Con người và sinh vật

01/03/20194:02 SA(Xem: 13323)
Con người và sinh vật

CON NGƯỜI VÀ SINH VẬT
Minh Mẫn

Con ngườimột sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi  là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại, mầu nhiệm vô cùng. Tôi cũng được biết thêm rằng mọi sinh vật trên trái đất đang ở trong những giai đoạn tiến hóa hết sức rõ rệt. Loài kim thạch đất đá sẽ tiến hóa để trở nên loài thảo mộc; loài cầm thú tiếp diễn sau loài thảo mộc; và loài người tiếp sau loài cầm thú .Loài người có một tiến trình nhất định, một giới hạn mà khi vượt qua thì họ sẽ bước vào một trình độ tiến hóa cao cả khác. Một đời sống siêu nhân loại của bậc tiên thánh”…

Như vậy, con ngườiđộng vật được tiến hóa qua nhiều chu kỳ dưới nhiều dạng thức để có được một mẫu người thông tuệ thế gian, và trãi qua nhiều năm tu luyện tâm linh để trở thành một bậc siêu phàm, tiên thánh xuất thế gian. Một động vật hạ đẳng tiến hóa lên thân người, chắc hẳn trí tuệ không thể sánh bằng một người đã trãi qua nhiều kiếp học hỏi trui rèn kiến thức của con người. Từ đây, ta có thể hiểu tại sao có người thông tuệ mẫn tiệp, có người lại si ám đần độn. Tuy nhiên, người si ám đần độn đôi khi cũng do nhân bất thiện của kiếp người trước đó đã tạo.Một số người còn mang dấu tích từng là loài động vật mà khoa học gọi là di chứng biến đổi gen – một khoảnh da trâu đen với nhúm lông cứng trên cơ thể con người.Trên thế gian, thỉnh thỏang vẫn xuất hiện những nhân vật mang dấu tích của loài động vật, đó là những dấu tích còn sót lại sau một thời gian tiến hóa. Cho dù bất cứ hiện tượng bất thường nào trên thân con người, khoa học giải thích đó là hiện tượng rối loạn gen, biến đổi gen…nhưng không thể giải thích lý do nào đưa đến biến đổi, rối loạn gen? nếu không do một nguyên nhân thì không thể có hiện tượng biến đổi gen hay rối loạn gen.

Theo quan điểm nhà Phật, nghiệp thức dẫn đầu các pháp. Hiện tượng tái sanh đã luân lưu kiếp sống qua nhiều hình thái do thiện nghiệpác nghiệp quyết định đưa đến y báo chánh báo khác nhau. Vì vậy trong cuộc sống không thể đòi hỏi tính đồng nhất về hiện tượng. Giàuvà nghèo, sướng và khổ, bệnh tật và mạnh khỏe…luôn luôn là hiện tượng bất khả kháng trong mọi xã hội. Sự cố gắng của con người chỉ thu hẹp sự chênh lệchgiải quyết ổn định sự chênh lệch chứ không thể xóa bỏ ranh giới sự chênh lệch khi mà nghiệp thức cá biệt chi phối.

Con người sống có ý thức, có tình thương rộng rãi và hiểu tính nhân quả qua hành động, ý tưởnglời nói thì xã hội bớt đi một nguyên nhân phạm pháp. Nền tảng đạo đức xã hội trống vắng thì tội phạm là loại cỏ dại tìm mọi cách phát sanh.Giải quyết tội phạm không thể bằng biện pháp răn đe và bạo lực, càng trừng phạt thì hành vi phạm tội càng phát sanh tinh vi và nguy hiểm hơn. Các tôn giáo chân chính dùng giáo dục làm nền tảng chuyển hóa, biến con người tiến dần đến nhân cách thánh thiện, thuần lương hơn.

