140. Kinh Giới Phân Biệt (Dhàtuvibhanga Sutta)

18/05/201012:00 SA(Xem: 41704)
140. Kinh Giới Phân Biệt (Dhàtuvibhanga Sutta)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

140. Kinh Giới phân biệt
(Dhàtuvibhanga sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở xứ Magadha (Ma- kiệt-đà), đi đến Rajagaha (Vương xá), đến nhà thợ gốm Bhaggava; sau khi đến nói với thợ gốm Bhaggava: 

-- Này Bhaggava, nếu khôngphiền phức cho Ông, Ta muốn ở tại chỗ này một đêm. 

Bạch Thế Tôn không có gì phiền phức cho con. Ở đây đã có một vị xuất gia đến ở từ trước rồi. Nếu vị ấy thỏa thuận, bạch Thế Tôn, hãy ở lại tùy theo sở thích.

Lúc bấy giờ, Thiện gia nam tử Pukkusati, do lòng tin, y cứ Thế Tôn đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy đã đến ở trước tại trú xứ của thợ gốm. Rồi Thế Tôn đi đến Tôn giả Pukkusati; sau khi đến nói với Pukkusati: 

-- Này Tỷ-kheo, nếu khôngphiền phức cho Ông, Ta muốn ở lại trú xứ này một đêm.

-- Rộng rãi, thưa Hiền giả, là trú xứ của thợ gốm. Tôn giả có thể ở, tùy theo sở thích.

Rồi Thế Tôn sau khi bước vào trú xứ của thợ gốm, trải thảm cỏ vào một bên, ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt. Và Thế Tôn trải qua phần lớn đêm ấy, ngồi (như vậy). Tôn giả Pukkusati trải qua phần lớn đêm ấy cũng ngồi (như vậy). Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Cử chỉ Thiện gia nam tử này có vẻ tín thành, Ta hãy hỏi vị ấy". Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Pukkusati: 

-- Này Tỷ-kheo, Ông xuất gia, y cứ vào ai? Ai là Đạo sư của Ông? Ông chấp nhận pháp của ai?

-- Thưa Hiền giả, có Sa môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích Ca. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama ấy: "Ngài là bậc Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Tôi đã xuất gia, y cứ bậc Thế Tôn ấy. Ngài là bậc Đạo sư của tôi. Và tôi chấp thuận pháp của bậc Thế Tôn ấy.

-- Này Tỷ-kheo, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ấy ở đâu?

-- Thưa Hiền giả, có một thành phố tên là Savatthi giữa các quốc độ phía Bắc. Tại đấy, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác hiện này đang ở.

-- Này Tỷ-kheo, trước đây Ông đã thấy bậc Thế Tôn ấy chưa? Và nếu thấy, Ông có nhận ra được không? 

-- Thưa Hiền giả, trước đây tôi chưa từng thấy bậc Thế Tôn ấy. Và nếu thấy, tôi không nhận ra được.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Thiện gia nam tử này xuất gia y cứ nơi Ta. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho (Thiện gia nam tử) ấy". Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Pukkusati: 

-- Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa Hiền giả vâng.

Tôn giả Pukkusati vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau: 

-- Này Tỷ-kheo, người này có sáu giới, sáu xúc xứ, mười tám ý hành, bốn thắng xứ, khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động. Khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh. Chớ có buông lung trí tuệ, hãy độ trì chân đế, hãy tăng trưởng huệ thí (caga), hãy tu học tịch tịnh. Đây là tổng thuyết sáu giới phân biệt.

Này Tỷ-kheo, khi được nói đến "Người này có sáu giới", do duyên gì được nói đến như vậy? Địa giới, (thủy giới), hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới. Này Tỷ-kheo, khi được nói đến "Người này có sáu giới", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, khi được nói đến "Người này có sáu xúc xứ", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc xứ, nhĩ xúc xứ, tỷ xúc xứ, thiệt xúc xứ, thân xúc xứ, ý xúc xứ. Khi được nói đến "Người này có sáu xúc xứ ", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Này Tỷ-kheo, khi được nói đến "Người này có mười tám ý hành", do duyên gì được nói đến như vậy? Khi con mắt thấy sắc, người ấy chạy theo sắc, chỗ trú xứ của hỷ, chạy theo sắc chỗ trú xứ của ưu, chạy theo sắc chỗ trú xứ của xả, khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, người ấy chạy theo pháp, chỗ trú xứ của hỷ, người ấy chạy theo pháp, chỗ trú xứ của ưu, người ấy chạy theo pháp, chỗ trú xứ của xả. Như vậy có sáu hỷ hành, sáu ưu hành, sáu xả hành. Khi được nói đến "Người này có mười tám ý hành" chính do duyên này được nói đến như vậy.

