Thông báo vô cảm

29/10/20191:02 SA(Xem: 11680)
Thông báo vô cảm

THÔNG BÁO VÔ CẢM
Minh Mẫn

thich binh tam
TT. Thích Bình Tâm, Phó Ban Trị Sự GHPG Cần Thơ

Thật khó mà tưởng tượng, cho dù người giàu đầu óc tưởng tượng, trước một thông báo hết sức vô cảm giữa bao tiếng nấc nghẹn và giọt lệ thương tâm, không phải của dân oan mất đất mất nhà trong xã hội hiện nay, mà là điều hết sức trớ trêu trong môi trường đạo đứctôn giáo được mệnh danh là từ bi nhất.

Thật ra, sự kiện xảy ra không mang danh tôn giáo, hay một hệ phái, nhưng xuất phát từ hành động vô cảm của một tu sĩ có chức có quyền trong Ban trị sự Tỉnh, đồng thời là một trụ trì đại diện cho một tông phong nhiều uy tín , một hệ phái đông tu sĩ nhất hiện nay và uy tín nhất hiện nay được tín đồ trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ khi nhắc đến thiền phái Trúc Lâm, tiếp nối giòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

“Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đây là một thiền viện thuộc hàng lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ, tính đến thời điểm năm 2014.

Thiền viện được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 (19 tháng 6 năm Quý Tỵ), trên một diện tích 38.016 m². Sau nhiều tháng thi công, thiền viện đã được khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2014 (19 tháng 4 năm Giáp Ngọ).Do sự đóng góp của các nhà hảo tâm trong – ngoài nước,và một vài quan chức mộ đạo.”

Tính đến thời điểm hiện nay (2019), trên 6 năm có mặt tại Cần Thơ, đồng thời Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam cũng đã có phòng thuốc từ thiện hơn ba năm, do đóng công góp của từ nhiều nguồn trong xã hội, với sự cộng tác của những lương y chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm, từng được đài truyền hình Cần Thơ giới thiệu, đưa tinphỏng vấn trực tiếp các bệnh nhân.

Cùng với các phòng thuốc từ thiện của Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ, các phòng thuốc Nam tự phát của người dân Nam bộ, tuy phòng thuốc từ thiện của Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam ra đời muộn màng, nhưng giúp dân nghèo, không chỉ tại địa phương mà từ các tỉnh thành phía Bắc và Trung Nam bộ, mỗi ngày từ vài trăm có lúc xấp xỉ lượng ngàn bệnh nhân chữa trị. Không những các lương y có tay nghề, có kinh nghiệm mà còn có lương tâm,thật sự là nguồn an ủi cho dân nghèo không có khả năng đến bệnh viện.

Cần Thơ, người dân hãnh diện có một cơ sở hoành tráng của hệ phái Trúc Lâm chân tu, có một phòng thuốc từ thiện, nghĩa là vừa tinh thần vừa thể chất tồn tại nơi vùng đất được xem là Tây đô nước Việt. Thật ra, không chỉ tại Cần Thơ, mà tất cả những thiền viện Trúc Lâm trên cả nước, nếu có lương y, có nguồn thuốc đều có Tuệ Tĩnh đường giúp dân nghèo, vì chư tôn đức thuộc hệ phái Trúc Lâm quan niệm rằng: mình sống và tu tập được đều nhờ tín tâm quần chúng cúng dường, ngoài việc dẫn dắt quần chúng trên con đường đạo về tâm linh, còn phải giúp dân giải quyết những khổ đau về thân bệnh, vì thế, Tuệ Tĩnh đường có mặt trong khuôn viên Thiền Viện là điều tất yếu; ngay cả Tuệ Tĩnh đường của Thiền Viện Thường Chiếu, sau thời gian chư Tăng giúp dân, cần đến lúc phải về hưu nghỉ dưỡng,  gia công tu trì, chư Ni Thiền viện Linh Chiếu đành ra tay duy trì để người dân có nơi nương tựa khi thân lâm bệnh. Như vậy, tu không hẳn xa cách, bỏ mặc quần chúng đau khổ, xưa nay chư Tổ đều quan niệm như thế, phần lớn các chùa đều tiếp cứu thế nhân như vậy.

Những tưởng người dân miền Tây đô an lòng với tâm vị tha của nhà Phật, thế nhưng, thầy Thích Bình Tâm, trụ trì Thiền viện Phương Nam, Cần Thơ đã ra thông báo ngưng họat động phòng thuốc từ thiện trước bao sự ngỡ ngàng của quần chúng. Mặc cho những giọt lệ đau buồn của bệnh nhân, mặc cho lòng xót đau của bao lương y, cả những lá đơn hàng trăm bệnh nhân khẩn thiết van xin, nhưng vị tu sĩ áo vàng đã lạnh nhạt vô cảm. Thông báo đầu tiên ra lệnh ngày 01 tháng 01 năm 2020 phòng thuốc ngưng hoạt động,vài hôm sau một thông báo tiếp theo ra lệnh 10 tháng 11 năm 2019 ngưng hoạt động.

Các lương y chưa hết ngỡ ngàng thì vị “chúa tể rừng xanh” tự động chuyển tất cả giường tủ thuốc men cho nơi khác mà không hề báo cho các thầy thuốc biết.Những tài sản của phòng thuốc không phải của Thiền Viện hay tiền túi của ông ấy, đây là tài sản của người đân và một số mạnh thường quân hỗ trợ.

Kể cũng lạ, từ lâu, hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm luôn có những tu sĩ đạo đức mẫu mực, chưa bao giờ có một lời nói của tu sĩ làm mích lòng quần chúng hà huống hành động xem thường quần chúng bệnh nhân và các lương y hy sinh vô vị lợi. Những hỷ cúng từ thùng phước thiện của bệnh nhân, cũng là nguồn thu nhập cho vị trụ trì sử dụng theo ý muốn, nghĩa là hơn ba năm,từ bệnh nhân cho đến lương y chưa bao giơ làm phật lòng nhà chùa hay thất thu của Tam Bảo, hà cớ một tu sĩ đại diện Thiền viện  của hệ phái Trúc Lâm đành lòng quay mặt trước bao khổ đau bệnh tật của quần chúng? Đó là lòng từ bi thể hiện qua hai bản thông báo bất nhất thế sao? Tổ đình Trúc Lâm, các Hòa Thượng thay mặt Tôn sư của hệ phái nghĩ gì có một tu sĩ của hệ phái thể hiện quyền uybản ngã quá lớn như thế???

Gần đây, Phật giáo có quá nhiều tai tiếng do vài tu sĩ thiếu thân giới, cũng bởi họ không thuộc tông môn hệ phái nào có tổ chức như Trúc Lâm hiện nay. Mong rằng, đừng vì một tu sĩ như thầy Thích Bình Tâm tạo thêm cơn sóng truyền thông không đáng để Phật giáo thêm một vết đen cho dư luận xã hội.

MINH MÃN

22/11/2019

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/02/2017(Xem: 24229)
23/12/2016(Xem: 9232)
13/12/2016(Xem: 14739)
15/11/2016(Xem: 22387)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.