Tâm Thư Kêu Gọi Hòa Bình Của Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu 02.04.2022

02/04/20225:40 SA(Xem: 3692)
Tâm Thư Kêu Gọi Hòa Bình Của Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu 02.04.2022

logo EIAB
TÂM THƯ KÊU GỌI HÒA BÌNH
CỦA VIỆN PHẬT HỌC ỨNG DỤNG CHÂU ÂU 02.04.2022
PDF icon (4)Viet Nam - Open Letter for Peace with EIAB Letterhead - 02.04.2022 - Draft - v1
Open Letter for Peace with EIAB Letterhead - 30.03.2022 - FINAL
German - Open Letter for Peace with EIAB Letterhead - 30.03.2022 - FINAL

Kính gởi toàn thể gia đình nhân loại yêu quý,

Nhìn thảm kịch chiến tranh đang diễn ra từng ngày trên đất nước Ukraine, tim chúng tôi cùng thổn thức với những đau thương đang đè nặng trên mỗi người dân, già cũng như trẻ của đất nước này. Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế chúng tôi chứng kiến cuộc chiến đang diễn ra với tất cả niềm đau và đầy ý thức cảnh giác.

Mặc dầu chúng tôi tu học theo Đạo Bụt nhưng vào mỗi dịp Giáng sinh về, chúng tôi đều cảm thấy hân hoan khi được ngồi thiền cùng với tiếng chuông nhà thờ chính thống của Nga, có dịp mở lòng ra để đón nhận di sản tâm linh phong phú, giàu có của đất nước này cũng như của cả châu Âu. Thầy của chúng tôi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã từng dạy cho chúng tôi rằng : "Tiếng chuông mãi mãi luôn là tiếng chuông dù cho đó là tiếng chuông của Cơ Đốc giáo, Tin lành giáo, Chính thống giáo hay Phật giáo”. Khi nghe chuông, dù mỗi người trong chúng ta có gốc rễ văn hóatâm linh nào đi chăng nữa, chúng ta đều có thể chạm được vào chiều sâu của sự tĩnh lặng nội tâm và gặp gỡ điểm chung nhất của mọi  chiều hướng tâm linh. Bởi một lẽ tự nhiên là mỗi người trong chúng ta đều khát khao niềm tĩnh lặng, chúng ta đều cần sự tĩnh lặng nội tâm

Tăng thân quốc tế của chúng tôi có gốc rễ từ truyền thống Đạo Bụt Nhập Thế Việt Nam. Đất nước của chúng tôi cũng đã trải qua một cuộc chiến tàn khốc kéo dài gần hai mươi năm với hơn ba triệu người thiệt mạng và gần hai triệu người tị nạn. Chúng tôi đã học từ Thầy chúng tôi, chiến tranh không bao giờ giải quyết được mâu thuẩn và tranh chấp. Chiến tranh chỉ đem lại sự chia rẽ và hận thù với di hại kéo dài qua nhiều thế hệ

Không bao giờ đứng về một phe nào của một cuộc tranh chấp, Thầy chúng tôi đã không mỏi mệt hay ngừng nghỉ trong công trình vận động hòa bình để chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam. Thay vì chọn phe, Thầy chúng tôi luôn luôn khẩn thiết kêu gọi các phe lâm chiến hãy nhìn sâu vào những khổ đau, bất an và sự sợ hãi diệt vong của phe bên kia cũng như xét đến những mất mát đau thương mà mỗi nạn nhân trong cuộc chiến phải gánh chịu, dù ở bên này hay ở bên kia. Buộc phải bị lưu vong, Người đã trở thành nhà lãnh đạo tâm linh cho phong trào hòa bình, hòa giảigiải trừ vũ khí toàn cầu. 