Này Tỷ-kheo, khi được nói đến "Người này có bốn thắng xứ ", do duyên gì được nói đến như vậy? Tuệ thắng xứ, đế thắng xứ, huệ thí thắng xứ, tịch tịnh thắng xứ. Khi được nói đến "Người này có bốn thắng xứ", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy tăng trưởng huệ thí, hãy tu học tịch tịnh", do duyên gì được nói đến như vậy? 

Thế nào là không buông lung trí tuệ? Có sáu giới này: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.

Này Tỷ-kheo, thế nào là địa giới? Có nội địa giới và có ngoại địa giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội địa giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân và bất cứ vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ. Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là nội địa giới. Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới. Địa giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủy giới? Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội thủy giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ, như mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu, và bất cứ vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lòng, bị chấp thủ. Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là thủy giới. Những gì thuộc nội thủy giới và những gì thuộc ngoại thủy giới đều thuộc về thủy giới. Thủy giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với thủy giới, tâm từ bỏ thủy giới.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là hỏa giới? Có nội hỏa giới, có ngoại hỏa giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội hỏa giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Như cái gì khiến cho hâm nóng, khiến cho hủy hoại, khiến cho thiêu cháy, cái gì khiến cho những vật được ăn, uống, nhai, nếm, có thể khéo tiêu hóa, hay tất cả những vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Này Tỷ-kheo, như vậy được gọi là nội hỏa giới. Những gì thuộc nội hỏa giới và những gì thuộc ngoại hỏa giới đều thuộc về hỏa giới. Hỏa giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với hỏa giới, tâm từ bỏ hỏa giới.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là phong giới? Có nội phong giới, có ngoại phong giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội phong giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ, như gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong ruột, gió trong bụng dưới, gió thổi ngang các đốt, các khớp, hơi thở vô, hơi thở ra, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ. Này Tỷ-kheo, như vậy được gọi là nội phong giới. Những gì thuộc nội phong giới và những gì thuộc ngoại phong giới đều thuộc về phong giới. Phong giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với phong giới, tâm tư từ bỏ phong giới.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hư không giới? Có nội hư không giới, có ngoại hư không giới. Và này Tỷ-kheo, thế nào là nội hư không giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc hư không, thuộc hư không tánh, bị chấp thủ, như lỗ tai, lỗ mũi, cửa miệng, do cái gì người ta nuốt, những gì được nhai, được uống, được ăn, được nếm, và tại chỗ mà những gì được nhai, được uống, được ăn, được nếm, được giữ lại, và ngang qua chỗ mà những gì được nhai, được uống, được ăn, được nếm và được tống xuất xuống phần dưới để ra ngoài, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc hư không, thuộc hư không tánh, bị chấp thủ. Này Tỷ-kheo, như vậy được gọi là nội hư không giới. Những gì thuộc nội hư không giới và ngoại hư không giới đều thuộc về hư không giới. Hư không ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi như thật quán sát hư không giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yếm ly đối với hư không giới, tâm từ bỏ hư không giới.

Lại nữa, khi thức còn lại được trong sạch, trong trắng, vị ấy biết được một số sự việc nhờ thức ấy. Vị ấy thức tri được lạc, thức tri được khổ, thức tri được bất khổ bất lạc. Này Tỷ-kheo, duyên lạc xúc, lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác lạc thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ". Do lạc xúc diệt đi, lạc thọ do lạc xúc được khởi lên được cảm giác, vị ấy biết: "Lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt". Này Tỷ-kheo, duyên khổ xúc, khổ thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác khổ thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ". Do khổ xúc ấy diệt đi, khổ thọ do khổ xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy biết: "Khổ thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt". Này Tỷ-kheo, duyên bất khổ bất lạc xúc, bất khổ bất lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác bất khổ lạc thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Do bất khổ bất lạc thọ xúc ấy diệt đi, bất khổ bất lạc thọ do bất khổ bất lạc xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy tuệ tri: "Bất khổ bất lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt".

Này Tỷ-kheo, ví như do hai cây que xúc chạm cọ xát, hơi nóng được sanh, ngọn lửa được hiện khởi. Khi hai que ấy được rời nhau, được phân ly, sức nóng được sanh khởi ấy, sức nóng ấy được diệt đi, được chấm dứt. Cũng vậy, này Tỷ-kheo, duyên lạc xúc, lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác lạc thọ tuệ tri rằng: "Tôi đang cảm giác lạc thọ". Do lạc xúc ấy diệt đi, lạc thọ do lạc xúc được khởi lên, được cảm giác vị ấy tuệ tri: "Lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt". Này Tỷ-kheo, duyên khổ xúc khổ thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác khổ thọ tuệ tri rằng: "Tôi đang cảm giác khổ thọ". Do khổ xúc ấy diệt đi, khổ thọ do khổ xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy biết: "Khổ thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt". Này Tỷ-kheo, duyên bất khổ bất lạc xúc, bất khổ bất lạc thọ khởi lên. Vị ấy khi đang cảm giác bất khổ lạc thọ, tuệ tri rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Do bất khổ bất lạc thọ xúc ấy diệt đi, bất khổ bất lạc thọ do bất khổ bất lạc xúc được khởi lên, được cảm giác, vị ấy tuệ tri: "Bất khổ bất lạc thọ ấy được diệt đi, được chấm dứt".

Lại nữa, xả còn lại được trong sạch, trong trắng, nhu nhuyến, dễ uốn nắn, chói sáng. Ví như, này Tỷ-kheo, một người thợ vàng thiện xảo hay người đệ tử sửa soạn lò đúc; sau khi sửa soạn lò đúc xong, người ấy đốt lửa miệng lò đúc; sau khi đốt lửa miệng lò đúc, người ấy dùng kềm kẹp lấy vàng và đặt vàng vào trong miệng lò; rồi thỉnh thoảng người ấy thổi trên ấy, thỉnh thoảng người ấy rưới nước trên ấy, thỉnh thoảng người ấy quán sát thật kỹ... vàng ấy đã trở thành sáng sủa, thanh tịnh, gột sạch, các uế tạp được đoạn trừ, các tỳ vết được trừ sạch, nhu nhuyến, dễ uốn nắnchói sáng... và nếu người ấy muốn làm đồ trang sức nào, hoặc vòng nhẫn, hoặc bông tai, hoặc vòng cổ, hoặc vòng hoa vàng, thời vàng ấy có thể dùng vào mục đích ấy. Cũng vậy, này Tỷ-kheo, lại nữa xả còn lại được trong sạch, trong trắng, nhu nhuyến, dễ uốn nắn, chói sáng

Người ấy tuệ tri như sau: "Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Hư không vô biên xứ, và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy được an trú nơi ta trong một thời gian dài. Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Thức vô biên xứtu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy được an trú nơi ta trong một thời gian dài. Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Vô sở hữu xứ, và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài. Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thời xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài".

Người ấy tuệ tri như sau: "Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào Hư không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thời (xả) ấy trở thành pháp hữu vi". Vị ấy không tác thành, không suy tưởng đến hữu hay phi hữu. Do không tác thành, không suy tưởng đến hữu hay phi hữu, vị ấy không chấp thủ một sự vật gì ở đời; chấp thủ không quấy rối vị ấy; do chấp thủ không quấy rối vị ấy, vị ấy tự chứng Niết-bàn, và vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái như thế này nữa". 

Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy tuệ tri: "Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: "Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: "Không phải là đối tượng để hoan hỷ". Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vi ấy tuệ tri: "Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: "Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: "Không phải là đối tượng để hoan hỷ". Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy tuệ tri: "Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: "Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: "Không phải là đối tượng để hoan hỷ". Nếu cảm giác lạc thọ, không có hệ phược, vị ấy cảm giác thọ ấy. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, không có hệ phược, vị ấy cảm giác thọ ấy. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, không có hệ phược, vị ấy cảm giác thọ ấy. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ với thân là tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Ta cảm giác một cảm thọ với thân là tối hậu. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ với sinh mạng là tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Ta cảm giác một cảm thọ với sinh mạng là tối hậu "; vị ấy tuệ tri: "Sau khi thân hoại mạng chung, mọi cảm thọ hoan hỷ ở nơi đây trở thành thanh lương".

Ví như, này Tỷ-kheo, như ngọn đèn dầu được cháy đỏ nhờ dầu và tim. Khi dầu và tim diệt tận, và không có vật liệu khác được đem đến, ngọn đèn dầu ấy bị diệt tắt... Cũng vậy, này Tỷ-kheo, khi cảm giác một cảm thọ lấy thân làm tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Tôi cảm giác một cảm thọ lấy thân làm tối hậu". Khi cảm giác một cảm thọ lấy sinh mạng làm tối hậu, vị ấy tuệ tri: "Tôi cảm giác một cảm thọ lấy sinh mạng làm tối hậu"; vị ấy tuệ tri: "Sau khi thân hoại mạng chung, mọi cảm thọ hoan hỷ ở nơi đây trở thành thanh lương". 