***

Dưới nhãn quan nhà Phật, cảnh giới loài người hiện hữu, không chỉ có loài người mà còn có cả năm loại cộng sinh, gọi là “ngũ thú tạp cư địa” Năm loài này là: Trời cõi Dục, Người, Địa-ngục, Ngạ-quỉ, Súc-sinh. . Đức Phật phân loại sinh tồn trên tinh cầu này qua bốn dạng: thai sinhnoãn sinhhóa sinhthấp sinh. Loài sinh  bằng thai như người, chó, mèo, heo ngựa và những động vật có vú.loài sanh nở thông qua dạng trứng gọi là noãn sinh như gà vịt, rùa, ngổng…hóa sinh là loài như tằm, bướm…thấp sinh như trùng bọ…

Trong kinh Phật  thường đề cập đến các chủng loại như: Rồng, voi, sư tử, trâu, Lạc đà, Dê, Lợn, Chó, Mèo, Chuột, Khỉ, Hươu, Rùa Thỏ, Sài (chó rừng),lang (chó sói), Công, ngỗng, Gà, Bồ câu…để dạy ẩn dụ. Như thế giữa người và động vật luôn có sự liên quan mật thiết trong cuộc sống, đấy là biểu tượng thế giới cộng sinh.   Cho dù hình loại động vật nào, chúng cũng có những trí năng và tình cảm riêng, chính vì thế chúng biết bảo vệ con, quyến luyến với người nuôi hay mang ơn kẻ cứu mạng chúng. Do tính cộng sinh trên cùng một tinh cầu, đức Phật khuyên đệ tử nên dùng lòng từ đối với mọi loài, tôn trọng sự sống, bảo vệ sự công bình. Ngày nay, trên một số nước tiến bộ,có những hiệp hội bảo vệ động vật nói chung và động vật hoang dã nói riêng.Đó là quyền của động vật được sống như sự sống của loài người.

Phạm võng kinh Bồ tát giới nói: “Là con Phật, nếu lấy tâm từ bi, làm việc phóng sinh, thì nên niệm: “Tất cả người nam, đều là cha ta, tất cả người nữ đều là mẹ ta; từ đời này đến đời khác chúng ta đều thọ sinh từ đó, cho nên chúng sinh trong sáu nẻo đều là cha mẹ của ta; nếu giết để ăn thịt, tức là giết cha mẹ của ta, và cũng là giết thân trước đây của ta”.  Lục độ tập kinh ghi chép, trước khi thành tựu đạo giải thoátĐức Phật đã từng trải qua một kiếp làm vua của bầy nai, tự nguyện xả thân thay cho một con nai cái, khiến cho quốc vương cảm động liền ban lệnh ra khu bảo vệ động vật, cấm săn bắt giết hại; Như vậy, khi mang thân con người, chúng ta đã phải trãi qua các dạng sinh động vật theo luật tiến hóa.

Vua A – dục (Asoka) chủ trương mở rộng việc trồng rừng, che chở cho chúng sinhthiết lập y viện động vật,  “bảo vệ động vật hoang dã”.

Con người và mọi sinh vật hoang dã đều mang tính cộng sinh, cân bằng sinh thái. Phẩm Phật quốc của Kinh Duy-ma-cật nói: “Nếu Bồ – tát muốn được Tịnh độ, thì nên tịnh hoá tâm ấy; khi tâm ấy đã tịnh, thì cõi Phật liền tịnh”. Đây là nguyên tắc cơ bản giải quyết mọi hiện tượng ác nghiệp. Sinh mệnh dù nhỏ đến đâu cũng cần bảo vệbảo vệ nó là bảo vệ chính mình, bởi vì Phật pháp cho biết giữa hữu tình và vô tình đều có mối quan hệ cộng sinh đồng thể  Cụ thể, nguyên lý duyên khởi biểu thị rằng: “Cái này có nên cái kia có, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt” (Thử hữu cố bỉ hữu, thử vô cố bỉ vô, thử diệt cố bỉ diệt).