Chúng tôi tin rằng, vào thời điểm trọng yếu này, thông điệp hòa bình của Thầy chúng tôi có thể đem lại niềm hy vọng cho hai quốc gia Ukraine và Nga, cũng như cho toàn thể nhân loại. Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng chiến tranh có thể chuyển thành hòa bình, rằng những người sống sót qua cuộc chiến dù mang đầy thương tích vẫn có thể được chữa lành và trị liệu.

Nhân danh Thầy chúng tôi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, và nương vào năng lực từ bituệ giác lớn của Người, chúng tôi - những đệ tử của Người - kêu gọi sự ngưng chiến ngay tức khắc để chấm dứt tình trạng đổ máu đang xảy ra tại Ukraine. Chúng tôi xin gửi tình thươngnăng lượng yểm trợ tới các nhà lãnh đạo trong cuộc hòa đàm giữa hai phe lâm chiến. Xin nguyện cầu để quý vị có thể thật sự lắng nghe được chiều sâu của mỗi bên, để có thể hiểu nhau sâu hơn và sắp xếp được những điều kiện thuận lợi hầu thiết lập lại nền hòa bình cho cả hai quốc gia.

Theo lời Bụt dạy, kẻ thù thực sự của chúng ta không phải là con người, mà chính là những sợ hãi, lo lắng, buồn khổ, giận hờn, tham lam, vô minh và thù hận trong mỗi chúng ta. Chiến tranh bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, từ ý niệm cho rằng chỉ khi nào ta tiêu diệt được đối tượng mà ta gọi là “kẻ thù” thì ta mới được an ninhyên ổn. Nhưng Bụt đã dạy rằng, hận thù không thể nào xóa bỏ được hận thù. Chỉ có hiểu biếtthương yêu mới có thể hóa giải được hận thù

Thầy chúng tôi cũng từng chỉ ra rằng, khi nào chúng ta thật sự bình an, khi đó thế giới cũng sẽ được bình an. Nếu chúng ta thành công trong việc chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine và thiết lập được một nền hòa bình lâu dài tại nơi đó thì

chắc chắn toàn thể thế giới sẽ được hưởng rất nhiều lợi lạc, bởi vì tất cả chúng ta trong gia đình nhân loại đều tương tứcphụ thuộc lẫn nhau. Chúng tôi

cũng nguyện cầu cho những nguồn lực quý báu của thế giới, thay vì được sử dụng vào mục đích chiến tranh có thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất của nhân loại ngày hôm nay như đói nghèo, bệnh tật, tình trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ em trên thế giới hay tình trạng buôn bán người, bóc lột sức lao động của trẻ em, cũng như những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. 

Thế giới chúng ta đang cần một nền văn hóa hòa bình. Cả gia đình nhân loại chúng ta cần bước nhanh hơn trên nấc thang tiến hóa, để tiến đến một nền tâm linh mang tính "vũ trụ" và một nền đạo đức có khả năng hợp nhất lòng người, kết nối mọi dân tộc, xóa bỏ mọi ngăn cách, kỳ thị và phân biệt. Với tinh thần ấy, tăng thân chúng tôi đã làm mới lại những cam kết thực tập chánh niệm vì hòa bình trên trái đất nhân dịp đêm Giao Thừa 2021 (Chúng tôi xin được chia sẻ với quý vị trong phần cuối của lá thư này)

Công trình xây dựng hòa bình là hạnh nguyện của các bậc vĩ nhân, những vị thánh giả. Nắm tay nhau thành một khối hợp nhất của toàn thể gia đình nhân loại, vì lợi ích của toàn dân Ukraine, của nhân dân Nga, và cho những binh lính của cả hai bên, công việc khẩn cấp nhất của tất cả chúng ta là đầu tư toàn bộ năng lực và tất cả sự khéo léo để tìm ra mọi phương án khả thi đem lại hòa bình trong giai đoạn đầy hiểm nguy này của cả nhân loại.

Tất cả tổ tiên và con cháu chúng ta đang trông cậy nơi chúng ta.