Do vậy, Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng tuệ thắng xứ này. Vì rằng, này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh tuệ, nghĩa là trí, biết sự đoạn tận mọi đau khổ

Sự giải thoát ấy của vị này, an trú vào chân đế, không bị dao động. Này Tỷ-kheo, cái gì có thể đưa đến hư vọng, thời thuộc về hư vọng. Cái gì không thể đưa đến hư vọng, thời thuộc về chân đế, Niết-bàn. Do vậy, vị Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng đế thắng xứ này. Vì rằng, này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh đế, tức là Niết-bàn, không có thể đưa đến hư vọng.

Và những sanh y vô trí thức trước của nó đã được đầy đủ, đã được thành tựu. Chúng được đoạn tận, chặt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa. Do vậy, một Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng huệ thí thắng xứ này. Vì rằng này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh huệ thí, tức là sự xả ly tất cả sanh y.

tham ái vô trí thức trước của nó, thuộc tham dục, tham nhiễm; pháp ấy được đoạn tận, chặt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa. Và sự phẫn nộ vô trí thức trước của nó, thuộc sân hận, thuộc tội quá; pháp ấy được đoạn tận, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa. Và vô minh vô trí thức trước của nó, thuộc si mê, thuộc tội quá; pháp ấy được đoạn tận cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu trong tương lai, không có khả năng sanh khởi nữa. Do vậy, Tỷ-kheo thành tựu như vậy là thành tựu tối thắng tịch tịnh thắng xứ. Này Tỷ-kheo, như vậy là tối thắng Thánh tịch tịnh, tức là sự tịch tịnh tham sân si.

Khi được nói đến "Chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy làm cho sung mãn huệ thí, hãy tu học tịch tịnh", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động. Khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh", do duyên gì được nói đến như vậy? 

Này Tỷ-kheo, "Tôi là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi là cái này", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không là", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ có sắc", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không có sắc" như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ có tưởng", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không có tưởng", như vậy là vọng tưởng. "Tôi sẽ không có tưởng, không không có tưởng", như vậy là vọng tưởng. Vọng tưởng, này Tỷ-kheo, là bệnh, vọng tưởng là cục bướu, vọng tưởng là mũi tên. Này Tỷ-kheo, khi vượt khỏi mọi vọng tưởng, vị ẩn sĩ được gọi là tịch tịnh. Nhưng này Tỷ-kheo, vị ẩn sĩ tịch tịnh không sanh, không già, không có dao động, không có hy cầu. Vì không có cái gì do đó có thể sanh, này Tỷ-kheo, không sanh làm sao già được? Không già, làm sao chết được? Không chết làm sao dao động được? Không dao động, làm sao hy cầu? 

Khi được nói đến "Khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động; khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh do chính duyên này được nói đến như vậy". Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì sự phân biệt tóm tắt của Ta về sau giới.

Rồi Tôn giả Pukkusati nghĩ như sau: "Thật sự bậc Đạo sư đã đến với ta! Thật sự bậc Thiện Thệ đã đến với ta! Thật sự bậc Chánh Đẳng Giác đã đến với ta!" Rồi Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và bạch Thế Tôn

-- Con đã rơi vào một lỗi lầm, bạch Thế Tôn, vì rằng, ngu đần, si mê và không khéo léo như con, đã nghĩ rằng con có thể xưng hô với Thế Tôn với danh từ Hiền giả. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm ấy là một lỗi lầm để con có thể ngăn ngừa trong tương lai.

-- Này Tỷ-kheo, thật vậy, Ông đã rơi vào một lỗi lầm, vì rằng ngu đần, si mê và không khéo léo vì Ông đã nghĩ rằng Ông có thể xưng hô với Ta với danh từ Hiền giả. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Ông thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, và như Pháp phát lộ, thời chúng ta chấp nhận (lỗi lầm) ấy cho Ông. Vì rằng này Tỷ-kheo, đây là sự tăng ích trong giới luật của bậc Thánh, khi nào một ai thấy lỗi lầm là một lỗi lầm, như pháp phát lộ, để ngăn ngừa trong tương lai.

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cho con được thọ cụ túc giới trước mặt Thế Tôn.

