Đức Đạt Lai Lạt Ma Đến Washington

06/07/201112:00 SA(Xem: 31472)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đến Washington

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐẾN WASHINGTON


dalailama-washington2011-06WASHINGTON - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới Washington DC vào thứ ba ngày 5 tháng 7 năm 2011 để chủ trì một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày, được gọi là pháp hội Thời Luân cho Hòa Bình Thế Giới 2011 (“Kalachakra for World Peace 2011”). Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Ban tổ chức hy vọng sẽ thu hút từ 10.000 người trở lên mỗi ngày từ Mỹ, châu Á và châu Âu.

Chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu với lễ kỷ niệm để đánh dấu sinh nhật 76 của ngài. Ngài cũng sẽ gặp gỡ với các nhà lập pháp trong thời gian này tại thủ đô Hoa Kỳ. Tòa Bạch Ốc vẫn chưa công bố liệu Tổng thống Barack Obama có gặp ngài không. Đây là vấn đề nhạy cảm vì một cuộc gặp gỡ như vậy sẽ làm tức giận Trung Quốc, họ vẫn cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma tìm kiếm cho một Tây Tạng độc lập, mặc dù Ngài vẫn nói ngài chỉ muốn Tây Tạng được tự trị trong trong phạm vi Trung Quốc.

Trong tháng qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ vai trò lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong, từ bỏ quyền lực chính trị mà ngài và người tiền nhiệm của ngài đã nắm giữ trong hàng trăm năm.

Mặc dù ngài vẫn là người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, quyết định thoái vị của ngài là một trong những biến động lớn nhất trong cộng đồng Tây Tạng kể từ khi cuộc đàn áp của Trung Quốc đã khiến ngài phải chạy trốn vào năm 1959 sống lưu vongẤn Độ.

Chính phủ Tây Tạng lưu vong bây giờ được lãnh đạo bởi một học giả luật Harvard, 43 tuổi Sangay, người đã thắng cử trong một cuộc bầu cử vào tháng Tư. Ông lớn lên trong một trại tị nạn (Ấn Độ), con trai của một tăng sĩ Tây Tạng, người đã đứng lên chống lại cuộc xâm lăng của Trung Quốc, sau khi tu viện của ông đã bị phá hủy.

tibet-sangaySangay, tân Thủ Tướng schính phủ Tây Tạng lưu vong sẽ chính thức nhậm chức vào tháng tới, nói với Associated Press trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba rằng Trung Quốc tiếp tục đàn áp bên trong Tây Tạng là một thảm kịch và kêu gọi Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho Tây Tạng quyền tự trị.
Trong những tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc đã bị cáo buộc là đã đàn áp một tu viện Tây Tạng trong tỉnh Tứ Xuyên, nơi mà trong tháng Ba, một nhà sư 21 tuổi tự thiêu để phản đối Trung Quốc cai trị.

Sangay nói rằng pháp hội Kalachakra được tổ chức tại Washington không vì lý do chính trị, ông cho biết việc tổ chức pháp hội là một biểu hiện của sự mong muốn được chia sẻ bởi những người Tây Tạng bên trong Trung Quốc.

"Chúng tôi đang tập hợp ở đây để đón nhận những lời giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi có thể làm được như vậy ở đây, trong thế giới tự do, nhưng bên trong Tây Tạng chúng tôi không thể làm được điều này", ông nói. "Người Tây Tạng bên trong Tây Tạng cũng có cùng quyền cơ bản này."

"Chúng tôi có được quyền tự do của chúng tôi, và chúng tôi sẽ có quyền tự do của chúng tôi," ông nói.

Sangay khẳng định rằng ông được chọn (làm thủ tướng) trong cuộc bầu cử của nhân dân Tây Tạng lưu vong đã công nhận ông như người lãnh đạo chính trị của Tây Tạng hơn là người lãnh đạo của đảng cộng sản bên trong lãnh thổ Tây Tạng do Trung Quốc kiểm soát Nhưng ông thừa nhận cần phảithời gian để thiết lập sự tín nhiệm của người Tây Tạng như ông thừa nhận trách nhiệm trước đó của người tiền nhiệm được nhân dân Tây Tạng tôn thờ như là một vị thánh sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Về phía họ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhiều thập kỷ đã chửi rủa Đức Đạt Lai Lạt Ma như một người ly khai, đã hứa hẹn sẽ tổ chức đàm phán về Tây Tạng chỉ với đại diện của các nhà sư. Các cuộc thảo luận đã không mang lại một kết quả nào trong suốt 9 lần đàm phán. “Cho dù họ muốn nói chuyện với tôi hay không, ông Sangay nói; “Vấn đề chính yếu là để giải quyết vấn đề của Tây Tạng”.

Tịnh Thủy biên tập theo tin và ảnh của AP và UPI
(Thư Viện Hoa Sen)

 

dalailama-washington2011-05dalailama-washington2011-04dalailama-washington2011-03dalailama-washington2011-02dalailama-washington2011-01dalailama-washington2011-06

 



Dưới đây là chương trình 11 ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại vùng thủ đô Washington:

Kalachakra for World Peace in Washington, DC, USA from July 6 to 16: During the first three days of the Kalachakra, from July 6 through 8, His Holiness the Dalai Lama, along with the monks of Namgyal Monastery and senior lamas, will conduct rituals which prepare and consecrate the venue. These include chanting of prayers, creation of the sand mandala and other rituals. From July 9 to 11, His Holiness will give preliminary teachings on Gyalsey Thokme Sangpo's 37 Practices of A Boddhisattva (laklen sodunma) & Kamalashila's The Middling States of Meditation (gomrim barpa). On July 12, the Kalachakra Ritual Dance will be performed by the monks of Namgyal Monastery. His Holiness will confer the Kalachakra Initiation from July 13 to 15. On July 16, a long life empowerment (tsewang) and a ceremony offering prayers for the long life of His Holiness the Dalai Lama will be performed. Kalachakra 2011 is organized by the Capital Area Tibetan Association. Contact Website: www.kalachakra2011.com

Public Birthday Celebration in Washington, DC, USA on July 6: There will be a public celebration of His Holiness' 76th birthday in the morning at the Verizon Center.The celebrations will be joined by Mr. Arun Gandhi, grandson of Mahatma Gandhi, and Mr. Martin Luther King III, son of the late Martin Luther King Jr. the event will be broadcast live on www.dalailama.com

Public Talk in Washington, DC, USA, on July 9: His Holiness will give a public talk on A Talk for World Peace in the morning at the West Lawn of the US Capitol. Admission is free to the public. Contact Website: www.kalachakra2011.com/july9peace

Public Talk in Chicago, IL, USA on July 17: His Holiness will give a public talk on Bridging the Faith Divide in the afternoon at the University of Illinois, Chicago (UIC) Pavilion organized by The Theosophical Society in America. Contact Website: www.dalailamachicago.com

Discussion in Chicago, IL, USA on July 18: His Holiness will participate in a conversation with religious leaders on Building Bridges in the morning at the Harris Theater for Music and Dance organized by The Theosophical Society in America.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.