Hội nghị về hòa bình của Liên minh Tôn giáo Thế giới

21/09/20147:18 SA(Xem: 14164)
Hội nghị về hòa bình của Liên minh Tôn giáo Thế giới

Hội nghị về hòa bình của Liên minh Tôn giáo Thế giới
Ngộ Dũng
(Xem tiếp bài tường thuật bên dưới của phóng viên Thiên An báo Người Việt tường trình từ Seoul)

peace summit 29Vào chiều ngày 17/09/2014, lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh của liên minh Tôn giáo Thế giới đã diễn ra hoành tráng tại sân vận động Olympic, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Phật giáo Việt Nam theo lời mời của Ban tổ chức đã có 2 phái đoàn đến tham dự.

Hội nghị năm nay được đăng cai bởi tổ chức Phục hồi Ánh sáng Hòa bình Thế giớivăn hóa thiên quốc (HWPL) và tổ chức thanh niên quốc tế vì hòa bình. Tham gia hội nghị có sự hiện diện của tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye 100 nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ 100 quốc gia. Phái đoàn của Phật giáo Việt Nam thứ nhất do HT. Thích Thiện Tâm làm trưởng đoàn, đoàn thứ hai do HT. Thích Tấn Đạt làm trưởng đoàn, TT. Thích Nhật Từ làm phó đoàn cùng TT. Thích Trí Chơn, TT. Thích Thiện Hữu, ĐĐ. Thích Minh Nhẫn và 25 Tăng Ni, Phật tử.

Lễ khai mạc được diễn ra hoành tráng tại sân vận động Olympic của thủ đô Seoul với sự tham gia của hơn 70.000 người đến từ nhiều nước trên thế giới. Trong lời giới thiệu đầu của Ban tổ chức nhấn mạnh đến  tầm quan  trọng  của một thế giới vì hoà bình “vì tất cả đều là con một nhà”. Ở dưới sân vận động, các tình nguyện viên được sắp xếp ngồi thành logo của hội nghị. Bên kia khán đài đối diện với khán đài chính, hình ảnh thay đổi liên tục bởi hàng ngàn tình nguyện viên được sắp xếp thành các dòng chữ mang theo nhiều thông điệp: “Tôi có nhiều giấc mơ”, “Tôi mất nhiều giấc mơ”, “Tôi có những Người Bạn”, “Tôi mất những người bạn”, “Tôi có gia đình”, “Tôi mất gia đình”, “Chúng tôi đã mất tất cả”, “Tất cả cũng chỉ vì chiến tranh”, “Chiến tranh là hủy diệt - hủy diệt hết tất cả!”, “Cha Mẹ ơi, chúng con chỉ muốn Hoà Bình!”. Những bức thông điệp này cho thấy ước muốn khát khao của người Hàn Quốc, tất cả đều cho thế hế trẻ và cho thế hệ kế thừa.

Trong lời khai mạc chào mừng, ông Man Hee Lee, chủ tịch của tổ chức Phục hồi Ánh sáng Hòa bình Thế giới, đơn vị đứng ra tổ chức hội nghị đã nhấn mạnh rằng con người có thể tạo lập một thế giới hòa bình ngay tại trần gian này, tất cả mọi người có thể làm được và hãy bắt tay nhau để biến ước mơ đó thành hiện thực.

peace summit 7Bà Nam Hee Kim, đồng chủ tịch của tổ chức này cũng phát biểu: “Thế giới này là của tất cả chúng ta, hoà bình phải được thiết lập tại nhân gian. Chiến tranh là huỹ diệt, hoà bình là bảo vệ trẻ em và thế hệ trẻ! Tôi chỉ là chứng nhân của tổ chức này! Hội Nghị này là một biểu hiện vì hoà bình. Tất cả mọi chuẩn bị và mọi người nơi đây cũng đều nói lên Hoà Bình. Ước mơ về Hoà Bình là một nhu cầu và một ước ao đối với tất cả mọi người, mọi gia đình.

Có nhiều người làm cách này hay cách nọ để giải quyết vấn đề chiến tranh, chấm dứt hoà bình, nhưng không có cách nào hơn. Cách tốt nhất là mọi người phải thực hiện ý nghĩa Hoà Bình ngay nơi chính bản thân họ và gia đình, ngay đây và bây giờ. Chiến tranh chẳng giải quyết gì cho hoà bình thế giới.

Tất cả Tôn giáo trên thế giới và văn hoá có thể cầu nguyệnthực hiện được. Những thế hệ trẻ cũng có thể làm được vì họ là thế hệ kế thừa của mỗi quốc gia. Tại sao chúng ta lại bắt thế hệ trẻ chịu nhiều hậu quả chiến tranh? Tất cả mọi người ngày hôm nay đều tự hứa sẽ thiết lập Hoà Bình tại đây!”

Ngoài ra buổi lễ khai mạc còn có bài phát biểu của nhiều chính khách khác như: Emil Constantinescu – Nguyên tổng thống Romania 1996-2000, Rodrigo Borja Cevallos – Nguyên tổng thống nước Cộng hòa Ecuador 1988-1992, Stjepan Mesić – Nguyên tổng thống nước Cộng hòa Croatia 2000-2010 và nhiều lãnh đạo tôn giáo của nhiều nước trên toàn thế giới.

Để hưởng ứng lời kêu gọi thiết lập hòa bình ngay trong hiện tại, tất cả mọi người tham dự đã bật màn hình xanh – màu của hòa bình - trên điện thoại kết hợp với đèn flash đã tạo nên một không gian lung linh tuyệt vời như hàng chục ngàn ngôi sao lấp lánh trên các khán đài của sân vận động.

Buổi lễ kết thúc với màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc, màn bắn pháo hoa tuyệt vời. Chương trình khai mạc đã để lại trong lòng những người tham dự một ấn tượng mạnh mẽ về cách tổ chức chuyên nghiệp, công phu, dàn dựng hoành tráng đối với với một buổi lễ tôn giáo.

peace summit 14Chương trình hội thảo chính diễn ra vào ngày 18/09/2014 tại trung tâm hội nghị 63 – nơi tổ chức những hội nghị lớn nhất của Hàn Quốc. Các chủ đề chính của hội thảo lần này như: Tôn giáo, xung độtkiến tạo hoà bình: Trường hợp của Hiệp định hòa bình Mindanao, Giáo dụckiến tạo hoà bình, Luật quốc tế và nhân quyền, Tầm quan trọng của việc xây dựng những sáng kiến hoà bình, Thế giới Hòa bình và Trách nhiệm: Các cam kết cá nhân, Chính trị và Ngoại giao văn hóa để kiến ​​tạo hoà bình, Kiến tạo hòa bình ở Trung Đông và Bắc Phi, Sáng kiến ​​của phụ nữ để kiến ​​tạo hoà bình.

Cũng trong chương trình hội nghị, tất cả các lãnh đạo tôn giáo đến tham dự đã ký kết một cam kết nhằm tạo dựng liên hiệp tôn giáo vì nền hòa bình cho nhân loại.

Xin giới thiệu một số hình ảnh về sự kiện này:
blankpeace summit 32peace summit 31peace summit 30peace summit 29peace summit 28peace summit 27peace summit 26peace summit 25peace summit 24peace summit 23peace summit 22peace summit 20peace summit 19peace summit 18peace summit 17peace summit 16peace summit 15peace summit 14peace summit 13peace summit 12peace summit 10peace summit 9peace summit 8peace summit 7peace summit 6peace summit 5peace summit 4peace summit 2peace summit 1

Bài và ảnh: Ngộ Dũng (Đạo Phật Ngày Nay)


Trục Trặc Trong Việc Ký Hiến Pháp Hòa Hiệp Tôn Giáo
Thiên An/người Việt (tường Trình Từ Seoul)

SEOUL, Nam Hàn (NV) - Ban tổ chức của “Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình của Liên Minh Tôn Giáo Thế Giới” (The World Alliance of Religions' Peace Summit), tại Seoul, Nam Hàn, kỳ vọng là các lãnh đạo tinh thần cũng như quốc gia tham dự hội nghị sẽ cùng nhau ký vào bản phác thảo Hiến Pháp Hòa Hiệp Tôn Giáo vào ngày thứ nhì của hội nghị, thế nhưng mục đích này đã không đạt được một cách trọn vẹn.

Giữa lúc một số quan khách được mời ký tên vào bản hiệp ước liên minh tôn giáo do ông Man Hee Lee, trưởng ban tổ chức, cũng là chủ tịch hội Heavenly Culture, World Peace, Restoration of Light (HWPL) soạn sẵn, đặt bút ký, một số khác đã lặng lẽ khước từ.

Trong giới tham dự là người gốc Việt, phái đoàn đạo Cao Đài đồng ý ký vào bản hiến pháp, ngược lại những tu sĩ Phật Giáo âm thầm từ chối.

Trả lời phỏng vấn, một số người theo đạo Cao Đài cho biết họ đồng ý ký vào bản hiến pháp này vì mục tiêu của Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình của Liên Minh Tôn Giáo Thế Giới hoàn toàn phù hợp với giáo lý của đạo Cao Đài, trong khi một số tu sĩ gốc Việt thì cho biết nội dung bản hiến pháp hướng về một Thượng Đế tối cao là không phù hợp với niềm tin Phật Giáo. Một thượng tọa cũng đề cập đến việc ban tổ chức không đưa sớm bản hiệp ước để người tham dự có nhiều thời gian để xem xét.

Phải có mặt ở hội nghị mới thấy phục quy trình tổ chức quy mô, tỉ mỉ của hội nghị cũng như sự yêu chuộng hòa bình của con người, được biểu hiện qua sự có mặt đông đảo của người tham dự . Mặt khác, cũng phải có mặt ở đây mới hiểu thấm thía là ước muốn thống nhất những quan điểm khác biệt không dễ thực hiện, vì dù đang cảm thấy gần nhau vì một mục đích chung, con người vẫn có thể bất thình lình trở nên xích mích vì những ý kiến, quan điểm không giống nhau.

peace summit 33
Thượng tọa Thích Nhật Từ
là một trong những người không ký vào hiệp ước.

Thượng tọa Thích Nhật Từ là một trong những người không ký vào hiệp ước. Ông âm thầm giữ lại nội dung tờ bản thảo. (Hình: Thiên An/Người Việt)

Nóng giận bỏ về

Ngày thứ hai của hội nghị diễn ra tại khán phòng sang trọng 63 Convention Center, bắt đầu từ 10 giờ sáng. Sau phần giới thiệu các vị khách tên tuổi trong lãnh vực tôn giáo và chính trị khắp bốn phương tới dự, ông Man Hee Lee đọc diễn văn khai mạc dài lê thê.

Tiếp đó là bài diễn văn của bà Nam Hee Kim, chủ tịch hội phụ nữ yêu hòa bình IWPG, ông Haris Silajdzic, cựu tổng thống Bosnia Herzegovina, ông Swami Chidanand Saraswatiji Maharaj, sáng lập viên tổ chức nghiên cứu văn hóa Ấn Độ (IHRF), Tiến Sĩ Phật học Ashin Nyanissara đến từ Myanmar, Giám Mục Antonio Ledesma từ Philippine, Giám Mục Martin Barahona từ El Salvador, ông Giani Gurbachan SinghJi, quản nhiệm đền Golden Temple của Ấn Độ, bà Tawakkol Kaman, người trẻ tuổi nhất từng lãnh giải Nobel Hòa Bình, và ông Emil Constantinescu, cựu tổng thống Romania.

Mỗi người mỗi cách, mọi diễn giả đều kêu gọi các tôn giáo hãy chấm dứt việc dùng con người vào các mục đích cá nhân. Riêng bài diễn văn của bà Tawakkol Kaman người Yemen vì có đề cập đến một vài chi tiết kinh thánh, lịch sử, và chính trị gây tranh cãi về sự chi phối của Ai Cập lên Yemen, bà bị một người đàn ông Ai Cập hô to phản đối khi đang thuyết trình.

Theo chương trình, sau bài diễn văn của bà Kaman là mười phút giải lao. Khi số đông mọi người ra khỏi ghế rời khán phòng, tiếng tranh cãi của một phụ nữ từ phái đoàn người Yemen và một ông thuộc phái đoàn Ai Cập bắt đầu to dần.

Khi báo giới vừa hướng về tiếng ồn nơi góc phòng, một số khách tham dự đang ở xung quanh bắt đầu vỗ tay, hô to “peace” (hòa bình). Hai nhân vật trên tuy thế vẫn không nguôi nóng giận, dần rời khán phòng và ra về.

Cao Đài ký, Phật Giáo không ký

Sau phần diễn thuyết của những vị khách trên, ông Man Hee Lee đọc một bài diễn văn dài khác về quan điểm mọi tôn giáo cùng hợp thành một thể trong ý nguyện của Thượng Đếgiới thiệu bản hiến pháp thống nhất tôn giáo. Ông nói mình đã hy sinh cả cuộc đờiniềm tin này và vì hòa bình thế giới. Bà Nam Hee Kim kêu gọi mọi người ý vào bản hiệp ước “cho thế hệ mai sau.”
Cụ thể, nội dung bản hiến pháp viết: “...Để các thế hệ được thừa kế một nền hòa bình, chúng tôi sẽ làm tất cả trong sức mình để chấm dứt tất cả các cuộc chiến trên trái đất và thiết lập hòa bình thế giới theo ý muốn của Thượng Đế. Theo đó, tất cả các tôn giáo sẽ hợp nhất làm một trong một Thượng Đế. Chúng tôi tuyên thệ trước Thượng Đế, tất cả người dân trên thế giới, và nhà đấu tranh hòa bình rằng sẽ trở thành một trong Thượng Đế qua việc thống nhất tôn giáo...”
Bản hiến pháp một trang dài khoảng 700 chữ được phát ra trong khi người điều phối chương trình đọc lớn nội dung. Trên từng bản là huy hiệu lớn của Heavenly Culture, World Peace, Restoration of Light, và chữ ký sẵn của ông Man Hee Lee.
Cô Túy Nguyễn, từ Houston, Texas, và là Đệ Nhất Phó Tổng Quản Nhiệm Ban Cao Đài Hải Ngoại, cho biết lý do ký vào bản hiệp ước thống nhất tôn giáo.
“Ý nghĩa của chương trình là tất cả tôn giáo đều là một, bỏ chấp ngã để cùng làm việc vì hòa bình. Việc ký vào bản hiệp ước rất quan trọng vì đây là một hòa ước giữa trời và người, giữa người và người, là phải thương yêu mọi ngườibảo vệ hòa bình, rất giống khái niệm của Cao Đài.”
cho biết là người được mời, tìm hiểu về chương trình và kêu gọi mọi người trong hội tham gia. Tuy gặp nhiều trở ngại như giờ bay vào phút chót, cô cùng phái đoàn Cao Đài hải ngoại gồm 14 người (từ Mỹ, Pháp và Canada) nói là rất vui vì đã tham dự và được sự tiếp đón nồng nhiệt từ ban tổ chức trong buổi khai mạc. Cô Túy cũng như hai người phụ nữ khác trong đoàn cùng mặc áo dài trắng, theo y phục tiêu biểu của phụ nữ Cao Đài.