-- Này Tỷ-kheo, Ông có đủ y bát không?

-- Bạch Thế Tôn, con không có đủ y bát.

-- Này Tỷ-kheo, các Như Lai không có trao cụ túc giới cho ai không đủ y bát.

Rồi Tôn giả Pukkusati sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi tìm y bát. Trong khi Tôn giả Pukkusati đi tìm y bát, một con bò cuồng chạy, đoạt mất mạng sống (của Tôn giả).

Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn

-- Bạch Thế Tôn, Thiện gia nam tử Pukkusati được Thế Tôn thuyết giảng một cách vắn tắt đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy như thế nào, đời sống tương lai như thế nào?

-- Này Tỷ-kheo, thật là bậc Hiền giả, Thiện gia nam tử Pukkusati, đã chấp hành Chánh pháp và tùy pháp. Và không có phiền nhiễu Ta với những kiện tụng về Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Thiện gia nam tử Pukkusati, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh và từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không phải trở lui đời ấy nữa.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Majjhima Nikaya 140
Dhatu-vibhanga Sutta
The Exposition of the Properties
translated by Bhikkhu Thanissaro

I have heard that on one occasion, as the Blessed One was wandering among the Magadhans, he entered Rajagaha, went to the potter Bhaggava, and on arrival said to him, "If it is no inconvenience for you, Bhaggava, I will stay for one night in your shed." 

"It's no inconvenience for me, lord, but there is a wanderer who has already taken up residence there. If he gives his permission, you may stay there as you like." 

Now at that time a clansman named Pukkusati had left home and gone forth into homelessness through faith, out of dedication to the Blessed One. He was the one who had already taken up residence in the potter's shed. So the Blessed One approached Ven. Pukkusati and said to him, "If it is no inconvenience for you, monk, I will stay one night in the shed." 

"The shed is roomy, my friend. Stay as you like." 

So the Blessed One, entering the potter's shed and, setting out a spread of grass to one side, sat down folding his legs crosswise, holding his body erect, and setting mindfulness to the fore. He spent most of the night sitting [in meditation]. Ven. Pukkusati also spent most of the night sitting [in meditation]. The thought occurred to the Blessed One, "How inspiring is the way this clansman behaves! What if I were to question him?" So he said to Ven. Pukkusati, "Out of dedication to whom, monk, have you gone forth? Who is your teacher? Of whose Dhamma do you approve?" 

"There is, my friend, the contemplative Gotama, a son of the Sakyans, gone forth from a Sakyan clan. Now, this excellent report about the honorable Gotama has been spread about: 'Indeed, the Blessed One is worthy and rightly self-awakened, consummate in knowledge and conduct, well-gone, an expert with regard to the worlds, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of divine and human beings, awakened, blessed.' I have gone forth out of dedication to that Blessed One. That Blessed One is my teacher. It is of that Blessed One's Dhamma that I approve." 

"But where, monk, is that Blessed One -- worthy and rightly self-awakened -- staying now?" 

"There is, my friend, a city in the northern lands named Savatthi. That is where the Blessed One -- worthy and rightly self-awakened -- is staying now." 

"Have you ever seen that Blessed One before? On seeing him, would you recognize him?" 

"No, my friend, I have never seen the Blessed One before, nor on seeing him would I recognize him." 

Then the thought occurred to the Blessed One: "It is out of dedication to me that this clansman has gone forth. What if I were to teach him the Dhamma?" So he said to Ven. Pukkusati, "I will teach you the Dhamma, monk. Listen and pay close attention. I will speak." 

"As you say, friend," replied Ven. Pukkusati. 

The Blessed One said: "A person has six properties, six media of sensory contact, eighteen considerations, and four determinations. He has been stilled where the currents of construing do not flow. And when the currents of construing do not flow, he is said to be a sage at peace. One should not be negligent of discernment, should guard the truth, be devoted to relinquishment, and train only for calm. This is the summary of the analysis of the six properties. 

"'A person has six properties.' Thus it was said. In reference to what was it said? These are the six properties: the earth property, the liquid property, the fire property, the wind property, the space property, the consciousness property. 'A person has six properties.' Thus it was said, and in reference to this was it said. 

"'A person has six media of sensory contact.' Thus it was said. In reference to what was it said? These are the six media of sensory contact: the eye as a medium of sensory contact, the ear...the nose...the tongue...the body...the intellect as a medium of sensory contact. 'A person has six media of sensory contact.' Thus it was said, and in reference to this was it said. 

