi vào chánh điện nơi tôn nghiêm, thiết nghĩ Quý Thầy cũng nên lưu tâm chuyện này.

Rất đắn do khi đặt bút viết bài này. người viết xin thành tâm sám hối nếu bài này làm buồn lông một số vị. Qua đây, cũng nhắc nhở người viết hãy cẩn trọng trong từng hành vi nhỏ, nhất là những nơi thờ tự linh thiêng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/03/2013(Xem: 32085)
14/02/2013(Xem: 9953)
23/11/2022(Xem: 54396)
26/04/2013(Xem: 37474)
20/09/2014(Xem: 14475)
06/11/2016(Xem: 36898)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.