Ứng phó với dịch Covid-19, lời khuyên từ một vị thiền sư

10/04/20202:32 CH(Xem: 9474)
Ứng phó với dịch Covid-19, lời khuyên từ một vị thiền sư
ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19,
LỜI KHUYÊN TỪ MỘT VỊ THIỀN SƯ

Thích Vân Phong

Pomnyun Sunim
Thiền sư Pomnyun Sunim
Thiền sư Pomnyun (còn được biết đến là Thiền sư Pháp Luân, Trí Quang Đại sư) nổi tiếng ở đất nước Hàn Quốc vì những đóng góp quan trọng cho cộng đồng, xã hội thông qua các hoạt động ý nghĩa, thiết thực và giàu tính nhân văn.

Gần đây, trong một phát biểu tại thủ đô Seoul, Thiền sư đã chia sẻ với người dân nước này cách ứng phó với dịch bệnh Covid-19 để có cuộc sống bình antích cực mỗi ngày.

Chứng kiến đại dịch Covid-19 lan rộng, chúng ta có thể thấy trước được sự thay đổi của xã hội theo thời gian. Dịch bệnh này đã phá vỡ trật tự cuộc sống hàng ngày của mọi người.

Chúng ta thường cho rằng, những lịch trình đã thiết lập phải được tuân thủ; nhưng không có quy tắc như vậy. Ngay bây giờ, chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi những sự lập trình ấy. Mỗi người có thể bị sốc bởi sự phá vỡ của những hành động đã trở thành thói quen nên cảm thấy hỗn loạn, kháng đối và đau khổ.

Tuy nhiên, hãy quán sát nguyên lý vô thường trong lời dạy của Đức Phật. Chúng ta nên ghi nhớ rằng, không có gì là bất biến. Và từ đó thấy rằng, những sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày không phải điều xấu, miễn là chúng ta có thể đối mặt và thích nghi với chúng” - thiền sư nhấn mạnh về tính vô thường và sự thích ứng cần thiết khi cuộc sống hàng ngày của mỗi người bị xáo trộn.

Trong thời gian dịch bệnh hoành hành, thiền sư khuyên mỗi người nên “làm điều tốt nhất và phù hợp nhất trong khả năng của mình”. Theo đó, điều cấp báchcần thiết nhất là mỗi người phải giữ cho mình sự an toàn, không để dịch bệnh tấn công và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng

Để làm được điều này, mỗi người cần “dành thời gian quý báu thực hành thiền chánh niệmduy trì chánh niệm trong đời sống hàng ngày”. Với người thực hành thiền, mỗi ngày nên duy trì thời khóa cố định, theo lịch trình sinh hoạt tại một nơi yên tĩnh và chú tâm vào đề mục thực hành.

Tọa thiền trên bồ đoàn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các hành giả thiền. Tuy nhiên, trước sự bận rộn và trách nhiệm của cuộc sống thường nhật, nếu mỗi người có thể nhìn thấy thực tếbản chất của sự vật và có phản ứng phù hợp, chính là giải thoát bản thân khỏi sợ hãi và sự tức giận. Đây là bản chất của sự thực hành - thiền sư nhấn mạnh.

Đầu tháng 3 qua, Thiền sư Pomnyun đã được Quỹ Hòa bình Niwano (Nhật Bản) trao tặng Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 37 vì cống hiến của thiền sư trong nỗ lực bảo vệ môi trường và quyền lợi con người; xây dựng niềm tin, sự thiện chíhợp tác giữa các cộng đồng văn hóa, tôn giáo khác nhau vì hòa bình thế giới.

Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc, tính đến hôm nay 6-4, nước này ghi nhận 10.284 trường hợp nhiễm bệnh, 186 người đã tử vong.

Thích Vân Phong
(Theo Buddhist Times)

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS
 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :