Nam Cali: Truyền Thống Miến Điện & Chùa Vô Môn Thiền Tự - Cư Sĩ Nguyên Giác

09/11/201112:00 SA(Xem: 55710)
Nam Cali: Truyền Thống Miến Điện & Chùa Vô Môn Thiền Tự - Cư Sĩ Nguyên Giác

NAM CALI: TRUYỀN THỐNG MIẾN ĐIỆN &
CHÙA VÔ MÔN THIỀN TỰ

Cư Sĩ Nguyên Giác

Muốn tìm hiểutu học về Phật Giáo, bạn có thể gặp rất nhiều cơ duyên, nhiều cổng vào khác nhau tại Nam California. Trong khi hầu hết các chùa Việt Nam trong vùng tu theo Tịnh Độ, một pháp môn phổ biếntiện dụng, vẫn có một số tông phái khác đã dùng pháp môn khác nhưng vẫn cùng chung một giáo lý về vô ngãgiải thoát.

Bạn muốn học Thiền theo tông phái Trúc Lâm? Bạn có thể tới Thiền Viện Đại Đăng ở Quận San Diego, nơi chư tăng tu học, thiền tập theo truyền thống của Thiền Sư Thích Thanh Từ. Muốn học Thiền Làng Mai, bạn có thể tới Lộc Uyển, cũng ở Quận San Diego, nơi tu học theo chỉ dạy của Thiền Sư Nhất Hạnh. Muốn học Thiền Tham Thoại Đầu, bạn có thể tới Từ Ân Thiền Đường ở Santa Ana, nơi các truyền nhân của Thiền Sư Duy Lực đang mở các thiền khóa hàng ngày. Muốn tu học theo truyền thống Zen Nhật Bản, bạn có thể tới Thiền Viện Sùng Nghiêm ở Garden Grove, nơi chư ni dạy theo truyền thống của Thiền Sư Kapleau.

Và mới tuần trước, vị đại sư Gosok Rinpoche -- người được Phật Giáo Tây Tạng tin là hóa thân của ngài Kiều Trần Như, vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật – đã tới Quận Cam, truyền dạy pháp trì tụng Lục Tự Đại Minh và trì tụng Green Tara (tương tự truyền thống tụng Chú Chuẩn Đề ở VN).

Nghĩa là, tại Nam California, bạn có thể tiếp nhận rất nhiều truyền thống Phật Giáo, kể cả các tông phái trước giờ chỉ ẩn trong các rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, nơi núi Phú Sĩ, nơi núi Yên Tử, và vân vân.

Và bây giờ, Phật Tử Quận Cam cũng tiếp cận phương pháp Thiền Minh Sát (Vipassana) đang truyền dạy ở Vô Môn Thiền Tự, nơi trụ trì là Sư Atapi Tinh Cần, người từng tu học ở Miến Điện.

Vô Môn Thiền Tự là một chùa nhỏ ở Garden Grove, gần khu Disneyland. Nơi đây, hôm Chủ Nhật 6-11-2011, tôi đã tới thăm. Không kể các hướng dẫn Thiền tập hàng ngày, các buổi Chủ Nhật tại chùa là tụng kinh bằng tiếng Việt và tiếng Pali, rồi sau đó là thiền tập.

Trong các Phật Tử hôm Chủ Nhật, trong khi sư Tinh Cầnđại chúng ngồi trong tư thế kiết già, bán già, hoặc xếp bằng bình thường, một cụ già 75 tuổi đã ngồi trên ghế vì tuổi già.

Đặc biệt trong đại chúng Vô Môn Thiền Tựhình ảnh em bé Thiên Phước, mới 4 tuổi, đã biết tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng Việt, và khi ngồi thiền thì giữ tư thế kiết già, một tư thế rất khó ngồi đối với người thành niên. Cùng ngồi bên bé Thiên Phước là bé Jordan, 12 tuổi.

Khi nói chuyện ngoàì khóa lễ, chị Lệ Tuyết, mẹ của 2 bé trên, nói rằng bé Thiên Phước đang học preschool, hàng ngày khi rời trường về vẫn ghé vào Vô Môn Thiền Tự ở gần nhà để lạy Phật, thăm Sư. Bé từng nói với Sư rằng bé muốn sau này sẽ có 3 dấu tròn tròn trên đầu (chấm hương) như các sư Việt Nam.

