Thống kê số lượng tín đồ Phật giáo trên thế giới

05/10/201910:40 SA(Xem: 26673)
Thống kê số lượng tín đồ Phật giáo trên thế giới

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO TRÊN THẾ GIỚI
NĂM SỰ THẬT VỀ PHẬT TỬ 

By Kelsey Jo Starr | Tịnh Thủy chuyển ngữ

 

Standing Shakyamuni Buddha, Gandhara Kushan dynasty, second to third century. From ckh.com.hk
Tôn tượng Đức Phật
triều đại Gandhara Kushan,
thế kỷ thứ 2.
From ckh.com.hk

Phật tử trên khắp Á Châu đang chuẩn bị lễ kỷ niệm sinh nhật của Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama), người sau này được gọi là Đức Phật và là người sáng lập ra đạo Phật. Đức Phật được cho là đã ra đời cách đây khoảng 2.500 năm tại Nepal ngày nay. Ở châu Á, nơi hầu hết tín đồ Phật Giáo sinh sống, thường tổ chức lễ kỷ niệm vào các ngày khác nhau, bao gồm ngày 8 tháng 4 tại Nhật Bản, ngày 12 tháng 5 ở Hàn Quốc và ngày 18 tháng 5 ở Ấn Độ và Nepal. Ngày lễ này mang nhiều tên, bao gồm Phật Purnima, Vesak, Phật Jayanti và Ikh Duichen, và thường được đánh dấu bằng các ngày lễ quốc gia, lễ hộisự kiện tại các ngôi chùa Phật giáo.

Dưới đây là năm sự thật về Phật tử:

Buddhists share the world’s population in 2015world’s overall population, which has a median age of 301. Tỷ lệ số lượng tín đồ Phật Giáo chiếm khoảng 7% dân số thế giới vào năm 2015 nhưng dự kiến ​​sẽ giảm xuống khoảng 5% vào năm 2060. Điều này là do Phật tửtỷ lệ sinh tương đối thấp so với các nhóm tôn giáo khác, và họ không được dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể do chuyển đổi tôn giáo.

2. Theo ước tính của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2010, phân nửa những người theo đạo Phật sống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, họ chỉ chiếm 18% dân số của đất nước này. Hầu hết những người theo đạo Phật còn lại trên thế giới, sống ở Đông và Nam Á, bao gồm 13% ở Thái Lan (nơi 93% dân số theo đạo Phật) và 9% ở Nhật Bản (35% theo đạo Phật). Chỉ có khoảng 1,4% số người theo đạo Phật trên thế giới sống ở các quốc gia ngoài châu Á.

Phật giáo ở châu Á là một vấn đề của cả bản sắc và thực hành. Các học giả và nhà báo đã ghi nhận rằng nhiều người ở các nước châu Á có thể tham gia vào việc thực hành Phật giáo (tôn giáo khác) mà không xem mình là một phần của bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào.

3. Các học giả trên thế giới thường đồng ý rằng Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama) sinh ra ở Nepal và hoằng phápẤn Độ ngày nay, nhưng Phật giáo là một tôn giáo thiểu số ở cả hai nước. Chỉ 1% người Ấn Độ và 10% người Nepal xác định họ là Phật tử. Ở cả hai quốc gia này, đại đa số người dân là người theo Ấn Độ giáo (Hindu). Thật vậy, kể từ khi Thái tử Tất Đạt Đa Siddhartha ra đời trong một gia đình Ấn Giáo, Phật giáo được coi là có nguồn gốc một phần từ truyền thống tôn giáo Hindu của Ấn Độ và một số người theo đạo Ấn Độ giáo tôn kính Đức Phật như là một hóa thân của một vị thần Ấn Giáo.

4. Theo ước tính của Trung tâm nghiên cứu Pew, Phật tử chiếm khoảng 1% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ và khoảng hai phần ba Phật tử Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Á. Trong số những người Mỹ gốc Á, 43% là người Mỹ gốc Việt và một phần tư người Mỹ gốc Nhật xác định là Phật tử, phần còn lại là Kitô hữu hoặc không có tôn giáo nào.

Theo ước tính của năm 2015. Tín đồ Phật Giáo ở khoảng tuổi trung bình 36 tuổi già hơn so với những người trong các nhóm tôn giáo lớn khác, ở khoảng tuổi trung bình 30. Hồi giáo (trung bình 24), Ấn Độ giáo (trung bình 27) và Kitô hữu (trung bình 30). Những người trưởng thành không có tôn giáo có cùng tuổi trung bình với Phật tử (36).

By Kelsey Jo Starr | Tịnh Thủy chuyển ngữ

Bản gốc:
5 facts about Buddhists around the world BY KELSEY JO STARR

 

 _______________________________

 

Ghi chú của người dịch:

Trong bản phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew, họ ghi nhậnPhật tử Hoa Kỳ chiếm 1% dân số, trong đó chỉ có một phần ba (0,03%) là Phật tử gốc bản xứ, số còn lại là Phật tử Mỹ gốc Việt chiếm đa số. Ngoài ra bản nghiên cứu không cho biết số lượng tín đồ Phật GiáoViệt Nam là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2009, có 6.802.318 tín đồ Phật giáo [1], còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[2] và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường.

Cũng theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, ở Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có 3 tôn giáo với số người tin theo lớn hơn 1 triệu người. Đó là: Phật giáo có 6.802.318 người, chiếm 43,5% trong tổng số người theo các tôn giáo; Công giáo có 5.677.086 người (36,3%), và Phật giáo Hoà Hảo có 1.433.252 người (9,2%)." Không có số liệu thống kê chính thức được cập nhật sau năm 2009, nên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường trích dẫn số liệu ước tính của Ban Tôn giáo Chính phủ. Theo đó, năm 2011, số lượng tín đồ Phật giáo vào khoảng 10 triệu người và tăng lên là hơn 11 triệu người vào năm 2013. (Theo tạp chí CSVN)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3261)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.