Biển Đông dậy sóng & thái độ của người Phật tử

11/06/201412:59 CH(Xem: 10689)
Biển Đông dậy sóng & thái độ của người Phật tử
BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG &
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
Thích Thanh Thắng

blankĐúng vào dịp Việt Nam đón chào bạn bè năm châu về dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc tại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình thì Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và những cam kết giữa lãnh đạo hai nước, kéo giàn khoan khổng lồ (HD-981) cụ thể hóa cho việc xâm phạm trắng trợn lãnh hải nước ta sau khi đã vẽ ra đường lưỡi bò phi lý chiếm gần trọn Biển Đông, gây bất ổn cho an ninh và hòa bình tại khu vực.

Bằng một thái độ chừng mực và các phản ứng phù hợp, GHPGVN đã kêu gọi các đại biểu Phật giáo ở các truyền thống khác nhau ủng hộ chính nghĩa và khát vọng hòa bình của người dân Việt Nam nói chung và người Phật tử Việt Nam nói riêng. Do đó, rất kịp thời, Tuyên bố chung Ninh Bình tại Lễ bế mạc Đại lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc chiều ngày 10-5-2014 đã đồng thuận nhấn mạnh: “Đôn đốc các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lực pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác trong việc phê chuẩn các công ước của Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế để duy trì hòa bình và ổn định thế giới”.

Ngay sau đó, trong Thông điệp về hòa bình tại Biển Đông, Đức Pháp chủ GHPGVN của chúng ta cũng nêu rõ: “Trên tinh thần từ biyêu chuộng hòa bình, chúng tôi kêu gọi Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc thông qua các hành động cụ thể, kêu gọi chư vị tôn túc lãnh đạo, Tăng Ni, Phật tử Phật giáo trên thế giới, kêu gọi Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc hãy cùng nhau lên tiếng ủng hộ chính nghĩa, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc thực hiện các cam kết theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế. Yêu cầu Chính phủ Trung Quốc thực hiện trách nhiệm bảo vệgiữ gìn hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia lân bang trong đó có Việt Nam chúng tôi. Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xin gửi lời tri ân đến chư vị tôn túc lãnh đạo, Tăng Ni, Phật tử Phật giáo trên thế giới, tri ân tất cả những tấm lòng nhân hậu, yêu hòa bình và độc lập tự do”.

Việt Nam là một dân tộc từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn bạo đến từ phương Bắc, nhưng người Việt từ bao đời vẫn nuôi dưỡng khát vọng hòa bình, độc lập tự chủ để dân cường nước thịnh. Đạo Phật ngay từ khi du nhập vào Việt Nam đã đồng cam cộng khổ cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, nên mọi diễn giải cho con đường giác ngộ của các cá nhân đều bắt đầu từ sự an nguy và bình yên của dân tộc. Chỉ có sống yên bình, con người mới có thể tu tập và làm những việc lợi ích cho chúng sinh.

Nhận thức được giá trị đó, người Phật tử Việt Nam trong mọi thời đại đều coi vận mệnh quốc gia dân tộc như vận mệnh của chính Phật giáo. Dân tộc thịnh thì Phật giáo thịnh, dân tộc suy thì Phật giáo suy. Cũng vì lẽ đó mà lòng trắc ẩn về hòa bình luôn hiện diện mỗi khi đất nước nguy biến trước cảnh nội thù, ngoại xâm. Người Phật tử có quyền biểu hiện lòng yêu nước yêu đạo của mình mỗi khi đạo pháp và dân tộc gặp cảnh nguy biến.

Nhưng như chúng ta đã biết qua các phương tiện truyền thông, việc phản ứng trước hành vi xâm lăng của Trung Quốc theo chiều hướng bạo loạn, cướp phá trong những ngày qua ở một số tỉnh thành Việt Nam đã cho ra những hình ảnh phản cảm, đáng lên án, bởi chúng được dẫn dắt bởi những động cơ thiếu trong sáng và những hành động vô trách nhiệm với an nguy của đất nước. Chúng ta không thể xây dựng hòa bình trên những hành vi bạo lực ấy. Vì vậy, bất cứ ai cũng có quyền nghi ngờ và lên án những hành vi bạo lực nhân danh lòng yêu nước kia.

blank
Chùa trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa
Yêu chuộng hòa bình chính là thực hành lòng từ bi, bất bạo động của Đức Phật, không chỉ với đồng bào mình mà với cả các dân tộc anh em. Chúng ta dù là người Việt hay người Hoa đều vô tội trước những mưu toan cuồng vọng của chủ nghĩa đế quốc bành trướng mà những bộ óc hoang tưởng đưa ra.