Ngày nay, khí hậu biến đổi, nhiệt độ gia tănghậu quả hủy họai môi trường, trong đó có việc săn bắt muôn thú. Phật Quang Sơn vào ngày 4 tháng 3 năm 1992, tổ chức “Pháp hội tịnh hoá môi trường thân tâm tín đồ Phật Quang Sơn”, mục đích chính là muốn mọi người hưởng ứng cuộc vận động bảo vệ môi trường, từ việc tịnh hoá lục căn thân tâm đến việc tịnh hoá thế giới ngoài tâm. Bên cạnh đó, Hội Phật Quang Quốc tế (Buddha’s Light International Assciation/ BLIA) cũng rất tích cực dấn thân vào công việc giáo hoá công ích xã hộichỉ dẫn bảy điều khuyến cáo, kêu gọi mọi người cùng nhau “tìm tâm trở lại”; đồng thời thông qua nhận thức môi trường và tham gia thực tế, tổ chức, tiến hành: trồng cây cứu lấy nguồn nước, bảo vệ động vật hoang dã, cứu trợ thiên tai trao tặng sự ấm áp, phục vụ thân thiệnthành lập đoàn chữa bệnh từ thiện (Trich từ Nguồn: Phật giáo và thế tục, in trong bộ sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB, Từ Thư Thượng Hải, năm 2008, trang 47 – 50.)

Vấn đề chăn nuôi có tác dụng khác hẳn bảo vệ động vật hoang dã. Động vật hoang dã là loại hình cân bằng sinh thái  tự nhiên. Henning Steinfeld, chủ tịch Phân bộ Tài liệu Chăn nuôi và Chính sách của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc kiêm tác giả kỳ cựu của bản tường trình nói rằng: "Chăn nuôi là một trong những nguồn đóng góp đáng kể nhất gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay. Cần có hành động khẩn cấp để cứu vãn tình trạng này."Có nghĩa chăn nuôi là loại hình phá hoại môi trường trầm trọng về nước sạch, về đất đai, về thực phẩm…

Việc chế định giới sát trong nhà Phật mang tầm quan trọng không những tôn trọng mạng sống của mọi loài mà còn là đạo đức căn bản trong cuộc sống.Truyện tích tiền thân của Bồ tát Tất Đạt Đa, từng là một hươu chúa, Bồ-tát đã hy sinh mạng sống của mình để giải cứu tất cả sinh vật ra khỏi hiểm nạn; khi làm một con khỉ Ngài đã cứu một kẻ thợ săn vô ơn; khi làm một con sư tử Ngài đã cứu tất cả những con thú hoảng sợ khỏi nỗi sợ hãi; khi làm một con chim Sơn ca Ngài đã bất chấp tính mạng bay qua ngọn lửa để cứu tất cả những kẻ bị mắc kẹt trong một khu rừng đang cháy; khi làm một con voi Ngài đã hy sinh đời mình để những kẻ sắp chết đói có thể sống; khi làm một vị vua Ngài đã dâng thịt của chính mình để cứu một con chim bồ câu; khi làm một vị thái tử Ngài đã hy sinh mạng sống của mình để một con cọp mẹ và bầy cọp con sắp chết đói có thể sống.

“Trong lịch sử Ấn Độ, những vị thần muông thú có trước những vị thần hình nhân (thần dạng người lai thú). Trong suốt thời kỳ Mauryan, những bức tượng hoàn toàn thuộc về thế giới muông thú. Trong thời kỳ theo sau, hình ảnh tập trung nhiều vào muông thú hơn là con người. Muông thú chiếm ưu thế như là đặc điểm trong các câu chuyện Jātaka và những vị anh hùng không phải con người mà là muông thú. Nhân loại nhận nước từ một con rắn, lửa từ một con ếch và giấc ngủ từ một con thằn lằn. Những muông thú mà chúng được khắc họa trong văn học và nghệ thuật Phật giáo luôn là những động vật có tốc độ và sức mạnh ấn tượng như ngựatrâuhươucọpsưtửgấutê giác.Nhưng động vật cũng có thể được đề cập như Bồ-tát chỉ bởi vì chúng đầy những bí ẩn. Một số quốc gia có nền văn minh cổ đại, thường đề cao muôn thú lai người,có tính người, từ đó, có những tôn giáo như đạo Hồi, lấy vài loại động vật làm biểu tượng tôn trọng, hoặc kiêng ăn như heo, chó, gấu, rắn, khỉ, và loại có móng vuốt…Ngược lại Hindu, bò là linh vật ở Ấn Độ, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu. Những tín đồ Bà La Môn giáo thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình.

