Thư Viện Hoa Sen

Gs Vũ Thế Ngọc Ra Mắt Sách, Nói Về Ngài Long Thọ, Trung Quán

01/08/20174:02 SA(Xem: 13667)
Gs Vũ Thế Ngọc Ra Mắt Sách, Nói Về Ngài Long Thọ, Trung Quán

GS VŨ THẾ NGỌC RA MẮT SÁCH,
NÓI VỀ NGÀI LONG THỌ, TRUNG QUÁN

 

SACH Vu The NgocGARDEN GROVE (VB) – Đã lâu lắm, giới học Phật tại Quận Cam mới có dịp được lắng nghe và thâm nhập vào thế giới sâu thẳm của giáo nghĩa Bát Nhã, Tánh KhôngTrung Quán của ngài Long Thọ.

Cơ duyên đó tới trong buổi thuyết trình về Tổ Sư Long ThọTrung Quán của Giáo Sư Vũ Thế Ngọc nhân dịp ra mắt 2 tác phẩm “Long Thọ Hồi Tránh Luận” và “Long Thọ Thập Nhị Môn Luận” của GS Vũ Thế Ngọc vào chiều Chủ Nhật, ngày 30 tháng 7 năm 2017 với sự tham dự của nhiều nhân sĩ trí thức, cư sĩ Phật Giáođồng hương Phật tử  tại Thiền Đường Tánh Không, 13071 Brookhurst Street, Suite 197, Garden Grove, California -- nơi hàng ngày vẫn có các buổi hướng dẫn thiền tập, khí công...

Đại diện Ban Tổ Chức -- nhạc sĩ và cũng là nhà báo Trần Chí Phúc, điều hợp chương trình --  mở đầu buổi thuyết trình bằng lời chào mừng chư vị thiện hữu tri thức Phật Giáo đã hoan hỷ đến tham dự đông đủ, ngồi chật Thiền Đường Tánh Không.

Nhà báo Trần Chí Phúc cũng đã trang trọng giới thiệu Giáo Sư Vũ Thế Ngọc. Theo lời giới thiệu, Giáo sư Vũ Thế Ngọc tốt nghiệp chuyên khoa Tiến sĩ phát triển kinh tế và Thạc sĩ xã hội học (University of California, Santa Barbara), Kỹ sư điện tử và sinh y khoa (Boston University), Thạc sĩ giáo dục (Boston State/National University),Cử nhân và Cao học khoa học xã hội, Cử nhân và Cao học Văn học Việt Nam (Đại học Vạn Hạnh, Việt Nam). Tác giả nhiều cuốn sách về Phật giáonghiên cứu văn học. Hiện cư ngụ San Jose, California.

Trước khi Giáo Sư Vũ Thế Ngọc thuyết trình, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã đàn guitar cho ca sĩ Đặng Kim Loan hát bản thiền ca “Hoa Bay Khắp Trời,” thơ của Phan Tấn Hải do Trần Chí Phúc phổ nhạc.

Phần thuyết trình của GS Vũ Thế Ngọc gồm 2 phần chính: Ngài Long ThọTánh Không của Trung Quán. GS Vũ Thế Ngọc cho biết đức Phật lúc còn tại thế đã có lần báo trước rằng 600 trăm năm sau sẽ có vị Bồ Tát tên là Long Thọ ra đời để xiển dương giáo nghiã của đức Phật. Ảnh hưởng của ngài Long Thọ rất lớn, đến nỗi 8 đại tông phái được thành lập sau này đều tôn ngài Long Thọ làm vị tổ khai sang. GS Ngọc nói rằng nếu không có ngài Long Thọ thì tư tưởng của đức Phật không thể được hệ thống hóa. Nhưng điều đặc biệt là ngài Long Thọ lúc nào cũng cũng cho rằng ngài chỉ trùng tuyên lại những gì đức Phật đã dạy, chứ không có nói điều gì khác.

Theo GS Vũ Thế Ngọc, vào thời đại ngài Long Thọ, các trào lưu tư tưởng tại Ấn Độ, mà mạnh nhất là Ấn Độ Giáo đang xâm nhập vào Phật Giáo, đã phát triển lên đến cùng cực. Chính trong bối cảnh như thế sự xuất hiện của ngài Long Thọ là điều tất yếu và ngài Long Thọ đã thực hiện công cuộc “phá tà hiển chánh” để xiển dương giáo pháp của đức Phật. GS Vũ Thế Ngọc nói rằng ngài Long Thọ hết sức logic. Ngài đã vận dụng tri thức thường nghiệm hay tương đối để nói về tuyệt đối, hay niết bàn. GS Ngọc nhấn mạnh rằng ngài Long Thọ là người nói pháp rất có phương pháp, tức là ngài không nói những điều huyền hoặc mơ hồ, như “phi tứ cú, tuyệt bách phi,” cũng không tạo ra cơn sốc gây choáng váng cho người nghe. GS Ngọc nêu thí dụ, nói rằng ngài Long Thọ là người có lòng từ bi nên đã tập luyện kỹ lưỡng cho người khác biết bơi vững chải rồi mới cho họ xuống nước bơi một mình.

GS Ngọc cũng cho biết rằng ngài Long Thọ dùng bát bất -- bất sinh, bất diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất khứ, bất lai -- để đả phá tất cả tư tưởng đương thời, nhưng không phải để phá đổ thành hư vô mà là để xây dựng cho sâu thẳm hơn. GS Ngọc lấy nhân quả làm thí dụ. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng nhân quả là trồng cây thì được quả, nhưng thực tế không phải vậy, mà cần phải có nhiều “duyên” thì cây mới kết trái. Duyên chínhduyên khởi, mà duyên khởi thì không có tự tánh, là tánh không, điều mà ngài Long Thọ đã đào sâu từ giáo lý của đức Phật để làm cho người khác hiểu rõ, đúng và sâu hơn những gì Phật dạy. GS Ngọc cũng nêu ra một trường hợp khác về Thập Nhị Nhân DuyênVô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, và lão tử -- mà Đức Phật đã dạy. Theo GS Ngọc, đức Phật dạy mười hai nhân duyên không phải chỉ để nói rằng đó là chuỗi sinh tửchúng sinh từ lâu bị quấn chặt vào, nhưng mục đích của Phật là để cho chúng sinh thấy được con đường giải thoát khỏi luân hồi.

GS Vũ Thế Ngọc cho biết, Trung Luậntác phẩm lớn nhất của ngài Long Thọ. Trung Luậngiải thích về trung đạođức Phật đã dạy. GS Ngọc trích Kinh Tương Ưng bản tiếng Pali mà trong đó đức Phật đã dạy cho ngài Ca Chiên Diên về trung đạoxa lìa 2 thái cực chấp có, chấp không. GS Ngọc lưu ý rằng trong Hán tạng có chỗ nói trung đạoxa lìa lối sống khổ hạnh hoặc lối sống quá hưởng thụ dục lạc, điều đó không sai, nhưng, theo GS Ngọc thì nếu nói như thế thì hóa ra đức Phật là người quá duy vật. GS Ngọc nhấn mạnh rằng trung đạo cũng không phải là ở giữa, vì ở giữa là thuyết trung dung của Khổng Giáo, lại càng không phải là con đường thứ ba.

