Ngày Đầu An Cư Của Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

18/06/20142:48 CH(Xem: 10415)
Ngày Đầu An Cư Của Phật Giáo Tại Hoa Kỳ
NGÀY ĐẦU AN CƯ CỦA PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ
Thích Minh Dung

Hằng năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tại Hoa Kỳ tổ chức An Cư cho cộng đồng Tăng Ni đang sinh hoạt tại nhiều tiểu bang khác nhau trên nước Mỹ. Đây là một truyền thống và giáo luật trong nhà Phật áp dụng từ ngàn xưa. Năm nay mùa An Cư được tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế, thuộc thành phố North Hill cách Los Angeles chừng 30 dặm. An Cư có nghĩa là đại tăng qui tụ trong một trú xứ và tất cả thì giờ trong ngày dành cho việc tu và học.

blank

156 vị Tăng Ni đã về Phật Học Viện Quốc Tế từ ngày 15 để bắt đầu cho khóa an cư vào lúc 5 giờ sáng ngày mai, 16 tháng 06 năm 2014. Năng lực của đại tăng đã làm cho khuôn viên của ngôi chùa này thêm an lạc và trong lành hơn. Khi được hỏi, đại tăng sẽ học hỏi gì trong mười ngày an cư này. Thượng tọa Nhật Huệ dù sức khỏe chưa bình phục nhưng rất cố gắng về khóa An Cư, cho biết: “ mỗi ngày có hai chủ đề như: Giáo pháp, Những biến động lớn của Phật giáo Việt nam, Con đường hoằng pháp tại Hoa Kỳ, Luật di trú của tu sĩ, Giới luật của tăng ni…”

Có thời khóa Sám hối mỗi ngày cũng như tọa thiềntụng kinh vào mỗi sáng sớm. Ngoài rachư Tăng thay phiên nhau thuyết pháp cho chư thiện tín mỗi đêm. Một trong những ý nghĩa lớn của An Cư là sự hội ngộ của những tăng lữ Việt nam đang hành đạo trên đất Mỹ. Họ cần một nơi để trở về và sống với nhau giữa những người tăng lữ. Họ cần được chia xẻtrao đổi những kinh nghiệm hành đạo trên đất nước mới này mà nó khác biệt quá nhiều đối với tập quán, văn hóa Việt nam.

Những hình ảnh của các vị lão tăng thậtcảm độngTrưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Chư Hòa Thượng Tín Nghĩa, Phước Thuận, Nguyên Trí, Nguyên An, Thái Siêu … luôn nở nụ cười niềm nở với chư Tăng Ni trẻ. Họ là những bậc đạo sư của lòng từ nhưng cũng khá nghiêm nghị. Tuổi tác, phẩm vị không là một khoảng cách trong mùa An cư ở đây. Ngược lại, nó biểu tỏ được tình thầy trò, huynh đệ, đồng tu và thêm nữa là tình ly hương.

Khi được thỉnh giáo Hòa Thượng Thắng Hoan, vị Thiền chủ của khóa An cư, Ngài trả lời: “Người thế tục, hằng năm họ cần phải tu nghiệp để nâng cao nghề nghiệp. Đức Thế tôn đã nhìn thấy điều đó và chỉ giáo cho hàng đệ tử của Ngài, người làm sự mệnh hoằng pháp, mỗi năm cũng phải bồi tu cho đạo hạnh chính mình bằng cách An Cư”. Hơn thế nữa, Ngài nhấn mạnh đây là phương pháp tu tập để tăng trưởng đạo lựctín tâm của người Phật tử ỏ Mỹ về ba phương diện thân giáo, khấu giáo và ý giáo trên con đường truyền đăng tục diệm.

Số lượng của đại tăng trong mùa An cư năm nay là một nổ lực lớn của cộng đồng Phật giáo Việt nam ở Hoa Kỳ. Phần lớn chư tăng ni là những vị trụ trì, lãnh đạo Phật giáo ở các thành phố và tiểu bang khắp nước Mỹ. Nước Mỹ rộng lớn, từ miền Trung và Đông mà về đây thì mất cả ngày bay. Dù xa, dù bận, dù tốn kém tiền vé máy bay, nhưng vì phụng hiến đời mình cho Phật pháp, những tăng lữ này đã về một trú xứ để an cư và để sống trong một tăng đoàn hùng lực, an lạc.

Thích Minh Dung

blank

 Phật Học Viện Quốc Tế Nam California nơi tổ chức Thập Nhật An Cư năm 2014

blank

 Chư Tăng trong khóa tu niệm tại chánh điện Phật Học Viện Quốc Tế

blank

 Chư Tăng thọ trai

blank

 Chư Tăng chụp hình chung lưu niệm ngày về an cư năm 2014 tại PHVQT

blank

 Chư Tăng trong tham dự trong lớp học tại Phật Học Viện Quốc Tế

Photo by Thích Tuệ Uy
(Chùa Hộ Pháp)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.