"'A person has eighteen considerations.' Thus it was said. In reference to what was it said? These are the eighteen considerations: On seeing a form with the eye, one considers a form that can act as a basis for joy, a form that can act as a basis for sadness, or a form that can act as a basis for equanimity. On hearing a sound with the ear...On smelling an aroma with the nose...On tasting a flavor with the tongue...On feeling a tactile sensation with the body...On cognizing an idea with the intellect, one considers an idea that can act as a basis for joy, an idea that can act as a basis for sadness, or an idea that can act as a basis for equanimity. Thus there are six considerations conducive to joy, six conducive to sadness, and six conducive to equanimity. 'A person has eighteen considerations.' Thus it was said, and in reference to this was it said. 

"'A person has four determinations.' Thus it was said. In reference to what was it said? These are the four determinations: the determination for discernment, the determination for truth, the determination for relinquishment, the determination for calm. 'A person has four determinations.' Thus it was said, and in reference to this was it said. 

"'One should not be negligent of discernment, should guard the truth, be devoted to relinquishment, and train only for calm.' Thus it was said. In reference to what was it said? And how is one not negligent of discernment? These are the six properties: the earth property, the liquid property, the fire property, the wind property, the space property, the consciousness property. 

"And what is the earth property? The earth property can be either internal or external. What is the internal earth property? Anything internal, within oneself, that's hard, solid, and sustained [by craving]: head hairs, body hairs, nails, teeth, skin, flesh, tendons, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, membranes, spleen, lungs, large intestines, small intestines, contents of the stomach, feces, or anything else internal, within oneself, that's hard, solid, and sustained: This is called the internal earth property. Now both the internal earth property and the external earth property are simply earth property. And that should be seen as it actually is present with right discernment: 'This is not mine, this is not me, this is not my self.' When one sees it thus as it actually is present with right discernment, one becomes disenchanted with the earth property and makes the earth property fade from the mind. 

"And what is the liquid property? The liquid property may be either internal or external. What is the internal liquid property? Anything internal, belonging to oneself, that's liquid, watery, and sustained: bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, oil, saliva, mucus, oil-of-the-joints, urine, or anything else internal, within oneself, that's liquid, watery, and sustained: This is called the internal liquid property. Now both the internal liquid property and the external liquid property are simply liquid property. And that should be seen as it actually is present with right discernment: 'This is not mine, this is not me, this is not my self.' When one sees it thus as it actually is present with right discernment, one becomes disenchanted with the liquid property and makes the liquid property fade from the mind. 

"And what is the fire property? The fire property may be either internal or external. What is the internal fire property? Anything internal, belonging to oneself, that's fire, fiery, and sustained: that by which [the body] is warmed, aged, and consumed with fever; and that by which what is eaten, drunk, chewed, and savored gets properly digested; or anything else internal, within oneself, that's fire, fiery, and sustained: This is called the internal fire property. Now both the internal fire property and the external fire property are simply fire property. And that should be seen as it actually is present with right discernment: 'This is not mine, this is not me, this is not my self.' When one sees it thus as it actually is present with right discernment, one becomes disenchanted with the fire property and makes the fire property fade from the mind. 

"And what is the wind property? The wind property may be either internal or external. What is the internal wind property? Anything internal, belonging to oneself, that's wind, windy, and sustained: up-going winds, down-going winds, winds in the stomach, winds in the intestines, winds that course through the body, in-and-out breathing, or anything else internal, within oneself, that's wind, windy, and sustained: This is called the internal wind property. Now both the internal wind property and the external wind property are simply wind property. And that should be seen as it actually is present with right discernment: 'This is not mine, this is not me, this is not my self.' When one sees it thus as it actually is present with right discernment, one becomes disenchanted with the wind property and makes the wind property fade from the mind. 

"And what is the space property? The space property may be either internal or external. What is the internal space property? Anything internal, belonging to oneself, that's space, spatial, and sustained: the holes of the ears, the nostrils, the mouth, the [passage] whereby what is eaten, drunk, consumed, and tasted gets swallowed, and where it collects, and whereby it is excreted from below, or anything else internal, within oneself, that's space, spatial, and sustained: This is called the internal space property. Now both the internal space property and the external space property are simply space property. And that should be seen as it actually is present with right discernment: 'This is not mine, this is not me, this is not my self.' When one sees it thus as it actually is present with right discernment, one becomes disenchanted with the space property and makes the space property fade from the mind. 