GS Vũ Thế Ngọc giải thích tánh không nằm trong tam pháp ấn: Vô ngã, vô thườngduyên khởi. GS Ngọc nói rằng các pháp luôn luôn biến dịch vô thường, không có tự tánh, không có tự ngã, là sinh khởi do các duyên, cho nên là giả có, chứng không thật. Vì vậy bản chất vạn pháp là không, tính các pháp là không. Đó là tánh không. Cho nên, theo  GS Ngọc tánh không chính là vô thường, vô ngã, và duyên khởi. Nhưng cũng nhở các pháp khôngtự tánh nên các pháp mới có thể sinh khởi, vì vậy mới có thể tu hành để chuyển nghiệp và giải thoát. GS Ngọc giải thích sâu hơn về tánh không. Ông nói rằng tánh không có 3 tầng bậc: Thứ nhất, vì để đối trị với chấp có, chấp ngã nên Phật dạy các pháp khôngtự tánh; thứ hai, tánh không là không có chủ thuyết duy nhất, tức là không có duy cái gì cả, vì mọi thứ đều biến dịch không dừng lại một chỗ, cũng là để đối trị thái cực; và thứ ba, tánh khôngchân như, là tự do, tự tại, vô ngại, giải thoát và cũng là niết bàn.

GS Vũ Thế Ngọc cũng cho biết trong Trung Luận, ngài Long Thọ nói rằng muốn hiểu thấu đáo Phật Pháp thì phải hiểu Nhị ĐếTục Đế, tức tương đối, và Chân Đế tức tuyệt đối. Nhờ nương vào tương đối mới có thể tiếp cận được tuyệt đối, nếu khôngtương đối không có cách nào tiếp cận được tuyệt đối.

GS Ngọc tâm sự rằng khi hiểu rõ được mối tương quan tương duyên của Nhị Đế này thì sẽ không còn chấp vào hình thức bề ngoài hay tương đối để phê phán, chỉ trích người khác.

Một giờ đồng hồ thuyết trình của GS Vũ Thế Ngọc trôi qua thật nhanh. Người thuyết trình thì còn muốn nói thêm và người nghe thì còn muốn nghe nữa. Nhưng vì thì giờ có hạn nên buổi thuyết trình đã phải khép lại với lời cảm ơn của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đại diện Ban Tổ Chức gởi đến diễn giả GS Vũ Thế Ngọc và quý thiện hữu tri thức tham dự.

Trong lúc nhạc sĩ Trần Chí Phúc hát bản nhạc thiền “Phật Giáo Việt Nam Lên Đường,” do nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ thơ của Phan Tấn Hải để tặng mọi người, nhiều người lần lượt đến mua 2 cuốn sách để ủng hộ tác giả Vũ Thế Ngọc và  chắc chắn cũng để tự mình đọc và nghiền ngẫm tư tưởng trác việt của ngài Long Thọ.

Cũng trong Bản Tổ Chức là nhà văn Phan Tấn Hải (thường viết với pháp danh là Nguyên Giác) đã lên gửi lời cảm ơn GS Vũ Thế Ngọc, cảm ơn Hội Thiền Tánh Không đã từ bi cho mượn Thiền Đường Tánh Không ra mắt sách, cảm ơn tất cả người tham dự.

Ông nói rằng nếu phải đọc thì có quá nhiều  để phải đọc, nhưng nếu muốn nhớ ngắn gọn  về Ngài Long Thọ, có cách đơn giản là nhớ 2 chữ “vô ngã” là đủ. Nếu muốn nhớ nhiều hơn, chỉ cần nhớ một trang Bát Nhã Tâm Kinh. là đủ. vì đây là nghĩa bát bất. Nếu muốn nhớ dài hơn, nên đọc Trường Bộ Kinh DN 1 (Phạm Võng Kinh), ghi lời Đức Phật chỉ ra 62 tà kiến, và Ngài Long Thọ chỉ là diễn giải thêm.

Nhà văn Phan Tấn Hải nói thêm rằng, nếu muốn hành thiền theo Ngài Long Thọ, chỉ cần nhớ 1 bài kệ trong Trung Quán Luận là đủ: “Chưa từng có cái gì gọi là đã đi, chưa đi và đang đi...” (Dĩ khứ vô hữu khứ/Vị khứ diệc vô khứ/Ly dĩ khứ, vị khứ/Khứ thời diệc vô khứ)...