Hiền Tài Phạm Văn Khảm, chủ trưởng Cơ Quan Đại Diện Cao Đài Hải Ngoại và phó chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hải Ngoại, giải thích rõ hơn về sự tương đồng giữa ý nghĩa chương trìnhgiáo lý Cao Đài.
“Đạo Cao Đài cũng là một tôn giáo chủ trương hòa bình thế giới... Đạo Cao Đài từng chủ trương đưa nhân loại đến hòa bình. Đức Chí Tôn đã dạy và Đức Lý Giáo Tông đã cho tô liễn rõ ràng trước cổng chánh môn của Tòa Thánh Tây ‘Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục,’ ‘Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền.’ Sau khi khai đạo, vào năm 1931, Đức Giáo Tông đã gửi thông điệp cho tất cả các lãnh đạo thế giớibáo chí thế giới để kêu gọi đưa nhân loại tạo thành cộng đồng thế giới. Năm 1965, Đức Hồng Pháp Phạm Công Tắc cũng tiếp tục gửi thông điệp kêu gọi hòa bình thế giới, kèm theo cương lĩnh hòa bình của ngài.”
“Chủ trương của Cao Đài, ngoài thiên đạo để cứu rỗi nhân sanh thì còn có chủ trương dùng Nho tông chuyển thế để biến đời hiện tại này thành đời thánh đức. Chính vì thế, con đường tìm hòa bình thế giớicon đường đạo Cao Đài từng theo đuổi 90 năm nay.
Về phần cô Túy, cô khẳng định nếu hội nghị tiếp tục tổ chức, cô sẽ lại tham dự. “Lần tới sẽ dẫn cả hai con đi theo cho con được thấy hoạt động vì hòa bình của giới trẻ bên đây,” cô nói.
Trong khi các máy ảnh của phóng viên đến từ các nước cũng như lực lượng phóng viên hùng hậu của ban tổ chức, sẵn sàng ghi lại những hình ảnh các vị khách đọc qua bản hiệp ước và đặt bút ký, một số người tham dự âm thầm không hòa vào không khí chung.
peace summit 33Trong nhiều người không ký vào bản hiệp ước có các phái đoàn Phật Giáo. Thượng tọa Thích Phước Tấn ở Úc hay Thượng Tọa Thích Nhật Từ ở Việt Nam là một vài ví dụ.
Thượng tọa Thích Phước Tấn sau khi rời khán phòng và trở lại thì không vào lại ghế cũ. Khi mọi người bắt đầu nhận bản hiệp ước, ông chỉ nhìn theo. Trả lời phóng viên, ông nhẹ nhàng giải thíchtư tưởng của hội nghị không phù hợp với sinh hoạt tôn giáo của bản thân.
Thượng tọa Thích Nhật Từ lên tiếng mạnh mẽ hơn về lý do phái đoàn gồm 31 tu sĩPhật tử từ Việt Nam sang đây đã cùng quyết định không ký vào bản hiệp ước của ông Man Hee Lee.
“Tôn giáo có thể chia thành hai phe chính, tin vào Thượng Đế, như các đạo xuất phát từ Do Thái Giáo, và không tin vào Thượng Đế, như Phật Giáo hay Kỳ Na. Bản hiệp ước kêu gọi mọi người đồng ý hiệp nhất trong ý muốn Thượng Đế, nên không phù hợp với giáo lý Phật Giáo. Đoàn chúng tôi cùng bảo nhau không ký.”
Ông cũng nói việc ban tổ chức đưa bản hiến phápyêu cầu người tham dự ký mà chỉ có vài phút quyết định là có tính cách “áp đặt.”
Ông có lời phê bình về chương trình, “Lời kêu gọi hòa bình thế giới thì rất tốt, nhưng chương trình không đi theo hướng đó.”
Ông cho rằng các hoạt động trong ba ngày chương trình phần lớn xoay quanh vào việc tôn vinh trưởng ban tổ chức là ông Man Hee Lee và hội HWPL.
“Để đúng nghĩa đề ra, các tôn giáo phải có quyền bình đẳng để chia sẻ và đóng góp vào hòa bình thế giới, thay vì ban tổ chức giữ vai trò hạt nhân của hội nghị. Không thể hòa hợp tôn giáo nếu mọi người không bỏ đi cái tôi riêng.”
Ông cũng nói tựa đề “Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình của Liên Minh Tôn Giáo Thế Giới” khiến phái đoàn của ông hiểu lầm ban tổ chức là một liên minh các tôn giáo, thay vì chỉ là tổ chức HWPL.
Tuy cho biết rằng sẽ không tham dự nếu được mời vào lần tới, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói, “Chúng tôi không thất vọng về chương trình. Chúng tôi đến để thể hiện thiện chí ủng hộ hòa bình, và chúng tôi đã thực hiện được điều này trước những người cũng có mặt tại đây.”
Sau khi đưa ra bản hiến pháp thống nhất tôn giáo, phần thứ hai của chương trình là các buổi hội thảo và thuyết trình theo từng nhóm nhỏ hơn giữa các quan khách tham dự.
Có tất cả tổng cộng mười nhóm hội thảo theo từng chủ đề khác nhau. Riêng nhóm 4 là các nhà lãnh đạo tôn giáo, trong đó có phần thảo luận của Hiền Tài Phạm Văn Khảm, chủ trưởng Cơ Quan Đại Diện Cao Đài Hải Ngoại và phó chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hải Ngoại. Các nhóm hội thảo đều có mục đích tương tự, để các nhà hoạt động chính trị và xã hội có cơ hội cùng bàn luận tìm hướng đi chung cho hòa bình thế giới.
Ngày bế mạc chương trình sẽ diễn ra vào Thứ Sáu với cuộc đi bộ cho hòa bình được dự đoán sẽ có hàng chục ngàn thanh thiếu niên tham dự. (Người Việt)


HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÒA BÌNH CỦA LIÊN MINH TÔN GIÁO THẾ GIỚI :

NHỮNG ĐIỀU ĐẠT VÀ CHƯA ĐẠT

Minh Chánh (thực hiện)

 

thich_nhat_tu_02smGiao Điểm Online : TT. Thích Nhật Từ là một trong các đại biểu của Phật giáo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh Hòa bình của Liên minh Tôn giáo Thế giới (The World Alliance of Religions Peace Summit) tại Seoul, từ ngày 17-19/09/2014. Sự tham dự của đại diện Phật giáo trong hội nghị này đã tạo ra phản ứng trái chiều. Bài phỏng vấn của Minh Chánh dưới đây giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về sự kiện nêu trên. Tựa do Ban Biên tập đặt.

