Đức Đạt Lai Lạt Ma Giảng Pháp 3 Ngày Tại Khang Tsug-la

03/11/201212:00 SA(Xem: 52623)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Giảng Pháp 3 Ngày Tại Khang Tsug-la


 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
GIẢNG PHÁP 3 NGÀY TẠI KHANG TSUG-LA

 

Đức Dalai Lama bắt đầu khóa giáo lý 3 ngày với đề tài Trung quán luận của Bồ-tát Long Thọ tại Khang Tsug-la, ngôi chùa chính gần trú xứ của ngài tại Dharamshala (Ấn Độ) hôm 29-10.

blankKhóa giáo lý được giảng theo thỉnh nguyện của nhóm người đến từ Hàn Quốc đến ngày 31-10.

Theo đó, có hơn 4.000 môn đệ đến từ 62 quốc gia, trong đó có 250 người Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như nhiều nước khác theo học khóa giáo lý này.

Bồ-tát Long Thọ, xuất thân từ Nam Ấn, được xem là một trong những nhà hiền triết Phật giáo Đại thừa uyên bác và có ảnh hưởng rộng lớn nhất. Trong số rất nhiều tác phẩm của Ngài, Trung quán luận được đọc và nghiên cứu bởi tất cả các trường phái Phật giáo lớn của Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong tác phẩm này, Ngài Long Thọ đã sử dụng thuyết Duyên sanh của Đức Phậtchứng minh sự vô ích của những suy đoán siêu hình. Phương pháp của Ngài, gọi là "Trung đạo", nhằm giải quyết những thái cực của thuyết duy thực thểduy danh luận.

Phát biểu với tờ Phayul, Marilyn, một đệ tử đến từ Hoa Kỳ, người đã tham dự nhiều khóa giáo lý của Đức Dalai Lama cho biết, cô rất “vui mừng vì được ở đây” và mô tả Đức Dalai Lama là vị đạoam hiểu sâu rộng về kinh điển Phật giáo đến “không thể tin được”.

Một Phật tử Việt Nam họ Nguyễn cho biết giáo lý này "sẽ mở rộng tâm thức của bạn" đến với sự minh triết của triết lý của Ngài Long Thọ và giúp ích trong sự hiểu biết "giáo pháp quan trọng nhất" của Ngài.

"Tôi hy vọng có thể áp dụng tất cả những gì Đức Dalai Lama đã dạy vào trong cuộc sống hàng ngày của tôi cũng như có thể giúp đỡ người khác trong việc tìm hiểu giáo pháp".

Wong, một đệ tử Trung Quốc tham dự khóa giáo lý của ngài lần đầu tiên, cho biết đó là một kinh nghiệm "tuyệt vời".

Tiếp theo khóa giáo lý này, Đức Dalai Lama dự kiến sẽ ​​thăm Nhật Bản từ ngày 4 đến 13-11 trong chuyến hoằng pháp của mình.

Văn Công Hưng (Theo Phayul)
(Giác Ngộ)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/11/2021(Xem: 2243)
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.