Ấn Độ: Một Hung Tin Đẫm Lệ Thượng Tọa Tiến Sĩ Bodhipala Đã Viên Tịch Trong Cơn Đại Dịch Covid-19

01/08/202011:00 CH(Xem: 11011)
Ấn Độ: Một Hung Tin Đẫm Lệ Thượng Tọa Tiến Sĩ Bodhipala Đã Viên Tịch Trong Cơn Đại Dịch Covid-19

ẤN ĐỘ: MỘT HUNG TIN ĐẪM LỆ
THƯỢNG TỌA TIẾN SĨ BODHIPALA ĐÃ VIÊN TỊCH
TRONG CƠN ĐẠI DỊCH COVID-19
(Covid19 exterminated a Buddhist stalwart of India: A tearful adieu to Dr. Bodhipala Bhikkhu)

 

Thời gian cơn đại dịch hiểm ác Virus corona này, khi các nhân viên y tế tuyến đầu bận rộn trong việc phòng chống và kiểm soát Covid-19, một số người đang âm thầm quan tâm lo lắng cho người dân với tinh thần vô ngã vị tha, những người gián tiếp bị con ác quỷ Covid-19 này tấn công.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala
Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala là một trong những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch Covid-19, Ngài là một trong những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, chiến đấu với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử đất nước Ấn Độ sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của Ngài trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này. Vì Từ bi tâm dâng trào, với tinh thần vô ngã vị tha, luôn quan tâm chăm sóc cho tha nhân đang trong cơn đại dịch đầy hiểm ác, Ngài đã xả thân vì người, hạnh nguyện cao cả của Ngài vô cùng kính tiếc.

Cập nhật trên mạng xã hội Facebook cuối cùng của Ngài là một trích dẫn thông minh tuyệt vời như thế này: “Giống như một thương nhân phú quý, cao sang với một vài người phục vụ để tránh một con đường nguy hiểm, giống như một người mong muốn tiếp tục sống để tránh độc dược, vì vậy, người ta cũng nên tránh các việc ác”.

Trên lộ trình đường dài của Pháp hành (Dhamma trekker), kiên quyết kháng cự đến cùng, Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala không bao giờ bị hóa đá khi đánh bại trên một con đường nguy hiểm nếu nó dẫn đến quá trình Pháp hành. Cho dù sự khắc nghiệt có khó khăn đến đâu, Ngài tin rằng, Trên lộ trình đường dài của Pháp hành là niềm vui bất tận, miễn là sự rộng lượng, lòng nhân ái và trí tuệ luôn ở đó như những người đồng hành.

Những thiện căn sâu dày này là sức mạnh của Ngài.

Trong cuộc chiến đối đầu với đại dịch đầy hiểm ác, Ngài luôn với thái độ hùng dũng, quên mình vì người, không sợ hãi! Trong vài tháng qua, Ngài luôn bận rộn trong các dịch vụ cứu trợ cho cơn bão Amphan (2020) và các hiệu ứng lũ lụt, và trong việc phân phát thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo khó khăn, nghèo và thất nghiệp (do bị khóa) ở nhiều vùng của Tây Benggal và Assam, Ấn Độ.

Bất chấp đến nguy cơ có thể, Ngài luôn bên cạnh các nạn nhân, bởi Ngài nghĩ đến việc cứu người quan trọng hơn sự an toàn của Ngài.

Có lẽ do tập trung vào việc cứu người, Ngài đã quên mất một cơ thể nhạy cảm (không có đồ bảo hộ) cùng với tâm đại hùng, đại lực, đại từ bi của Ngài. Ngài đã tiếp xúc với loại Virus chết người này có tên Covid-19.