 

Xin Thầy cho biết đôi nét về Hội nghị thượng đỉnh hòa bình của Liên minh Tôn giáo 
thế giới ?

TNT: Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình của Liên minh Tôn giáo thế giới được khai mạc vào chiều ngày 17-09-2014 tại sân vận động Olympic, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Hội nghị thượng đỉnh hòa bình này diễn ra từ ngày 17-19/09/2014, ngày đầu là lễ khai mạc tại sân vận động Olympic, ngày thứ hai là tọa đàm về hòa bình tại Tòa nhà 63 thủ đô Seoul và ngày thứ ba là ngày đi bộ vì hòa bình thế giới, xung quanh khu vực sân vận động Olympic Seoul.

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình 2014 do tổ chức Phục hồi Ánh sáng, Hòa bình Thế giới, Văn hóa Thiên quốc (HWPL) đăng cai tổ chức lần đầu tiên tại Hàn Quốc, thu hút khoảng 700 đại diện các tôn giáo trên thế giới và khoảng 50 chính khách, nguyên thủ, cựu nguyên thủ của một số quốc gia và khoảng 70.000 người, trong số đó có khoảng 2000 đại biểu quốc tế, đến từ 120 quốc gia.

Có cáo buộc cho rằng Hội nghị thượng đỉnh hòa bình 2014 thực chất chỉ là “liên kết các tôn giáo, dưới sự tổ chức của Vatican, để thực hiện những chủ trương đường lối của Vatican” và đó chỉ là “một chủ trương lớn của Giáo hội Ca tô La Mã hoàn vũ”, sau chuyến Giáo hoàng Francis thăm viếng Hàn Quốc tháng 8-2014 vừa qua?

TNT: Đó là một võ đoán thiếu căn cứ và tạo thành thông tin lạc dẫn đáng tiếc. HWPL, một tổ chức Tin Lành do ông Man Hee Lee một cựu chiến binh Hàn Quốc thành lập, là tổ chức đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình này, hoàn toàn không có liên hệ gì với Vatican và cũng không hậu thuẫn gì cho chuyến viếng thăm của Giáo hoàng Francis tại Hàn Quốc vào 14-18/8/2014 vừa qua.

Mục đích chính của Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình 2014 này là gì?

TNT: Có ba mục đích mà Ban tổ chức của Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình hướng đến: (i) Kêu gọi các tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo nhất thần và đa thần chấm dứt các chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, các cuộc thánh chiến nhân danh thượng đếtôn giáo, góp phần thiết lập hòa bình thế giới, (ii) Kêu gọi lãnh đạođại diện các tôn giáo trên thế giới ký “Hiệp ước Thống nhất các Tôn giáo” (The Unity of Religions Agreement), và (iii) Thúc đẩy các lãnh đạo chính trị thế giới sớm banhành bộ “Luật quốc tế về Chấm dứt chiến tranh và di sản Hòa bình và Liên minh Tôn giáo thế giới” (The Enactment of an International Law for the Cessation of Wars and Legacy of Peace and the World  Alliance of Religions).

Theo thầy, các mục đích nêu trên có thể thực hiện được hay không ?

TNT: Trong 3 mục đích, có cái được, cái không. Mục đích 1 được hầu hết các đại biểu gồm các tổ chức chính trị, tôn giáoxã hội hưởng ứng, vì ai cũng thấy rõ rằng những cuộc chiến do bất đồng ý thức hệ tôn giáochủ nghĩa cực đoan tôn giáo đã mang lại nỗi bất hạnh cho tất cả cư dân của hành tinh. Hòa bình thế giới cần được thiết lập như dưỡng chất để mọi dân tộc được sống hạnh phúc và phát triển bền vững. Trong lịch sử các tôn giáo trên hành tinh, Phật giáotôn giáo vô thần (nếu không nói là duy nhất) chẳng những lên án các hình thức chiến tranh nhân danh Thượng đế, mà còn là con đường minh triết kêu gọi nhân loại phát triển lòng từ bi, xây dựng hòa bình, thương yêu loài vật, bảo vệ môi trường; đồng thời lên án các hình thức chiến tranh, dưới bất kỳ hình thức nào.

Mục đích thứ hai không thể đạt được, vì đã áp đặt các tôn giáo vô thần, cụ thểđạo Phật vốn không thừa nhận Thượng Đế, phải hợp nhất với các tôn giáo nhất thần và đa thần, trong nỗ lực kiến tạo hòa bình. Đây là điều không thích hợp, nếu không nói là khiên cưỡng vào giờ phút cuối

Mục đích 3, dù phát xuất từ thiện chí cao đẹp, chỉ là tham vọng, vì tính thực thi của nó trên bình diện toàn cầu là bất khả thi. Chiến tranh xâm lược, chiến tranh chống khủng bố, chiến tranh vì khác biệt ý thức hệ chính trị, chiến tranh nhân danh tôn giáoThượng Đế, chiến tranh do tranh chấp quyền lợi kinh tế và nhiều hình thức chiến tranh khác đã từng diễn ra, đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra trên toàn cầu do một thiểu số các nguyên thủ quốc gia và lãnh tụ tôn giáo cực đoan khởi xướng hoặc tán thành. LHQ kêu gọi xây dựng hòa bình bằng hòa đàm và cộng tồn nhưng LHQ cũng tán thành một vài hình thức chiến tranh, chẳng hạn như chiến tranh chống khủng bố, do đó, hòa bình trên hành tinh vẫn mãi là niềm mơ ước của hơn 7 tỷ người trên hành tinh, rất khó trở thành hiện thực theo đúng nghĩa của từ này.

