Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Hủy Bỏ Hệ Thống Đẳng Cấp

20/04/20184:38 SA(Xem: 10742)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Hủy Bỏ Hệ Thống Đẳng Cấp

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI HỦY BỎ HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP
(Văn Công Hưng dịch)

Trong một cuộc gặp với các du khách quốc tế hôm thứ Hai vừa qua, 16-4, Đức Dalai Lama đã nhắc đến hệ thống giai cấp của Ấn Độ đã tạo ra sự chia rẽ và nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng. Ngài đã nói rằng "đã đến lúc phải từ bỏ quan niệm cũ" và thêm rằng: "Đã đến lúc phải thừa nhận rằng hiến pháp Ấn Độ cho phép mọi công dân có quyền bình đẳng, do đó không có chỗ cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở đẳng cấp - tất cả chúng ta đều là anh chị em". 

dalailama2Tại cuộc họp đặc biệt, do Văn phòng của Đức Dalai Lama tổ chức, 500 du khách từ 68 quốc gia đã có cơ hội để đối thoại với vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tuổi ngoài 80. 

Ngài hoan nghênh lịch sử lâu dài của Ấn Độ về đạo đức thế tụctôn trọng tất cả các truyền thống tôn giáo. "Ấn Độ là quê hương của tất cả các truyền thống tôn giáo lớn của thế giới và cũng tôn trọng người không tín ngưỡng. Điều này thực sự tuyệt vời và là cái để tự hào", Đức Dalai Lama nói. Hệ thống đẳng cấp là sự lạc hậu duy nhất còn lại ở Ấn Độ, ngài lưu ý thêm rằng ngay cả Đức Phật cũng đã phản đối và hủy bỏ hệ thống phân chia đẳng cấp từ hơn 2.000 năm trước; điều được thể hiện trong Tăng đoàn của Ngài. 

"Về tinh thầncảm xúc, con người chúng ta đều giống nhau. Tất cả chúng ta đều cảm thấy tức giận và hận thù, thậm chí cả tôi nữa, nhưng tất cả chúng ta đều có tiềm năng nuôi dưỡng lòng bi mẫn, tha thứkhoan dung. Những cảm xúc phá hoại được dựa trên sự thiếu hiểu biết… những cảm xúc xây dựng như tình yêu và từ bi được hỗ trợ bởi lý trí, vì vậy chúng ta có thể sử dụng bộ não của mình để phát triển và củng cố chúng". 

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Dalai Lama lên tiếng chống lại hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ. Năm ngoái, ngài đã mô tả nó như là phong kiến, nói rằng "Cái gọi là hệ thống đẳng cấp không phải do Thượng đế tạo ra, không phải bởi bất kỳ nhà truyền giáo nào, mà bởi các hệ thống phong kiến. Các địa chủ đã tạo ra một tầng lớp thượng lưu và tầng lớp thấp hơn để khai thác người khác. Cuối cùng tầng lớp thấp hơn, về mặt tâm lý (đã bị làm suy yếu), làm theo những gì mà tầng lớp thượng lưu nói. Nhưng đây không phải là dân chủ … và đã lỗi thời". 


Trong cuộc họp hôm thứ Hai, Đức Dalai Lama nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chấp nhận sự đồng nhất của nhân loại trong thế giới liên kết của chúng ta. "Có trên 7 tỷ người trên hành tinh này. Không giống như động vật, con người chúng ta được trang bị với năng lực để suy nghĩ và giao tiếp. Chúng ta nên sử dụng năng lực này để nuôi dưỡng sự hòa hợp và hòa bình", ngài nhấn mạnh

"Nếu chúng ta cứ nghĩ về bản thân, thế giới sẽ trở nên rất cô đơn. Ví dụ, nếu tôi nghĩ về bản thân mình như Đức Dalai Lama và những người còn lại như những người khác, tôi sẽ rất cô đơn", ngài nói thêm. 

Người đoạt giải Nobel Hòa bình cũng bàn về các khái niệm phổ biến khác về bất bình đẳng. Nhớ lại chuyến thăm Nam Phi, ngài mô tả cách mà một người tranh cãi rằng có sự khác biệt giữa người da đen và da trắng. "Tôi đã nói với ông ta nhờ một chuyên gia về não và thực hiện một kiểm tra về sự khác biệt giữa bộ não của một người da trắng và da đen", Đức Dalai Lama nói, và thêm rằng Tạo Hóa không tạo ra sự khác biệt trong con người

Hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ được cho là có tuổi hơn 3.000 năm. Trong khi hiện tại đã bị cấm trong hiến pháp Ấn Độ, nhưng hệ thống này vẫn còn phổ biến về mặt văn hóa trong cả nước. Mặc dù phân biệt đối xử với các tầng lớp thấp hơn là bất hợp pháp, nhưng nạn phân biệt đối xử và bạo lực vẫn còn tồn tại

Một trong những nhóm người hầu như bị xua đuổi bởi hệ thống đẳng cấp là người Dalit. Để thoát khỏi sự phân biệt đối xử của xã hội dựa trên đẳng cấp truyền thống, nhiều người Dalit đã chuyển đổi sang đạo Phật, đã cho họ một cộng đồng mới, và một cảm giác tự tin mới và tự khẳng định giá trị của riêng mình. 

Văn Công Hưng (Theo Buddhistdoor Global) | Giác Ngộ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.