Biển người đội mưa nghe giảng kinh Vu Lan ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội

06/09/20174:00 SA(Xem: 14199)
Biển người đội mưa nghe giảng kinh Vu Lan ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội
blank
BIỂN NGƯỜI ĐỘI MƯA
NGHE GIẢNG KINH VU LAN
Ở CHÙA PHÚC KHÁNH, HÀ NỘI

(Tin và ảnh VietnamNet)

Sau cơn mưa lớn đổ xuống Hà Nội vào chiều nay (4/5), khoảng 19h tối, hàng nghìn người đã kéo đến Tổ đình Phúc Khánh tham dự Đại lễ Vu Lan để cầu an cho gia đình và người thân.

Ngày Vu Lan – Báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất trong năm. Đây là dịp lễ để con cái nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành. Ngày này, rất nhiều người đến chùa thành tâm cầu an sức khỏe cho đấng sinh thành.

Lễ Vu Lan năm nay rơi vào đúng vào ngày thứ 3 trong nghỉ lễ Quốc Khánh. Vì vậy, hôm nay (4/9, tức 14/7 âm lịch), rất nhiều người dân Thủ đô tranh thủ thời gian đến các ngôi chùa lớn, nổi tiếng linh thiêng để dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bản thânmọi người trong gia đình.

Trong số các ngôi chùa Hà Nội, chùa Phúc Khánh (Cầu vượt Ngã Tư Sở, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) là nơi tập trung đông nhất người đến dự lễ. Từ sớm, hàng trăm người dân đã có mặt tại ngôi chùa này.

Chiều tối nay, bất chấp mưa gió, hàng nghìn người tập trung tại Tổ đình Phúc Khánh (đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội) để dự Đại lễ Vu lan - Phả độ gia tiên.

Từ 17h, nhiều người đã tập trung kín sân đình Phúc Khánh. Lực lượng chức năng đã kiên quyết dẹp bỏ các bãi trông xe tự phát nên tình hình giao thông quanh nơi làm lễ và các tuyến đường xung quanh được tổ chức trật tự

Đến 18h30, tuyến đường từ Tây Sơn xuôi hướng Ngã Tư Sở đoạn qua khu vực Tổ đình Phúc Khánh bị cấm để dành chỗ cho dòng người ngồi lễ. 
vu lan chua phuc khanh 1

Các phương tiện muốn lưu thông theo hướng này phải đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở.

19h30 tối, Đại lễ  chính thức bắt đầu. Lúc này, thời tiết mưa nặng hạt hơn nhưng mọi người vẫn chùm áo mưa, che ô thành kính chắp tay cầu nguyện.

Hình ảnh hàng nghìn người đứng ngoài đường, trước cổng chùa Phúc Khánh:
vu lan chua phuc khanh 2

Rằm tháng 7 không chỉ là ngày lễ Vu Lan mà còn là ngày xá tội vong nhân. Dù được cử hành trong cùng ngày rằm nhưng ý nghĩa, mục đích lại rất khác nhau.

Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát; là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên.  

"Xá tội vong nhân", dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh, là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa, không người cúng kiếng. Đến ngày rằm tháng 7, những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về được với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ.

vu lan chua phuc khanh 11vu lan chua phuc khanh 10vu lan chua phuc khanh 9vu lan chua phuc khanh 8vu lan chua phuc khanh 7vu lan chua phuc khanh 6vu lan chua phuc khanh 5vu lan chua phuc khanh 4vu lan chua phuc khanh 3vu lan chua phuc khanh 2vu lan chua phuc khanh 1http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/bien-nguoi-doi-mua-nghe-giang-kinh-vu-lan-o-chua-phuc-khanh-321574.html#inner-article



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3367)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.