Là Tổng thư ký của Đại lễ Vesak LHQ 2008 và Phó tổng thư ký Vesak LHQ 2014 tại Việt Nam, xin thầy so sánh quy mô tổ chức của Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình 2014 với Vesak LHQ.

TNT: So sánh hai sự kiện này sẽ tạo ra sự khập khiễng, vì bản chất của 2 sự kiện này là khác nhau. Vesak LHQ gắn kết với chủ trương và mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ, trong đó, hòa bình là một trong các vấn đề trọng tâm, được các đức Tăng thống và chủ tịch của các giáo hội, liên đoàn, hiệp hội, tổ chức Phật giáo trên toàn cầu hưởng ứng, tham dự và đóng góp, bên cạnh một số chính khách và nguyên thủ các quốc gia.

Quy mô của Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình 2014 chỉ là số đông, với sự tham dự của nhiều đại biểu tôn giáo lớn và nhỏ trên thế giới. Không có các lãnh tụ (theo đúng nghĩa) của các tôn giáo thế giới tham dự. Ngoài chủ đề hòa bình thế giới, Hội nghị này không đề cập đến các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ như Đại lễ Vesak LHQ. Ngày khai mạc của Hội nghị thượng đỉnh có khoảng 70.000 tham dự tại sân vận động Olympic Seoul. Ngày thứ hai là tọa đàm vì hòa bình thế giới, chỉ còn khoảng 2000 đại biểu quốc tế và Hàn Quốc tham dự. Ngày kết thúc có khoảng 100.000 người đi bộ vì hòa bình thế giới. Quy mô về con số trong một hội nghị không nên được đánh đồng, lại càng không thể thay thế được nội hàm của Hội nghị. Nói cách khác, quy mô về con số tham dự chưa phải là quy mô đích thực.

Yếu tố tâm linh của Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình thế nào và vai trò của các tôn giáo trong Hội nghị này là gì?

TNT: Vì Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình này nhấn mạnh đến tọa đàm về hòa bình nên yếu tố tâm linh trở nên mờ nhạt trong 3 ngày hội nghị. Đại diện các tôn giáo không có cơ hội đóng góp yếu tố tâm linh trong việc xây dựng hòa bình, ít nhất trong phạm vi của Hội nghị. Yếu tố văn hóa của Hội nghị này chỉ có mặt trong buổi khai mạc, không tạo thành điểm nhấn khẳng định vai trò văn hóa trong kiến tạo hòa bình.

Với hơn 70.000 đại biểu quốc tế và Hàn Quốc tham dự, công tác tình nguyện viên được Ban tổ chức điều động thế nào?

TNT: Thành công của hội nghị này là BTC đã vận động trên 90% tình nguyện viên là thanh niên tham gia đóng góp và phục vụ. Có trên 3000 tình nguyện viên là thanh niên tham gia trong các khâu ngoại giao quốc tế, lễ tân giao tế, khánh tiết và trang trí, thông phiên dịch và phục vụ… trước ngày Hội nghị cho đến sau khi kết thúc Hội nghị.

Riêng ngày khai mạc, ngoài khoảng 2000 đại biểu quốc tế, hơn  60.000 thanh niên người Hàn Quốc có mặt tại sân vận động đều là các tình nguyện viên làm công tác truyền thông, tạo hiệu ứng tâm lý, cổ vũ hội nghị bằng những tràng vỗ tay, những tiếng reo hò, những hoạt động xếp hình và xếp chữ ở khu vực đối diện khán đài chính và trong sân vận động…

Họ được huấn luyện và tập dợt rất chuyên môn cho các công việc được giao. Các tình nguyện viên trẻ này rất có trách nhiệm, tận tình, niềm nở, mến khách, theo đuổi công việc cho đến lúc hoàn tất. Họ đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho các đại biểu quốc tế. Đây là yếu tố tạo ra tính quy mô về con số góp phần truyền thông một cách hiệu quả cho sự thành công của hội nghị.

Thầy đánh giá thế nào về công tác truyền thông của BTC ?

TNT: Công tác truyền thông của Hội nghị thượng đỉnh này được BTC chuẩn bị gần 1 năm trước khi hội nghị diễn ra. Có nhiều phóng viên của hơn 70 đài truyền hình và báo chí quốc tế được BTC bảo trợ đến tham dựđưa tin, nổi trội trong số đó là AFP, BBC Persia, CNN Arabic, NBC, NBC. Trong cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước có VTV, SBS (Úc châu) và Người Việt (Hoa Kỳ). Mỗi đài truyền hình có từ 2-3 phóng viên và quay phim được tài trợ tham dự với mục đích đưa tin về sự kiện này. Họp báo quốc tế tiền Hội nghị và Hậu hội nghị đã để lại dấu ấn truyền thông tại Hàn Quốc.

Thành phần tham gia của các phái đoàn Việt Nam trong hội nghị này ? 
          Và mục đích là gì ?

TNT: Tổ chức HWPL có nhiều chi nhánh trên toàn cầu đã chủ động mời nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau tham dự. Ngoài phái đoàn của GHPGVN còn có nhóm Tăng NiPhật tử chúng tôi được mời độc lậpphái đoàn Tin Lành, phái đoàn Cao Đài ở Việt Nam…

Phái đoàn Phật giáo chúng tôi tham dự nhằm khẳng định chủ trương, thông điệp và những lời dạy về hòa bình của đức Phậtđạo Phật có khả năng bảo vệxây dựng nền hòa bình đích thực trên thế giới, có phần ưu thế hơn các tôn giáo nhất thần và đa thần. Từ bản chấthọc thuyết, cho đến trong lịch sử và hành động, đạo Phật chống chiến tranh, kêu gọi xây dựng hòa bình trên nền tảng tôn trọng luật pháp quốc tế, tương nhượng và hòa đàm, đề cao nguyên lý cộng tồn, phát triển lòng từ bi qua tư duy, lời nóiviệc làm nhằm đề cao hòa bình nội tại và hòa bình thế giới.

Quý Tăng Ni Hàn Quốc có tham dự Hội nghị thượng đỉnh này và vai trò thế nào ?

TNT: Theo tôi, việc BTC không mời Phật giáo tại Hàn Quốc hẳn không phải là chuyện tình cờ. Tối ngày 17-9-2014, sau Lễ khai mạc của Hội nghị, tôi có điện đàm với vài Thượng tọa thân hữutên tuổi tại Hàn Quốc, đã từng tham dự Vesak LHQ 2008 và 2014 tại Việt Nam thì được biết đại diện Phật giáo Hàn Quốc không được mời tham dự trong sự kiện này. Theo dõi sự kiện này trong ngày khai mạc và tọa đàm, tôi nghĩ rằng “thông điệp ngầm” mà HWPL muốn gửi đến dân Hàn qua các phương tiện truyền thông tại Hàn Quốc có thể là “Phật giáo Hàn Quốc không có vai trò gì trong nỗ lực kiến tạo hòa bình thế giới, qua sự kiện của Hội nghị thượng đỉnh này và mờ nhạt trong các diễn đàn tôn giáo thế giới nói chung.”

Hiện tại, Hàn Quốc chỉ có khoảng chưa đến 25% dân số là Phật tử, trong khi khoảng 50% dân số là những người theo đạo thờ ông bà hoặc không có tôn giáo, đang khi dân số người theo Thiên Chúa giáoTin Lành có chiều hướng gia tăng trong 5 thập niên trở lại đây, nhờ vào các chiến dịch cải đạo khéo léo qua con đường hôn nhân và hỗ trợ kinh tế. Trong lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình chính của Hàn Quốc, đại diện Phật giáo thế giới không được mời phát biểu, chỉ có đại diện của các tôn giáo không có ảnh hưởng chính ở Hàn Quốc như Do Thái giáoHồi giáo được mời phát biểu, bên cạnh các cựu nguyên thủ quốc gia ở các nước phương Tây mà phần lớn theo Thiên Chúa giáo hay Tin Lành.

Đây là bài học mà các tổ chức và cá nhân Phật giáo nên lưu tâm để sự tham dự và đóng góp của các phái đoàn Phật giáo trong các hội nghị hay sự kiện liên tôn thế giới không trở thành bình phong được BTC là tôn giáo khác sử dụng, khiến cho Phật giáo địa phương trở nên mờ nhạt cũng như không thể trở thành công cụ phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác, ngoài mục đích vì hòa bình được BTC đề ra.

Theo báo Người Việt (Hoa Kỳ) đưa tin, Thầy và các thành viên của đoàn đã không ký vào Hiệp ước thống nhất các tôn giáo do Hội nghị thượng đỉnh này kêu gọi. Đâu là lý do của vấn đề ?

TNT: Như đã nói, đạo Phật chủ trương xây dựng hòa bình, nên các hoạt động của bất kỳ tổ chức và cá nhân nào vì mục đích hòa bình thế giới đều đáng được tán dươngtùy hỷ. Tán đồng với chủ trương “kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa bình” của BTC và Liên minh các Tôn giáo Thế giới không đồng nghĩa là chấp nhận hoàn toàn nội dung của Bản hiệp ước mà tổ chức này chủ trương.

Bản hiệp ước thống nhất các tôn giáo (Unity of Religions Agreement) không được các Tăng NiPhật tử tham dự hội nghị đồng thuận là vì yếu tố áp đặt của Ban tổ chức trong việc nhân danh Thượng Đế, kêu gọi các tổ chức tôn giáo trên thế giới góp phần chấm dứt chiến tranh, xây dựng hòa bình theo ý muốn của Thượng Đế. Sự áp đặt này chỉ phù hợp với các tôn giáo nhất thần (cho rằng Thượng Đế là đấng sáng thế) và các tôn giáo đa thần, hoàn toàn không phù hợp với triết lý và chủ trương của đạo Phật. Đây là lý do phái đoàn chúng tôi và khoảng 100 đại diện Phật giáo quốc tế đã không ký vào Bản hiệp ước vào ngày thứ hai của chương trình. Phái đoàn chúng tôi không đã tham dự ngày thứ ba, đi bộ vì hòa bình thế giới.