Khi cảm thấy khó thở, Ngài được đưa đến bệnh viện Daffodil và sau đó được chuyển đến bệnh việc AMRI tại Mukundapur, một khu phố của Đông Kolkata thuộc bang Tây Bengal của Ấn Độ vào ngày 26 tháng 7 vừa qua, nơi Ngài đã đầu hàng chịu thua con ác quỷ Covid-19 và đã trút hơi thở cuối cùng, an nhiên viên tịch vào buổi sáng hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020. Hưởng dương 52 tuổi.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala sinh năm 1968, tại Shillong, một thành phố, một trạm đồi, và là thủ phủ của bang Meghalaya, Ấn Độ. Tổ tiên của Ngài có nguồn gốc từ làng Unainpura, Chittagong, Bangladesh và di cư đến Ấn Độ trước khi phân vùng vào năm 1947. Ngài được sinh ra và trưởng thành trong môi trường giáo dục tại thị trấn quê hương của mình cho đến khi Ngài đến nhập học tại Magadh để nghiên cứu sinh học vị Thạc sĩTiến sĩ về Nghiên cứu Phật học.

Song thân của Ngài là cụ ông Pradip Barrua và cụ bà Kumkum Barrua.

Vào một thời điểm nhất định trong cuộc đời, khi Ngài suy tư rằng, phải cống hiến gì cho nhân loại, sau đó Ngài đã xuất gia làm Thích tử và vào chốn Thiền môn gia nhập Tăng đoàn.

Ngài là hậu duệ của Trưởng lão Hòa thượng Kripasaran Mahastavir (1865-1927), vị cao tăng Phật giáo, người sáng lập BBA, và là nhân vật chủ chốt trong phong trào phục hưng Phật giáo trên tiểu lục địa Ấn Độ.

Năm 1993, sau khi hoàn thành việc học tại Shillong, Ngài đã trở thành vị tăng sĩ Phật giáo, dưới sự hướng dẫn của Trưởng lão Hòa thượng Dhammapala, người sáng lập Hội Mahabodhi và là một trong những người khởi xướng phong trào phục hưng Phật giáoẤn Độ. Ngay sau khi Ngài gia nhập Tăng đoàn Phật giáo, Ngài đã bắt đầu khởi thiện nghiệp cống hiến cho nhân loại.

Khi một người đã từ bỏ cuộc sống hưởng thụ vật chất xa hoa, Ngài đã vượt qua giới hạn địa lý. Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã bước ra khỏi bang Meghalaya và đến Assam, một bang nằm ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Tại bang Assam, Ngài đã chọn thành phố Dibrugarh để tạo dựng đạo nghiệp truyền bá chính pháp Phật đà.

Năm 1995, Ngài đảm nhiệm trọng trách Trợ lý Thư ký & Ủy thác của tổ chức the International Brotherhood Mission (IBM), Mahabodhi Vihar, Jyotinagar, Dibrugarh, Assam, India.

Trưởng lão Hòa thượng Achariya Karuna Shastry Mahathera, người sáng lập và đương nhiệm Tổng Thư ký International Brotherhood Mission tại Dibrugarh, Nhà nước Assam, Ấn Độ.

Cho đến hơi thở cuối cùng, Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã chung vai góp sức với Trưởng lão Hòa thượng Achariya Karuna Shastry Mahathera để thực hiện hai mục tiêu chính của Phái bộ - “Giữ gìn tôn giáovăn hóa, tỏa ra từ những ý tưởng và sự cống hiến của Đạo Phật cho Phúc lợi xã hội, nhờ đó giúp cải thiện người nghèo, sự áp bức của người dân cũng như sự cụ thể hóa, hòa bình thế giới, liều thuốc duy nhất cho tất cả các căn bệnh trên toàn cầu trong tình trạng bất ổn, khủng bố và bạo lực”. (theo lời kể của người sáng lập International Brotherhood Mission)

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã trợ lý đắc lực tiên phong cho Ngài Trưởng lão Hòa thượng Achariya Karuna Shastry Mahathera đang điều hành một ngôi nhà nghèo khổ mang tên Nhà Truyền giáo Phật giáo Jinaratan, một ngôi trường tiểu học, một ngôi trường trung học cơ sở và một trường dạy nghề, một Trung tâm Chăm sóc Y tế miễn phí còn gọi là Trung tâm Chăm sóc Y tế miễn phí IBM NIKKYO NIWANO và một Thư viện phong phú thông qua tổ chức International Brotherhood Mission.

Các dịch vụ của Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã lan tỏa đến các vùng khác tại Ấn Độ và hơn thế nữa. Ngài là vị Tăng trưởng của Bồ đề Đạo tràng, Trung tâm Phật giáo từ các năm 2001-2006.

Trong thời gian này, mối quan tam chính của Ngài là ban rãi Từ bi tâm trong trong cộng đồng cư dân khắp Ấn Độ và hơn thế nữa. Một diễn giả và nhà văn hay, Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã viết một số sách và bài viết về Phật giáo và chỉnh sửa một số tạp chí.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala, vị thiền sư nổi tiếng giảng dạy Thiền Vipassana, truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Ngài đã được Đại học Madurai Kamaraj trao tặng bằng Tiến sĩ cho nghiên cứu Thiền Vipassana. Ngài đã viết rất nhiều sách và bài báo bằng cả tiếng Tamil và tiếng Anh. Ngài đã đưa ra các chương trình trên Tivi về Reiki & Yoga Tây Tạng. Cuốn sách của Ngài với tựa đề “Vật lý Phật giáo” đã mang lại danh tiếng trên toàn thế giới cho Ngài. Ngài đã thông thạo ngoại ngữ trong nói và viết được 5 thứ tiếng - tiếng Tamil, tiếng Anh, tiếng Sinhalese, tiếng Hindi và tiếng Pali.

Ngài đã khởi xướng hơn 6.000 người trong tu tập Thiền Vipassana, Reiki & Yoga Tây Tạng trong vòng 10 năm tại Ấn Độ và nước ngoài.

Sự cống hiến của Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala cho công việc và niềm tin sâu sắc vào giáo pháp Như Lai đã thu hút nhiều nhà hảo tâm ủng hộ Phật sự của ông. Chính sự cam kết của Ngài đối với các dịch vụ nhân đạo đã khiến khiến Ngài nhận được trách nhiệm của các hoạt động từ thiện xã hội như Hội Từ thiện Kalchini Karuna ở Alipurduar, bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Nơi đây, Ngài đã điều hành một ngôi trường học miễn phí cho học sinh nghèo.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã để lạo những di sản quý giá trong giới học thuật. Sự hợp tác của Ngài với các nhà học giả, Hội đồng trường và các tổ chức học thuật khác nhau là thường xuyên và rất đáng hoan nghênh.

Nava Nalanda Mahavihara và Đại học Magadh do Ngài xây dựng sẽ thấy sự trống vắng.

Trong suốt cuộc đời Ngài ở trong các tu viện Phật giáo khác nhau. Một lần khi trả lời câu hỏi của tác giả bài viết này, Thượng tọa sống ở đâu? Ngài trả lời rằng: “Tôi không có bất kỳ sự cố định nào. Bản chất tôi rất thích vân du đó đây, tùy duyên hóa độ quần sinh”.

Có lẽ đây là công việc của Ngài dạo bước khắp thiên hạ để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp. Điểm đến cuối cùng của Ngài về dịch vụ hoằng pháp là Bauddha Dharmankur Sabha, Hiệp hội Phật giáo Bengal, nơi Ngài được bổ nhiệm chức việc Tổng Thư ký vào năm 2018.

Trong hành trình Sứ giả Như Lai, có lẽ không ai có thể tưởng tượng rằng Ngài đã nhập vào cõi vô tung bất diệt, trần thế không ai nhìn thấy hình bóng của Ngài nữa.

Khoảng trống mà Ngài tạo ra trong đời sống xã hội, học thuậttinh thần của Ấn Độ khó có thể lấp đầy.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Tổng hợp các nguồn Internet)

https://www.buddhistdoor.net/news/revered-indian-buddhist-monk-bhikkhu-bodhipala-dies-after-contracting-covid-19




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.