Kính Báo Tin: Cư Sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, Đã Thuận Thế Vô Thường Vãng Sanh Ngày 24-10-2023

29/10/20234:48 CH(Xem: 5392)
Kính Báo Tin: Cư Sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, Đã Thuận Thế Vô Thường Vãng Sanh Ngày 24-10-2023

KÍNH BÁO TIN 

 

mat nghiem dang nguyen pha
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả,  đã thuận thế vô thường vãng sanh ngày 24 tháng 10 năm 2023 nhằm ngày 10 tháng 9 năm Quý Mão lúc 6 giờ 50 chiều tại thành phố Fountain Valley, California. Cư sĩ sinh ngày 13 tháng 12 năm 1932 tại Việt Nam, hưởng thọ 92 tuổi.

Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả là Hội Trưởng Hội Phật Học Đuốc Tuệ, Chủ Tịch Hội Đồng Sáng Lập Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ.

Cư sĩ từng chủ trương và đảm nhiệm biên tập Tuần Báo Saigon Post, đã xuất bản các sách:
-Mật Tông Vấn Đáp,
-Sen Nở Trời Âu Mỹ
Ngoài ra còn các bài viết, bài thuyết trình, tham luận và thơ đã đăng trên các báo chí và websites của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại như:

-    Hồn thơ trong ánh mắt Thiền

-    Sự đóng góp của Phật Giáo cho thế giới trong thế kỷ 21

-    Người cư sĩ hải ngoại trước thời đại mới

-    Trái tim ngài Quảng Đức

-    Văn hoá và Phật Giáo

-    Nhịp cầu cảm ứng

-    Xuân tâm, thơ

-    Về quê, thơ

-    Về chân tánh, thơ

Bằng tinh thần phụng sự Đạo pháp, báo ân đức Phật, hơn 90 năm hiện hữu cõi trần, hơn nửa đời cống hiến cho đạo pháp, phục vụ nhân sinh, cư sĩ không ngừng đóng góp cho sự nghiệp hoằng pháp, quảng bá giáo lý Giác Ngộ Giải Thoát đến quảng đại quần chúng.

Những tưởng, trên bước đường phụng sự chúng sinhĐạo pháp, cư sĩ còn trụ thế lâu hơn nữa để tiếp tục cống hiến công đứctrí tuệ cho nhân gian, đặc biệt cho Phật giáo Việt Nam hải ngoại, nào ngờ đâu hóa duyên đã mãn, cư sĩ lìa xa dương thế để lại niềm thương tiếc vô hạn.

Chúng tôi thay mặt Ban Biên Tập và các thân hữu, trân trọng kính báo đến chư Tôn Đức, Thiện hữu tri thức, các tác giảđộc giả trong và ngoài nước sự ra đi của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả và trân trọng kính chia buồn cùng tang quyến.

Nguyện cầu chân linh Cư sĩ sớm được vãng sinh Tịnh độ và không quên nguyện lực tái hiện Ta bà, tiếp tục thực hành hạnh Bồ tát đạo – "Thượng Cầu Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sinh”.

Xin vĩnh biệt Cư sĩ, Nhân sĩ trí thức Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Ban Biên Tập
-Tâm Diệu
-Bảo Trung 
-Tịnh Thủy
và Các Thân Hữu:
-Nguyên Giác Phan Tấn Hải
-Trí Tánh ĐHT
-Laura Thúy Loan Nguyen


M Nghiem







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 16948)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :