Bát nháo lễ hội

23/02/20163:33 CH(Xem: 9290)
Bát nháo lễ hội

BÁT NHÁO LỄ HỘI
NIỀM TIN MÙ QUÁNG 
Lưu Đình Long


Trong cuộc đời mình cũng như trong cuộc sống quanh ta, nhiều khi ta và người có những niềm tin thật sự mù quáng. Tin một cách dễ dàng và không hề có một chút suy tư hay hiểu biết về điều mình tin thành ra đó là thứ niềm tin tội nghiệp, đáng thương.

Tin theo số đông, theo cách số đông đang tin, đang làm rồi làm theo mà không hề biết điều đó đúng hay sai nên hành động ấy thường đưa tới nhiều hệ lụy đau lòng. Có những niềm tin bị nhồi nhét lâu ngày thành ra việc sai mà ta tưởng đúng, bởi cái sai được làm đi làm lại tới mức bình thường thì cộng đồng nghĩ đó là điều đúng, là điều đương nhiên. 

 

Nhiều lễ hội phi nhân tính, kém nhân văn và nhiều tập tục lạc hậu, đi ngược lại lòng từ bi, sự văn minh của xã hội đương thời (vốn đề cao nhân quyền và cả quyền của nhiều loài động vật khác...) là một kiểu niềm tin, hành xử mù quáng như vậy.

Không biết ai đã phát ngôn câu "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng", nhưng kỳ thực, nhiều người lười tu tập, ngại sửa mình, thích làm ít mà hưởng nhiều sẽ ồ ạt đi chùa ngày hôm qua, 15-1-Bính Thân để "kiếm phước" cho nhiều và để cả năm... khỏi tu nữa, đi một lần vậy cho khỏe.

Quan niệm ấy cũng giống với nếp nghĩ "ăn chay ngày mùng một đầu năm coi như ăn chay cả năm". Đó là một cách ngụy biện để sống dập dìu theo thói quen giãi đãi đã có lâu nay trong ta, tiếp nối thói quen lười biếng từ nhiều kiếp trước của ta.

Nếu thực tin nhân quả và thực thấy con đường sinh tử luân hồi, xuống lên sáu cõi mà ta đã trải là quá trời lần và ta đã từng tạo tác nghiệp ác trùng trùng rồi thì thực ra, với tiến độ tu "mỗi ngày một ít", thậm chí "mỗi ngày sáu thời miên mật kệ kinh, sám hối" còn chưa chắc hết đời ta đã "hết nghiệp", đã bình an, huống hồ chỉ đi chùa mỗi ngày rằm tháng Giêng!

Vì những câu truyền miệng kiểu đó, vô tình ta thực hành theo vì (có lẽ) nó hợp với thói quen biếng nhác sửa mình, lười thiền tập, trầm tư, quán niệm... của ta nên ta đã làm cho đời sống tâm linh của mình đi xuống, mỗi ngày một ít, mỗi năm một mớ. Rồi cứ thế, ta sẽ hùa theo đám đông, chen lấn tới chùa để "tu cho xong... một năm" chỉ với một ngày, toan tính rằng - dù hơi mệt nhưng khỏe hơn là mỗi ngày phải tới chùa, lạy Phật, đọc kinh...


Cũng với kiểu ma mị bằng lý lẽ rủi, may khi nhận được "lộc thánh", khi cướp được ấn, được phết hay khi chạm vào bụng tượng Ngài Di Lặc, Đức Quan Âm... mà người ta đã lũ lượt hội hè, đã "xông trận" bất kể ngày đêm lẫn sự nguy hiểm, gây ra những cảnh tượng kinh hãi ở chốn chùa chiền, lễ hội mang danh truyền thống.

Ngồi ở một góc nào đó yên bình mà nghĩ cho sâu thì sẽ thấy sự lố bịch trong niềm tin mù quáng, thiếu quán chiếu sâu vào lẽ thật: nhân-quả. Thực sự, nếu hiểu nhân-duyên-quả, sống trong ý niệm "mọi thứ đều có nhân-duyên của nó" thì hẳn người ta sẽ không chém lợn, giết gia súc, gia cầm cúng tế để cầu bình an cho mình.

Khi đó, ai cũng sẽ thấy, hành động sát hại loài khác, lấy máu tanh của chúng sinh khác để đổi bình an cho mình (nếu có được bình an) thì đó cũng là sự ích kỷ khó chấp nhận. Ngược lại, thực tế sẽ chẳng thể bình an - vì ta đã gieo nhân bất an cho chúng sinh khác, loài khác thì làm sao có quả yên an cho được? Theo đó, càng làm theo cách ấy sẽ càng bất an hơn, nhân xấu cứ thế chất chồng nhiều hơn và quả đắng sẽ mỗi ngày mỗi lớn.

bat nhao le hoi
Một người đàn ông vung nắm đấm vào đám đông trong khi
tranh giành phết - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cũng vậy, hành động náo loạn trong những trò cướp ấn, cướp phết... đầy bạo lực diễn ra trong mùa lễ hội tháng Giêng ngay từ động cơ ban đầu là tìm bình an hay may mắn đã liền hiển thị cái quả ngược lại - là bất an - từ việc bị bầm dập, xỉu lên xỉu xuống giữa biển người tham lam, mong cầu ấy rồi. Tới đây, lại nhớ tới câu chuyện của ngài Vô Não, vì tin theo tà đạosát hại mạng người đã được Đức Phật khai thị, rồi đi theo Phật tu tập, chứng đắc

 

Câu chuyện ấy an ủi mỗi người học Phật hôm nay rất nhiều, bởi ở đó gửi gắm thông điệp: nếu mỗi người học Phật (từ xuất gia tới tại gia), ai cũng sống trong chánh pháp, không hùa theo những thói quen, tập tục được khoác áo truyền thống cũng như ma mị bằng hai chữ "phương tiện" và "chìu theo nhu cầu" số đông, dũng cảm khai thị tự thân cho sáng thì ngại gì không thay đổi được quan niệm sai lầm của số đông?

Rồi nhớ, lời Phật dặn "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta" mà thấy thương mình, thương người quá đỗi - vì mình từng mê muội, từng tin theo kiểu mù quáng, làm theo kiểu mê tín mà cứ một mực ngụy biện "làm lành", "tu Phật" một cách... rất đáng thương!

Lưu Đình Long (Giác Ngộ)

(Người gửi bài: Kim Trần)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3533)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.