Đại chúng trong khóa lễ hôm Chủ Nhật hầu hết là người thành niên, thí dụ, cụ Thiền Chân, 75 tuổi; cô Thiều, 69 tuổi, cô Tịnh Thiện, 72 tuổi và nhiều vị khác...

Trong một buổi nói chuyện hồi cuối tháng 10-2011 tại Vô Môn Thiền Tự, tôi đã có cơ duyên phỏng vấnTinh Cần và bác Huệ Tấn, còn thường gọi là bác Bảy.

Bác Huệ Tấn cũng là một cơ duyên đặc biệt, từng đi lính, nên thời sau 1975 đã vào tù cải tạo, ở chung trại giam với đại đức tuyên úy Thích Huệ Chiếu, được hướng dẫn Phật Học mấy tháng ở Hoàng Liên Sơn, sau sang Mỹ mới tu học nhiều nơi, từng gặp Thiền Sư Duy Lực với Thiền Tham Thoại Đầu, từng dự khóa thiền Nam Tông 10 ngày ở Bắc Calif. với Thầy Goenka.

Thực ra, bác Huệ Tấn kể, cơ duyên là từ thời nhỏ rồi, vì bác có ông ngoại xuất giaKỳ Viên Tự (quận 3, Sài Gòn), và 2 bà dì xuất gia ở Bửu Long Tự (Thủ Đức), tất cả đều theo truyền thống Nam Tôn và hiện đã qua đời.

Tinh Cần kể rằng sau một thời gian xuất gia, sư có một cơ duyên đặc biệt là sang tu học 4 tháng, hồi năm 2004 tại Chùa Upaditarama tại Miến Điện. Lúc đó chương trình tu học là Thiền và giới luật; học tăng cùng khóa có chư tăng người Mỹ, Pháp, Úc, Miến Điện... Chùa trong rừng, và gần như hàng ngày các sư phải ra các làng để khất thực, còn gọi là đi bát.

Truyền thống Nam Tông ở Miến Điện là, khi khất thực phảỉ đi chân không, khổ nhất là qua các làng có đường đá tổ ong. Từ thiền viện tới làng dân là 7 cây số, thì được xe chở ra. Đi khất thực khoảng 1 tiếng rưỡi thì về lại. Lúc sư Tinh Cần tu học nơi đây, nhằm mùa mưa, nên gặp đất sét là té hoài thôi. Trung bình đi khất thực 2 ngày thì nghỉ 1 ngày.

Thời khóa tu học ở Chùa Upaditarama là thức dậy từ 3:30 giờ sáng, tới 10 giờ đêm mới ngủ. Trừ thời gian đi bát, và cơm trưa, là liên tục luân chuyển một tiếng đồng hồ tọa thiền và một tiếng đồng hồ hành thiền (đi bộ theo nghi thức thiền tập). Từ 12 giờ trưa là nhịn đói luôn; tới 6 giờ chiều thì có cốc nước chanh hay nước cam để các sư đỡ đói.

Sư kể rằng Phật Giáoquốc giáo ở Miến Điện, dân chúng hiểu đạo lý, nghèo nhưng thanh bình và đạọ đức. Sư Tinh Cần nói, ngay cả các em bé cũng ưa thích cúng dường cho các sư khất thực.

Ngay tại Thái Lan cũng thế, Sư Tinh Cần kể, là khi đứng xếp hàng ở phi trường là có người tới chắp tay mời lên hàng đầu. Và khi lên xe buýt, người dân Thái đang ngồi hàng đầu liền đứng dậy nhường chỗ.

Trường hợp Phật Tử muốn nghe pháp, muốn tập Thiền, có thể liên lạc về Chùa Vô Môn Thiền Tự ở 12922 Twintree Lane, Garden Grove, CA 92840. Phone (714) 621-0131. Hoặc cell phone (714) 206-1024. Trụ trì là Sư Atapi Tinh Cần.

Nơi đây dạy Thiền Minh Sát (Vipassana), có hướng dẫn hằng ngày, cả tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi Chủ Nhật có khóa giảng chung từ 9 giờ sáng.

 

PHOTO:

vomonthientu-1

Từ phải: Sư Tinh Cần, bé Thiên Phước, 4 tuổi, và bé Jordan, 12 tuổi.

vomonthientu-4vomonthientu-2

vomonthientu-3

Hình ảnh trong khóa lễ và hành thiền ở Vô Môn Thiền Tự hôm Chủ Nhật 6-11-2011.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.