Tín ngưỡng thờ động vật có ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó, người Ai Cập cổ đại đặc biệt thích thờ các con vật, hệ thống các vị thần của Ai Cập cổ đại, liên quan đến rất nhiều con vật với đa dạng chủng loài; nhiều con vật thiêng liêng như những con mèo liên quan đến thần Bastet, Ibises và khỉ đầu chó là Thoth, cá sấu là thần Sebek và Ra, con cá là Set, cầy mangut, chuột chù và chim là thần Horus, chó và chim ưng là thần Anubis, Rắn và lươn là thần Atum, bọ cánh cứng là thần Khepera, bò đực là thần Apis. Những vị thần này thông thường hiển thị dưới dạng sinh vật lai giữa động vậtcon người. Những động vật thánh thiên này thường được người Ai Cập ướp xác vì những niềm tin này.( tín ngưỡng thờ động vật).

Thuyết vật linh lai tạo hình người là phổ biến trong những người Ấn cổ đại. Động vật được xem như là một hiện thân của thần linh, hay những vị thần của chính tổ tiên họ.Thật vậy, bí ẩn sau những linh vật biểu tượng  hàm nghĩa chúng là tiền thân tiến hóa của loài người. Chúng gắn bó mật thiết với đời sống tình cảm của con người. Đó là nguyên nhân người Ấn đa phần ăn ngũ cốc, không thích sát hại sinh vật.

Những chuyện tiền thân của Bồ Tát đã đánh thức đức từ bi qua việc hy sinh cho kẻ khác, nói lên việc bảo vệ động vậtđộng vật hoang dã không chỉ mới có trong những đất nước tiến bộ ngày nay, mà trên ba ngàn năm trước cũng đã xuất hiện tại Ấn độ.Chúng là vị phật tương lai theo luật tiến hóa , do vậy, chúng cũng có cảm thức đau khổ khi bị sát hại và nủng nịu khi được âu yếm. Dạng tướng giữa con ngườiđộng vật có khác nhưng cảm thọ đều tương đồng. Quan điểm con vật không có linh hồn hay không biết gì về nhận thức là điều trở thành lỗi thời của những thế kỷ chưa văn minh. Con vật  không biết gì hay không có nhận thức , sao chúng phân biệt chủ và người lạ, chúng biết lúc nào chủ âu yếm hay lúc phẩn nộ…Qua quán sát thấy rằng, muông thú hy sinh cho con cái của chúng, cảm thông với đồng loại của chúng, yêu mến bạn tình của chúng, và tương thuộc với cộng đồng của chúng.

***

Tinh thần bảo vệ môi sinh, không chỉ đối với động vật, ngay cả thực vật, đức Phật từng khuyên tôn trọng sự sống của cây cối, vì cho ta bóng mát, chỗ ngủ nghỉ, thiền định, không chặt cành bẻ lá  vô lý.Ngay cả không nên vứt rác bừa bãi, khạc nhổ trên cây cỏ hay giòng nước sạch. Hình ảnh đức PhậtTăng chúng sau thời ngọ thực, những vật phế bỏ như lá, vỏ trái cây, đều đào lỗ chôn.

Bát chánh đạo, trong Tạp A-hàm định nghĩa: “Chánh nghiệp hữu lậu là xa lìa sát, đạo, dâm”. Và Thánh đệ tử có nghĩa là: “Này các người Già-lam, Đa văn Thánh đệ tử xa lìa việc giết hại, dứt bỏ sự giết hại, dẹp bỏ dao gậy; có tàm, có quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến côn trùng. Vị ấy đối với sự sát sanh, tâm đã trừ sạch”.

Giới bất sát còn  có ý nghĩa bảo vệ sự sống, người xuất gia không chỉ cạo bỏ râu tóc, xa lìa tài sản gia tộc, trừ bỏ tiền của vật quý…mà còn không làm hại chúng sanh, luôn có lòng từ đối với mọi loài, vì thế không thể giết hại.

Kinh Phạm võng ghi: “Hết thảy sanh mạng đều không được cố giết. Là Bồ-tát thì phải thường xuyên phát khởinuôi dưỡng tâm từ bi, tâm hiếu thuận; dùng mọi phương tiện để cứu hộ tất cả chúng sanh”8.

Không những không giết, Đức Phật còn dạy có năm thứ nghề nghiệp mà người Phật tử không nên kinh doanh, trong đó có nghề kinh doanh thịt: “Có năm nghề buôn bán này, này các Tỳ-kheo, một nam nữ cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. Có năm nghề buôn bán này, này các Tỳ-kheo, một nam nữ cư sĩ không nên làm”.

***

Tạp chí “Philosophical transactions of the Royal Society B - Biological Sciences” dành hẳn một số để đăng tải công trình nghiên cứu về việc có nên hay không thả các loài động vật hoang dã về môi trường sống ban đầu của chúng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có các loài động vật hoang dã đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái trên hành tinh này. Để khôi phục chức năng của các loài động vật hoang dã bị biến mất trong chuỗi tuần hoàn sinh thái, một phương án phục hồi sinh thái được triển khai với tên gọi “tái hoang dã”.Thúc đẩy “tái hoang dã” có thể mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho môi trường và cảnh quan. Tại châu Âu, động vật có vú lớn không còn chỉ là các đàn thú nữa, chúng dường như là một ứng cử viên cứu tinh lý tưởng của thiên nhiên.

(Theowww.nouvelobs.com)

***

xinChương trình do Change và WildAid phối hợp thực hiện vừa được phát động tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP. HCM) ngày 28-1. Hiện các tượng động vật hoang dã đặt tại Pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, TP. HCM) từ ngày 30-1 đến 11-2, tu viện Khánh An (TP. HCM) từ 12-2 đến 18-2 và 28-2 đến 3-3 tại chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc) và cuối cùng là quay lại chùa Vĩnh Nghiêm từ ngày 4-3 cho đến ngày kết thúc chiến dịch là 10-3.

Theo thông tin của Change VN, vào năm 2016, mỗi năm 33.000 con voi bị giết, tê giác,tê tê (con trút), hà mã,gấu trúc, cá voi…đều là những động vật hoang dã đang bị tuyệt chủng. Môi trường sinh thái đảo lộn, đưa đến hạn hán, bảo tố lụt lội, sóng thần,động đất…

***

Đầu Xuân, viếng cảnh tu viện Khánh An.Q 12, hình ảnh  chú Voi và Tê giác cúi đầu đảnh lễ thánh tượng với lời kêu cứu: “Giống loài chúng con đang bị tuyệt chúng xin bồ tát hãy từ bi cứu độ”.trước cảnh tượng thay lời cầu khẩn, ai có lòng nhân không khỏi xúc động.

Động vật hoang dã quý hiếm trên toàn cầu đang báo động bị tuyệt chủng; Gấu nuôi để lây mật trở thành cực hình hành hạ đau đớn…vì lòng tham con người đã sát hại dã man những động vật hiền lành chỉ lấy duy nhất một bộ phận nào đó trên cơ thể.Ngoài tinh thần nhà Phật đối với mọi loài bằng lòng từ, thiết nghĩ các tôn giáo nên mạnh dạn kêu gọi tín dồ chung tay bảo vệ động vật hoang dã chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta.

 

MINH MẪN

01/3/2019

 xinvan xinlễlễ phậtlạy phậtcắt sừng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.