Rõ ràng những kẻ theo chủ nghĩa bành trướng bá quyền đang muốn thế giới nhìn thấy đất nước chúng ta bất ổn, không yên bình, như thế người Phật tử chúng ta càng phải cho họ thấy cuộc sống của chúng ta vẫn diễn ra bình thường, người dân vẫn hăng say lao động, học tập, vẫn biểu thị lòng yêu nước chính đáng của mình một cách thiết thực nhất. Ngoài ra, chúng ta cần đọc lại lịch sử chống ngoại xâm của ông cha, làm sao cho người dân Trung Quốc và người dân tiến bộ trên thế giới thấy càng nhiều sự thật lịch sử càng tốt, để họ ủng hộ nền hòa bình độc lập, cũng như chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước chúng ta.

Hệ thống những giá trịquy tắc ứng xử của đạo Phật là hòa bình và bất bạo động, do đó tất cả những hành vi bạo loạn, bạo động gây bất an cho xã hội, cộng đồng, dù đứng dưới bất cứ danh nghĩa gì cũng đi ra ngoài những giá trị của đạo Phật. Điều quan trọng mà người Phật tử cần làm lúc này, chính là ngoài việc tích cực lao động và học tập, thì dành thời gian thể hiện thật đẹp những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, để bạn bè trong nước và quốc tế biết Việt Nam xứng đáng nhận được sự ủng hộ của họ. Muốn như vậy chúng ta phải điều chỉnh thái độ ứng xử, biểu hiện lòng yêu nước, yêu đạo một cách ôn hòa, không đi vào vết xe đổ như những hành vi ứng xử bạo loạn mà một bộ phận người dân Trung Quốc đã làm đối với các công ty và công dân Nhật Bản sau khi tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) diễn ra.

Trung Quốc đã ngụy biện, đổi trắng thay đen sự thật, thì Việt Nam càng phải công khai làm sáng tỏ những sự thật đang diễn ra trên đất nước mình, để bạn bè quốc tế và chính nhân dân Trung Quốc thấy rằng Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu, đề cao nhân nghĩa, hòa bình.

Tổ tiên nhiều đời của chúng ta, khi đối mặt với các cuộc xâm lược quy mô lớn nhỏ khác nhau đều ý thức rất rõ điều lợi hại đó, để làm sao đất nước được hòa bình, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Có thể có những quan điểm Phật giáo xét về tổng thể tỏ ra chưa thích hợp trong tình thế của từng dân tộc, song bằng những nhận thức chung nhất có thể, người Phật tử luôn ý thức rằng cảnh nồi da xáo thịt là cảnh giới của địa ngục, con ngườilương tri không bao giờ khuyến khích và cổ võ điều đó. Tuệ Trung Thượng Sĩ, vị thầy của vua Trần Nhân Tông đã nói: “Đa tàm thân trọc phùng thì trọc. Tiểu lại tâm thanh ngộ quốc thanh” (Đã thẹn nhiều cho tấm thân nhơ đục, gặp thời buổi nhơ đục. May thay còn nhờ có chút lòng trong sạch, gặp được nước nhà trong sạch”.

Một dân tộc văn hiến, văn minh là một dân tộc biết tôn trọng sự sống, độc lập chủ quyền và quyền mưu sinh chính đáng của các dân tộc, cộng đồng khác. Trung Quốc đã không thể trỗi dậy bằng hình ảnh đó như họ đã từng miệng lưỡi công bố. Do đó, trong tình thế này, một quốc gia tự cường phải là quốc gia trong sạch, trong mọi hoàn cảnh con người phải biết giữ lòng trong sạch. Đó mới chính là quốc gia mà không có thế lực ngoại bang nào có thể xâm phạm được.

Thích Thanh Thắng
Giác Tâm, ngày 19-5-2014
(Giác Ngộ)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
"Hãy cùng làm việc với nhau trong tình đoàn kết để xây dựng một thế giới hòa bình hơn cho tất cả mọi người", Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong thông điệp Ngày Vesak.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.