Thương kính và tin cậy,

Tỳ Kheo Thích Chân Pháp Ấn

Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế 

Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Chân Không

Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế 
pha an signaturechan khong signature


Phát Huy Một Nền Văn Hóa Hòa Bình

Lời Cam Kết và Khấn Nguyện Đêm Giao Thừa 2021

của Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế

Kính lạy Tổ tiên, kính lạy Đất mẹ kính thương,

Trong hai năm qua, sự bấp bênh, sợ hãi và mất mát do tác động của đại dịch COVID-19 đã gây ra quy mô lớn về sự hoảng sợ, giận dữ và bạo lực trong gia đình nhân loại của chúng con. Khi chiêm nghiệm sâu sắc về đau khổ và bạo lực với ý thức rằng chúng có thể đạt đến mức độ lớn hơn nữa, chúng con xin lập lại lời nguyện của mình là bồi dưỡng hòa bình trong bản thân và trên thế giới. Theo tinh thần của tuệ giác Bụt về bốn sự thật cao quý, chúng con xin nguyện thực hành bài tập chánh niệm sau đây vì hòa bình trên trái đất.

Bài tập chánh niệm vì hòa bình trên trái đất

Nhận thức được rằng những đau khổ nảy sinh từ tiềm năng gia đình nhân loại của chúng con thông qua những hành động thiếu chánh niệm hoặc vô trách nhiệm có thể tiêu hủy chính mình và tất cả sự sống trên trái đất, chúng con quyết tâm vun trồng một nền văn hóa, trong đó mạng lưới thiêng liêng của sự sống đang nuôi dưỡng chúng con được tôn vinh. Chúng con sẽ làm điều này bằng cách cam kết tập thể việc thực hành chánh niệm và sống một cuộc sống hòa bình, bất bạo động dựa trên cái nhìn sâu sắc của chúng con về mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhautương tức của muôn loài sống trên trái đất.

Cùng nhau và với tư cách cá nhân, chúng con sẽ thực hành theo cách sẽ chấm dứt mọi hành động và cách ứng xử góp phần vào việc hủy hoại gia đình nhân loại của chúng con, hủy hoại các loài động thực vật khác và hành tinh của chúng con. Các hành vi hủy diệt cần phải được chấm dứt tuyệt đối bao gồm phát triển và sản xuất vũ khí, chẳng hạn như vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hóa và công nghệ tiên tiến, để tiến hành chiến tranh trên không gian mạng và trong vũ trụ. Những hành vi phá hoại này cũng bao gồm việc lạm dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các phương tiện truyền thông khác để thao túng tâm trí

cảm xúc của con người để tạo ra sự hỗn loạn, nghi ngờ, giận dữ, hận thù và bạo lực trong gia đình loài người của chúng con và tạo ra sự tàn ác đối với các loài động thực vật khác.

Chúng con sẽ tập hợp năng lượng tập thể, sự thịnh vượng vật chất và những nguồn lực tinh thần của nhân loại để hướng đến những hành động tích cực, trị liệu lành mạnh 

- giúp tất cả mọi người học hỏi lẫn nhau, hiểu và tin tưởng lẫn nhau, 

- nuôi dưỡng sự tồn tại của chúng con như một gia đình nhân loại giữa nhiều loài khác và 

- bảo vệ đất mẹ thiêng liêng của chúng con.

Với sự cởi mở và khiêm cung, chúng con sẽ học cách mở rộng trái tim đón nhận lẫn nhau - bình đẳng về mặt văn hóa, tinh thầnxã hội. Chúng con sẽ tôn trọng sự đa dạng của chúng con - về chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác để chúng con có thể tạo ra và nuôi dưỡng một gia đình nhân loại trên trái đất sống trong hòa bình - với chính mình, với tất cả sinh vật và với toàn thể hành tinh.


ukraine 4




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/11/2021(Xem: 3687)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :