Phật giáo và chiến lược miễn dịch cộng đồng của chính phủ Mỹ

26/10/20203:34 CH(Xem: 7778)
Phật giáo và chiến lược miễn dịch cộng đồng của chính phủ Mỹ

PHẬT GIÁO VÀ CHIẾN LƯỢC
MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG
CỦA CHÍNH PHỦ MỸ

(Tịnh Thủy)

 

mien dich cong dong (1)Trong vài tuần qua, người dân Hoa Kỳ được biết đến một bản văn mang tính kiến nghị có tên là "Tuyên bố Great Barrington" phản đối chính sách phong tỏa xã hội (lockdowns strategy) để ngăn chặn đại dịch và ủng hộ chiến lược tự do lây nhiễm SARS-CoV-2 (Covid-19) ở những người trẻ, khỏe mạnh, nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng. Bản kiến nghị này được đặt theo tên một thị trấn của bang Massachusetts, Hoa Kỳ và được hai quan chức cấp cao Tòa Bạch Ốc phát biểu trong một cuộc họp báo.

"Miễn dịch cộng đồng” (herd immunitythuật ngữ mà theo các nhà khoa học tính toán, để đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19, phải có khoảng 60% dân số miễn dịch với căn bệnh này, nghĩa là 60% dân số phải bị nhiễm bệnh rồi được chữa khỏi. Khi đạt được miễn dịch cộng đồng, bệnh ít có khả năng lây sang người khác, những người chưa có miễn dịch.

Tuy nhiên, đối với dịch Covid-19, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, cách duy nhất để tạo miễn dịch cộng đồng là để người dân tự do nhiễm bệnh và chữa trị cho họ hồi phục, thì cơ thể sẽ tự hình thành đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus này. Đây chính là chiến lược "miễn dịch cộng đồng" của chính quyền hiện tại đang manh nha thực hiện bằng cách không đeo khẩu trang, không thực hiện giãn cách xã hội để virus tự do lây lan trong dân chúng. Chiến lươc này vẫn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là ở Thụy Điển, quốc gia không áp đặt các biện pháp phong tỏa xã hội để ngăn đại dịch.

Tổng giám đốc tổ chức y tế Liên Hợp Quốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phản đối chiến lược miễn dịch cộng đồng để ngăn chặn Covid-19, cho rằng phương thức này là "phi đạo đức".

Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm, cảnh báo chính sách này có thể khiến nhiều người tử vong, ngay cả khi tỷ lệ người nhiễm không triệu chứng ở mức tương đối cao. “Với nạn béo phì, cao huyết áp và tiểu đường tại Mỹ, nếu mọi người bị nhiễm Covid-19, con số tử vong sẽ rất lớn và hoàn toàn không thể chấp nhận”, bác sĩ Fauci giải thích.

Hiệp hội Các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (Infectious Diseases Society of America) hôm thứ Tư đã gọi các ý tưởng của bản kiến ​​nghị là "không phù hợp, vô trách nhiệm và thiếu thông tin." ("inappropriate, irresponsible and ill-informed.") Trong một bức thư ngỏ được công bố hôm thứ Năm trên tạp chí y khoa hàng đầu The Lancet, một nhóm các chuyên gia y tế hàng đầu quốc tế đã tán thành một bản kiến ​​nghị phản đối có tên là Bản ghi nhớ John Snow, phản đối mạnh mẽ chiến lược "miễn dịch cộng đồng".

Theo ước tính của các nhà khoa học nếu áp dụng chiến lược này nước Mỹ sẽ phải hy sinh thêm từ 800 ngàn đến một triệu người tử vong để đạt được ngưỡng 60% dân số miễn dịch. Một triệu người tử vong, một con số quá lớn mà phần đông là người già trên 70 tuổi và những người có bệnh nền như thận, tiểu đường, tim mạch, hô hấp và béo phì.

Khả năng miễn dịch cộng đồng đạt được bằng cách bảo vệ con người, ngăn chặn không cho Corona virus xâm nhập bằng các biện pháp thông thường và tiêm chủng thuốc ngừa, chứ không phải bằng cách để chúng (Covid-19) tự do lây lan. Con người có khỏe mạnh mới đi làm việc được, hầu mang lại nền kinh tế khỏe mạnh, phồn thịnh.

Một triệu người Mỹ sẽ có thể tử vong nếu áp dụng chiến lược “miễn dịch cộng đồng” do chính quyền áp đặt. Liệu người dân Hoa Kỳ có thể làm ngơ để các nhà tư bản Mỹ hy sinh những người già tuổi không còn khả năng lao động, để làm lợi cho nền kinh tế quốc gia giàu mạnh.

Đối với xã hội ngày nay nhất là các quốc gia tân tiến văn minh như Hoa Kỳ mà nói thì không những con ngườidư thừa khả năng phòng ngừa và ngăn chặn không để virus gây hại mà còn có thể mang chúng lên mặt trăng hay sao Hỏa. Ở đây chúng ta nên dùng các phương pháp phòng ngừa và ngăn chặn chứ không nên dùng phương pháp hủy diệt một số đông người già yếu để số đông người trẻ khỏe còn lại sống. Các chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực này đồng ý rộng rãi rằng biện pháp cực đoan này sẽ có thể làm mất cân bằng xã hội, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến xã hội về thể chất, tinh thần và tài chính - và khuyên các chính phủ không nên dùng.

Với những người theo Phật Giáo, việc tôn trọng mạng sống của chúng sinh, trong đó có con người, bất kể già trẻ, lớn bé, ốm đau tật nguyền, được đưa lên hàng đầu. Mỗi người sinh ra trong cuộc đời này đều có quyền được sống, không ai có quyền cướp đi mạng sống của kẻ khác bằng bất kỳ hình thức nào. Con người ai cũng sợ đau, sợ mất mạng. Cho nên Phật giáo khuyên người Phật tử không được sát hại chúng sinh, không được coi nhẹ sinh mạng của ai, cũng đừng vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn; và cũng không được nhân danh bất cứ lý do gì, như tự do cá nhân mình hay lấy danh nghĩa phục hồi nền kinh tế quốc gia mà làm ngơ cho một số đông người già nhiễm bệnh rồi để họ chết.

Điểm đáng nói trong các giới cấm của Phật Giáo, giới không sát sanh được Đức Phật thiết lập đầu tiên, có vị trívai trò hàng đầu trong các giới. Có thể xem giới không sát sanh là cơ sở, cội nguồn để xác lập đạo đức, sự nhân cách con người. Các giới còn lại hình thành và đi vào sự vận hành trong đời sống thực tiễn khi cá nhân người đó phải biết tuân thủ thực thi giới không sát này. Do đó, nó không chỉ có giá trị nhân văn cao trong thiết chế của một xã hội an bình mà nó còn là nền tảng, chuẩn bị để con người vươn tới niềm an lạc hạnh phúc cho cá nhânnhân loại.

Ban Biên Tập | Tịnh Thủy biên soạn
Xem thêm:
https://www.yahoo.com/news/want-them-infected-trump-appointee-171003633.html 

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS


.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.