Tâm mình lúc nào, dù đi đứng nằm ngồi, đều không thấy có cái gì gọi là ai đang đi đứng nằm ngồi là xong. Cũng không phải Ngài Long Thọ nói gì lạ, vì đó là Kinh Pháp Cú Kệ 348: Xả tiền, xả hậu, xả vi gian hữu - Buông hết quá khứ, vị lai, hiện tại... là xong. Cũng là Tào Động Tông: buông xả thân tâm...

Buổi ra mắt sách và thuyết trình thành công vì người tham dự đầy trong phòng, sách mang từ San Jose tới bán hết.

Tham dự buổi ra mắt sách và thuyết trình gồm có nhiều nhân sĩ trí thức Phật Giáo như, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, Cư Sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả (Hội Trưởng Hội Phật Học Đuốc Tuệ), Cư  Sĩ Tâm Cát Nguyễn Trung Quân, Cư Sĩ Tâm Diệu (Chủ Biên Thư Viện Hoa Sen), GS Nguyễn Văn Sâm (Cựu GS Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh), Cư Sĩ Đoàn Ngọc Đa (Chủ Tịch Hội Đồng Hương Quảng Nam) và phu nhân Đặng Kim Loan; Cư Sĩ Huỳnh Tấn Lê (Chủ Tịch Tổng Hội Cư Sĩ PGVN tại Hoa Kỳ), Cư Sĩ Đào Ngọc Phong, Cư Sĩ Tô Đăng Khoa, ký giả Kiều Mỹ Duyên, nhà thơ Nguyễn Thị Mắt Nâu, nghệ sĩ Mai Phi Long, nhà bình luận Đặng Phú Phong, nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao (Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ), chị Hằng Nguyễn (General Manager Việt Báo), chị Trần Thị Loan, nhà báo Nguyễn Thanh Huy (Việt Báo), nhà báo Văn Lang (Người Việt), nhà báo Huỳnh Kim Quang (Việt Báo)... Từ Sa Jose tới có nhà báo Nguyễn Xuân Nam, Đông y sĩ Tạ Hoàng, v.v…

Buổi thuyết trình được quay phim lên YouTube:

https://youtu.be/_axig4BcR40

Có thể tìm qua nhóm chữ: Tổ Sư Long Thọ & Trung Quán - Diễn Giả Vũ Thế Ngọc.

 

PHOTO:

Trong buổi ra mắt sách và thuyết trình về ngài Long ThọTrung Quán. (Photo VB)
SACH Vu The Ngoc_mua sachSACH Vu The Ngoc_Mat Nghiem_NV Sam_Tam Dieu_PTHSACH Vu The Ngoc_hinh luu niemSACH Vu The Ngoc_ca si Kim Loan_TC PhucSACH Vu The Ngoc

Bài đọc thêm:
Bài học tóm tắt trung quán luận
Trung Luận – (Madhyamaka Sastra) (Thích Thiện Siêu)
Trung Luận (Thích nữ Chân Hiền)
Trung Luận (Thích Viên Lý)
Trung Quán Luận (Đại Sư Ấn Thận - Thích Nguyên Chân)
Trung Quán Luận (Cao Dao)
Tìm Hiểu Trung Luận (Hồng Dương)
Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi (Hồng Dương)
Đại Cương Về Triết Học Trung Quán (Thích Viên Lý)
Trung Luận - Bồ Tát Long Thọ (Thích Tâm Thiện)
Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không (Thích Tâm Thiện)
Trung Quán Luận Kệ Tụng (Thích Tịnh Nghiêm)
Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Luận Và Không Tánh Trung Quán Luận
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (Thích Nhất Hạnh)
Trung Luận Và Hồi Tranh Luận - Bồ Tát Long Thọ (Đỗ Đình Đồng)

Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh Không - Kinh Culasunnata-sutta Và Kinh Mahasunnata-sutta

Tánh Không là gì?
Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo






Tạo bài viết
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.