"There remains only consciousness: pure and bright. What does one cognize with that consciousness? One cognizes 'pleasure.' One cognizes 'pain.' One cognizes 'neither pleasure nor pain.' In dependence on a sensory contact that is to be felt as pleasure, there arises a feeling of pleasure. When sensing a feeling of pleasure, one discerns that 'I am sensing a feeling of pleasure.' One discerns that 'With the cessation of that very sensory contact that is to be felt as pleasure, the concomitant feeling -- the feeling of pleasure that has arisen in dependence on the sensory contact that is to be felt as pleasure -- ceases, is stilled.' In dependence on a sensory contact that is to be felt as pain...In dependence on a sensory contact that is to be felt as neither pleasure nor pain, there arises a feeling of neither pleasure nor pain. When sensing a feeling of neither pleasure nor pain, one discerns that 'I am sensing a feeling of neither pleasure nor pain.' One discerns that 'With the cessation of that very sensory contact that is to be felt as neither pleasure nor pain, the concomitant feeling -- the feeling of neither pleasure nor pain that has arisen in dependence on the sensory contact that is to be felt as neither pleasure nor pain -- ceases, is stilled.' 

"Just as when, from the friction and conjunction of two fire sticks, heat is born and fire appears, and from the separation and disjunction of those very same fire sticks, the concomitant heat ceases, is stilled; in the same way, in dependence on a sensory contact that is to be felt as pleasure, there arises a feeling of pleasure...In dependence on a sensory contact that is to be felt as pain...In dependence on a sensory contact that is to be felt as neither pleasure nor pain, there arises a feeling of neither pleasure nor pain...One discerns that 'With the cessation of that very sensory contact that is to be felt as neither pleasure nor pain, the concomitant feeling...ceases, is stilled.' 

"There remains only equanimity: pure and bright, pliant, malleable, and luminous. Just as if a skilled goldsmith or goldsmith's apprentice were to prepare a furnace, heat up a crucible, and, taking gold with a pair of tongs, place it in the crucible: He would blow on it time and again, sprinkle water on it time and again, examine it time and again, so that the gold would become refined, well-refined, thoroughly refined, flawless, free from dross, pliant, malleable, and luminous. Then whatever sort of ornament he had in mind -- whether a belt, an earring, a necklace, or a gold chain -- it would serve his purpose. In the same way, there remains only equanimity: pure and bright, pliant, malleable, and luminous. One discerns that 'If I were to direct equanimity as pure and bright as this toward the sphere of the infinitude of space, I would develop the mind along those lines, and thus this equanimity of mine -- thus supported, thus sustained -- would last for a long time. One discerns that 'If I were to direct equanimity as pure and bright as this toward the sphere of the infinitude of consciousness...the sphere of nothingness...the sphere of neither perception nor non-perception, I would develop the mind along those lines, and thus this equanimity of mine -- thus supported, thus sustained -- would last for a long time.' 

"One discerns that 'If I were to direct equanimity as pure and bright as this towards the sphere of the infinitude of space and to develop the mind along those lines, that would be fabricated. One discerns that 'If I were to direct equanimity as pure and bright as this towards the sphere of the infinitude of consciousness...the sphere of nothingness...the sphere of neither perception nor non-perception and to develop the mind along those lines, that would be fabricated.' One neither fabricates nor mentally fashions for the sake of becoming or un-becoming. This being the case, one is not sustained by anything in the world (does not cling to anything in the world). Unsustained, one is not agitated. Unagitated, one is totally unbound right within. One discerns that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.' 

"Sensing a feeling of pleasure, one discerns that it is fleeting, not grasped at, not relished. Sensing a feeling of pain...Sensing a feeling of neither pleasure nor pain, one discerns that it is fleeting, not grasped at, not relished. Sensing a feeling of pleasure, one senses it disjoined from it. Sensing a feeling of pain...Sensing a feeling of neither pleasure nor pain, one senses it disjoined from it. When sensing a feeling limited to the body, one discerns that 'I am sensing a feeling limited to the body.' When sensing a feeling limited to life, one discerns that 'I am sensing a feeling limited to life.' One discerns that 'With the break-up of the body, after the termination of life, all that is experienced, not being relished, will grow cold right here.' 

"Just as an oil lamp burns in dependence on oil and wick; and from the termination of the oil and wick -- and from not being provided any other sustenance -- it goes out unnourished; even so, when sensing a feeling limited to the body, one discerns that 'I am sensing a feeling limited to the body.' When sensing a feeling limited to life, one discerns that 'I am sensing a feeling limited to life.' One discerns that 'With the break-up of the body, after the termination of life, all that is sensed, not being relished, will grow cold right here.' 

