Thông Cáo Báo Chí Trường Y Tế Công Cộng Đại Học Havard

24/05/201212:00 SA(Xem: 57930)
Thông Cáo Báo Chí Trường Y Tế Công Cộng Đại Học Havard


THÔNG CÁO BÁO CHÍ 
Thứ Hai 12 Tháng Ba, 2012 
Trường Y Tế Công Cộng Đại Học Havard

ĂN THỊT ĐỎ LÀM TĂNG NGUY CƠ CHẾT SỚM

 

 red-meat_burger-releaseBoston, MA - Một nghiên cứu mới từ Trường Y Tế Công Cộng, Viện Đại Học Harvard (HSPH ) cho biết, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy việc ăn thịt đỏ có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ tử vong tổng cộng, tim mạch, và ung thư. Kết quả cũng cho thấy, thay thế bằng nguồn protein lành mạnh khác, chẳng hạn như cá, thịt gia cầm, các loại hạt, và rau đậu, có liên quan tới sự giảm nguy cơ tử vong.

Nghiên cứu đã được công bố trong Archives of Internal Medicine ngày 12 tháng 3 năm 2012.

"Nghiên cứu của chúng tôi góp thêm nhiều bằng chứng hơn về những nguy cơ sức khỏe của việc ăn thịt đỏ, liên quan với tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não (đột quỵ), và ung thư trong các nghiên cứu khác", trưởng nhóm tác giả An Pan, cùng các đồng sự nghiên cứu tại Khoa Dinh Dưỡng Trường Y tế Công Cộng đại học Harvard.

Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả Frank Hu, giáo sư về dinh dưỡng và dịch tễ học của trường HSPH, và các đồng sự, đã theo dõiquan sát 37.698 người nam là các chuyên viên y tế trong suốt 22 năm và 83.644 phụ nữ là y tá trong suốt 28 năm, tất cả đều không có bệnh tim mạch (CVD) và ung thư (lúc bắt đầu theo dõi). Chế độ ăn uống được đánh giá thông qua bảng câu hỏi mỗi bốn năm.

redmeatTrong quá trình nghiên cứu, tổng cộng có 23.926 người chết, trong đó có 5.910 ca chết do bệnh tim mạch và 9.464 do bệnh ung thư. Thường xuyên ăn thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến từ thịt đỏ, có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ tử vong. Thường xuyên ăn thịt đỏ chưa qua chế biến (kích thước bằng lá bài) làm tăng 13% nguy cơ tử vong, và thường xuyên ăn thịt đỏ chế biến (một miếng xúc xích hoặc hai lát thịt mỏng giăm bông xông khói) làm tăng 20% nguy cơ tử vong.

Trong số các nguyên nhân cụ thể, nguy cơ tử vong tương ứng là 18% và 21% cho tim mạch, và 10% và 16% cho tử vong ung thư. Những phân tích này đã tính các yếu tố nguy cơ bệnh mãn tính như tuổi tác, chỉ số béo mập cơ thể, hoạt động thể chất, lịch sử gia đình mắc bệnh tim hay các bệnh ung thư chính.

Thịt đỏ, đặc biệtthịt chế biến, có chứa các thành phầnliên quan đến nguy cơ tăng các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và ung thư. Chúng bao gồm dư chất sắt, chất béo bão hòa, muối, natri, nitrit, và một số chất gây ung thư được hình thành trong quá trình chế biến và nấu nướng.

Thay thế một khẩu phần thịt đỏ với một khẩu phần có nguồn gốc protein lành mạnh, cho một kết quả nguy cơ tử vong thấp hơn: 7% các loài cá, 14% cho gia cầm, 19% cho các loại hạt, 10% đối với legumes, 10% đối với các sản phẩm từ sữa bò ít chất béo, và 14% ngũ cốc nguyên sơ (whole grains). Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 9,3% các ca tử vong ở nam giới và 7,6% ở phụ nữ có thể đã được ngăn chặn vào cuối theo dõi, nếu tất cả những người tham gia đã ăn ít hơn nửa phần ăn

"Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng thường xuyên ăn thịt đỏ, đặc biệtthịt chế biến, góp phần đáng kể cho việc chết sớm", Hu nói. "Mặt khác, lựa chọn nguồn protein có lợi cho sức khỏe thay cho thịt đỏ có thể đem lại lợi ích sức khỏe đáng kể bằng cách giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính và tử vong."


Hỗ trợ cho nghiên cứu được cung cấp bởi Viện Quốc gia VTim, Phổi, và MáuViện Ung thư Quốc gia.

Other HSPH authors include Qi Sun, Adam Bernstein, JoAnn Manson, Meir Stampfer, and Walter Willett.
“Red Meat Consumption and Mortality,” An Pan, Qi Sun, Adam M. Bernstein, Matthias B. Schulze, JoAnn E. Manson, Meir J. Stampfer, Walter C. Willett, Frank B. Hu, Archives of Internal Medicine, online March 12, 2012
 
Tâm Linh /Tịnh Thủy biên dịch

 

Dưới đây là nguyên văn bản tiếng Anh:

Press Releases
2012 Releases

Red Meat Consumption Linked to Increased Risk of Total, Cardiovascular, and Cancer Mortality

For immediate release: Monday, March 12, 2012

 

Boston, MA -- A new study from Harvard School of Public Health (HSPH) researchers has found that red meat consumption is associated with an increased risk of total, cardiovascular, and cancer mortality. The results also showed that substituting other healthy protein sources, such as fish, poultry, nuts, and legumes, was associated with a lower risk of mortality.

The study will be published online in Archives of Internal Medicine on March 12, 2012.

“Our study adds more evidence to the health risks of eating high amounts of red meat, which has been associated with type 2 diabetes, coronary heart disease, stroke, and certain cancers in other studies,” said lead author An Pan, research fellow in the Department of Nutrition at HSPH.

The researchers, including senior author Frank Hu, professor of nutrition and epidemiology at HSPH, and colleagues, prospectively observed 37,698 men from the Health Professionals Follow-up Study for up to 22 years and 83,644 women in the Nurses’ Health Study for up to 28 years who were free of cardiovascular disease (CVD) and cancer at baseline. Diets were assessed through questionnaires every four years.

A combined 23,926 deaths were documented in the two studies, of which 5,910 were from CVD and 9,464 from cancer. Regular consumption of red meat, particularly processed red meat, was associated with increased mortality risk. One daily serving of unprocessed red meat (about the size of a deck of cards) was associated with a 13% increased risk of mortality, and one daily serving of processed red meat (one hot dog or two slices of bacon) was associated with a 20% increased risk.

Among specific causes, the corresponding increases in risk were 18% and 21% for cardiovascular mortality, and 10% and 16% for cancer mortality. These analyses took into account chronic disease risk factors such as age, body mass index, physical activity, family history of heart disease, or major cancers.

Red meat, especially processed meat, contains ingredients that have been linked to increased risk of chronic diseases, such as cardiovascular disease and cancer. These include heme iron, saturated fat, sodium, nitrites, and certain carcinogens that are formed during cooking.

Replacing one serving of total red meat with one serving of a healthy protein source was associated with a lower mortality risk: 7% for fish, 14% for poultry, 19% for nuts, 10% for legumes, 10% for low-fat dairy products, and 14% for whole grains. The researchers estimated that 9.3% of deaths in men and 7.6% in women could have been prevented at the end of the follow-up if all the participants had consumed less than 0.5 servings per day of red meat.

“This study provides clear evidence that regular consumption of red meat, especially processed meat, contributes substantially to premature death,” said Hu. “On the other hand, choosing more healthful sources of protein in place of red meat can confer significant health benefits by reducing chronic disease morbidity and mortality.”

Support for the study was provided by the National Heart, Lung, and Blood Institute and the National Cancer Institute.

Other HSPH authors include Qi Sun, Adam Bernstein, JoAnn Manson, Meir Stampfer, and Walter Willett.

“Red Meat Consumption and Mortality,” An Pan, Qi Sun, Adam M. Bernstein, Matthias B. Schulze, JoAnn E. Manson, Meir J. Stampfer, Walter C. Willett, Frank B. Hu, Archives of Internal Medicine, online March 12, 2012

For more information:

Todd Datz
617.432.8413
tdatz@hsph.harvard.edu

photo: Nayashkova Olga

http://www.hsph.harvard.edu/news/press-releases/2012-releases/red-meat-cardiovascular-cancer-mortality.html


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.