Theo Phật giáo, Thượng đế chưa từng có mặt. Các hình thức chiến tranh đều phát xuất từ động cơ tham lam, giận dữ, si mêcố chấp của con người. Do vậy, hòa bình thế giới phải do con người nỗ lựcphương pháp, nhằm kiến tạo nên từ nhận thứclối sống đề cao sự cộng tồn, tôn trọng sự sống, với mục đích mang lại hạnh phúc, thanh bình và phát triển bền vững cho toàn thể nhân loại.

Nói cách khác, Phật giáo ủng hộxây dựng hòa bình bằng quyết định và hành xử sáng suốt của con người, vì phúc lợian lạc cho số đông, chứ không thể vì Thượng Đế vốn không có thật. Theo tôi, không ký vào Bản hiệp ước trong tình huống này là một hành xử thích hợpcần thiết.

Một vài Phật tử cực đoan lên án thầy nặng lời về việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình và lưu ảnh kỷ niệm trên trang web, đang khi chủ trương của Phật giáoxây dựng hòa bình và khích lệ tình huynh đệ. Thầy nghĩ gì về vấn đề này ?

TNT: Đừng nên chấp một vài người cực đoan chống đối. Thương và ghét, ủng hộ và chống đối là những hiện tượng bình thường, có mặt khắp mọi nơi, ở bất kỳ tổ chức nào. Hãy tập làm quen với những chống đối cực đoan. Hãy thực tập thản nhiên, không nên bận tâm với những lời chống đối do thiếu thông tin, hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc do thành kiến, định kiến, thậm chí từ các động cơ ghét bỏ hay tư thù.

“Chấm dứt chiến tranh và xây dựng hòa bình” không chỉ là chủ trương của đức Phật từ ngàn xưa mà còn là thông điệp thiết thực hiện tại cần được cổ súy và truyền bá. Để xây dựng hòa bình, đức Phật kêu gọi sự đoàn kết, hòa hợp, hòa giải, trên nền tảng đề cao nguyên lý cộng tồn, tôn trọng lẫn nhau, chấp nhận các dị biệt để tránh các hình thức độc tônchủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Vì đạo Phật nổi trội hơn các tôn giáo khác về chủ trương hòa bình và kiến tạo hòa bình thế giới trong lịch sử nhân loại, không có lý do gì Tăng Ni Phật tử phải từ chối không tham dự hoặc không được quyền bày tỏ niềm vui về các sự kiện và hành động vì hòa bình thế giới, dù sựu kiện đó do các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tôn giáo hay dân sự nào… đăng cai tổ chức.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đa nguyên tôn giáo, thái độ bài trừ và chống đối cực đoan tổ chức và cá nhân khác vì lý do khác tôn giáo là điều nên tránh. Phê phán các tổ chức và cá nhân Phật giáo tham dự vào các hoạt động của các tôn giáo khác vì mục đích hòa bình thế giới, không chỉ thể hiện thái độ quá khích, mà còn cho thấy đây là một hành xử không thích hợp trong thế giới văn minh, vốn đề cao hợp tác vì lợi ích của nhân loại.

Để hợp tác với các tổ chức khác tôn giáo mà không bị lợi dụng, chúng ta cần đánh giá từng vấn đề cụ thể. Việc nào tốt và có giá trị phục vụ cho hạnh phúc của nhân sinh… ta nên ủng hộ. Việc nào không phù hợp với chủ trương của đạo Phật, dù là nhân danh gì đi nữa, chúng ta không thể ủng hộ được. Đây là hành xử mang tính trung đạo, tránh xa các cực đoan chống đối và ủng hộ mù quáng, chỉ vì sự dị biệt tôn giáo.

Làm thế nào để biết đâu là một chống đối cực đoan và chống đối từ động cơ tư thù ?

TNT: Người có thái độhành vi chống đối cực đoan sẽ bất chấp việc làm đúng và sai, phù hợp hay trái luật pháp, nên hay không nên của người khác; hễ cái gì không thích thì cứ chống đối ra mặt, cho bỏ ghét, nhằm mục đích phá hoại các nỗ lực cao đẹp của người khác.

Chống đối phát xuất từ động cơ tư thù thì có nhiều loại. Đơn giản nhất để nhận ra là “trong khi có nhiều người cùng tham gia vào một sự kiện, có quan điểm và hành xử giống nhau, chỉ có một hoặc vài người bị chống đối, còn những người còn lại thì không đề cập đến, thậm chí tán dương họ.

Người chống đối vì tư thù thường lợi dụng vào tình huống và sự kiện nào nhằm tấn công, nói xấu, dèm pha người mà họ không thích, không chịu nhìn thấy các mặt tích cực của đương sự, mà chỉ cố nắn tạo ra các tình huống xấu không có thật, để hạ bệ, làm nhục, nhằm cô lập người mà họ ghét bỏ hoặc gây các tác hại nhất định. Tư thù là một tâm lý sân, có mục tiêu triệt hạ người khác, bất chấp lý dođạo lý, vốn là điều mà người tu học Phật nên tránh. Thực tập hoan hỷtùy hỷ công đức có khả năng giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn và góp phần làm cho thế giới này không còn chiến tranh, thù hận, hiềm khích, loại trừ và độc tôn.

Chân thành cảm ơn Thầy và kính chúc thầy thành tựu các Phật sự.

 (Đạo Phật Ngày Nay & GĐ)
blank
Phái đoàn PGVN trước sân vận động nơi tổ chức sự kiện (daophatngaynay.com)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/08/2013(Xem: 30275)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.