"Thus a monk so endowed is endowed with the highest determination for discernment, for this -- the knowledge of the passing away of all suffering and stress -- is the highest noble discernment. 

"His release, being founded on truth, does not fluctuate, for whatever is deceptive is false; Unbinding -- the undeceptive -- is true. Thus a monk so endowed is endowed with the highest determination for truth, for this -- Unbinding, the undeceptive -- is the highest noble truth. 

"Whereas formerly he foolishly had taken on mental acquisitions and brought them to completion, he has now abandoned them, their root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of development, not destined for future arising. Thus a monk so endowed is endowed with the highest determination for relinquishment, for this -- the renunciation of all mental acquisitions -- is the highest noble relinquishment. 

"Whereas formerly he foolishly had greed -- as well as desire and infatuation -- he has now abandoned them, their root destroyed like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of development, not destined for future arising. Whereas formerly he foolishly had malice -- as well as ill-will and hatred -- he has now abandoned them...Whereas formerly he foolishly had ignorance -- as well as delusion and confusion -- he has now abandoned them, their root destroyed like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of development, not destined for future arising. Thus a monk so endowed is endowed with the highest determination for calm, for this -- the calming of passions, aversions, and delusions -- is the highest noble calm. 'One should not be negligent of discernment, should guard the truth, be devoted to relinquishment, and train only for calm.' Thus it was said, and in reference to this was it said. 

"'He has been stilled where the currents of construing do not flow. And when the currents of construing do not flow, he is said to be a sage at peace.' Thus it was said. With reference to what was it said? 'I am' is a construing. 'I am this' is a construing. 'I shall be' is a construing. 'I shall not be'...'I shall be possessed of form'...'I shall not be possessed of form'...'I shall be percipient'...'I shall not be percipient'...'I shall be neither percipient nor non-percipient' is a construing. Construing is a disease, construing is a cancer, construing is an arrow. By going beyond all construing, he is called a sage at peace. 

"Furthermore, a sage at peace is not born, does not age, does not die, is unagitated, and is free from longing. He has nothing whereby he would be born. Not being born, will he age? Not aging, will he die? Not dying, will he be agitated? Not being agitated, for what will he long? It was in reference to this that it was said, 'He has been stilled where the currents of construing do not flow. And when the currents of construing do not flow, he is said to be a sage at peace.' Now, monk, you should remember this, my brief analysis of the six properties." 

Then the thought occurred to Ven. Pukkusati: "Surely, the Teacher has come to me! Surely, the One Well-gone has come to me! Surely, the Rightly Self-awakened One has come to me!" Getting up from his seat, arranging his upper robe over one shoulder, and bowing down with his head at the Blessed One's feet, he said, "A transgression has overcome me, lord, in that I was so foolish, so muddle-headed, and so unskilled as to assume that it was proper to address the Blessed One as 'friend.' May the Blessed One please accept this confession of my transgression as such, so that I may restrain myself in the future." 

"Yes, monk, a transgression overcame you in that you were so foolish, so muddle-headed, and so unskilled as to assume that it was proper to address me as 'friend.' But because you see your transgression as such and make amends in accordance with the Dhamma, we accept your confession. For it is a cause of growth in the Dhamma and discipline of the noble ones when, seeing a transgression as such, one makes amends in accordance with the Dhamma and exercises restraint in the future." 

"Lord, may I receive full acceptance (ordination as a monk) from the Blessed One?" 

"And are your robes and bowl complete?" 

"No, lord, my robes and bowl are not complete." 

"Tathagatas do not give full acceptance to one whose robes and bowl are incomplete." 

Then Ven. Pukkusati, delighting and rejoicing in the Blessed One's words, got up from his seat, bowed down to the Blessed One and, keeping him on his right, left in search of robes and a bowl. And while he was searching for robes and a bowl, a runaway cow killed him. 

Then a large number of monks approached the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As they were sitting there, they said to the Blessed One, "Lord, the clansman Pukkusati, whom the Blessed One instructed with a brief instruction, has died. What is his destination? What is his future state?" 

"Monks, the clansman Pukkusati was wise. He practiced the Dhamma in accordance with the Dhamma and did not pester me with issues related to the Dhamma. With the destruction of the first five fetters, he has arisen spontaneously [in the Pure Abodes], there to be totally unbound, never again to return from that world." 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words. 

Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn140.html (Revised: 9 November 1998 )






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 110141)
21/01/2015(Xem: 6277)
07/09/2011(Xem: 99828)
07/09/2011(Xem: 53687)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.