Chương XII – ATTAVAGGA - (Phẩm Tự Ngã)

15/06/20143:43 SA(Xem: 5858)
Chương XII – ATTAVAGGA - (Phẩm Tự Ngã)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XII
ATTAVAGGA
(Phẩm Tự Ngã)

157.

Thương mình phải biết yêu mình

Phải chăm kẻ trộm rập rình ngày đêm

Ba canh(1), bậc trí chẳng quên

Luôn luôn tỉnh thức kề bên trông chừng!

 

Attānance piyaṃ jaññā

rakkheyya naṃ surakkhitaṃ,

tiṇṇaṃ aññataraṃ yāmaṃ

paṭijaggeyya paṇḍito.

­œ

158.

Tự mình kiên định không sờn

Tự mình củng cố chánh chơn Con Đường(1)

Mới đi giáo hóa muôn phương

Bậc trí như vậy, chẳng vương nhiễm gì!

 

Attānameva paṭhamaṃ

patirūpe nivesaye,

athaññamanusāseyya

na kilisseyya paṇḍito.

­œ

159.

Tự mình tu tập thế nào

Mới mong giáo hóa ra sao cho người

Khéo thay, chế ngự mình rồi

Mới mong điều phục cõi đời lao xao!

 

Attānañce tathā kayirā

yathānnamanusāsati,

sudanto vata dammetha

attā hi kira duddamo.

­œ

160.

Tự ta bảo hộ cho ta

Có ai nương tựa gần xa mà cầu!

Tự mình chế ngự làm đầu

Khó khăn điều phục, gắng lâu cũng thành !

 

Attā hi attano nātho

ko hi nātho paro siyā,

attanā va sudantena

nāthaṃ labhati dullabhaṃ.

­œ

161.

Việc dữ vốn tự mình sanh

Tự khởi, tự tạo, tự hành ác tri

Nó nghiền nát kẻ ngu si

Kim cương rạch vết, nghĩa gì bảo châu!

 

Attanā hi kataṃ pāpaṃ

attajaṃ attasambhavaṃ,

abhimatthati dummedhaṃ

vajiraṃ v’asmamayaṃ maṇiṃ.

­œ

162.

Như thân dây māluvā

Bám ghì, đeo siết – sāla chết dần

Nếu ta quá nhiễm dục trần

Kẻ thù không giết, tự thân giết mình!

 

Như dây leo bám siết cây

Nhánh cành tàn tạ đợi ngày chết khô

Quá nhiều dục lạc nhiễm ô

Là ta đã tự đào mồ chôn ta!

 

Yassa accantadussīlyaṃ

māluvā sālamiv’otthataṃ,

karoti so tathattānaṃ

yathā naṃ icchatī diso.

­œ

163.

Những việc xấu quấy, dễ làm!

Hại mình cũng vậy, lại càng quen tay!

Than ôi! Việc đẹp, việc hay

Tốt lành, lợi lạc, đời này, khó sao!

 

Sukarāni asādhūni

attano ahitāni ca,

yaṃ ve hitañca sādhuñca

taṃ ve paramadukkaraṃ.

­œ

164.

Cũng vì cuồng dại, mê lầm

Người kia phỉ báng ân thâm Phật-đà

Cười chê thánh hạnh Tăng-già

Miệt thị Chánh Pháp thật là chua cay

Bởi do ác kiến sâu dày

Bông tre kết hạt, diệt ngay chính mình!

 

Yo sāsanaṃ arahataṃ

ariyānaṃ dhammajīvinaṃ,

paṭikkosati dummedho

diṭṭhiṃ nissāya pāpikaṃ,

phalāni kaṭṭhakasseva

attaghaññāya phallati.

­œ

165.

Làm điều ác dữ do ta

Tạo nên ô nhiễm cũng là mình thôi

Tự tôi trong sạch, bởi tôi!

Chẳng ai trong sạch cho người, có đâu!

 

Attanā hi kataṃ pāpaṃ

attanā saṃkilissati,

attanā akataṃ pāpaṃ

attanā va visujjhati,

suddhī asuddhi paccattaṃ

n’añño aññaṃ visodhaye.

­œ

166.

Không vì an lạc cho đời

Chẳng vì lợi ích cho người thế gian

Mà quên tối thượng Con Đàng

Mà quên tự lợi: Niết-bàn chánh tri!

 

Attadatthaṃ paratthena

bahunā pi na hāpaye,

attadatthamabhiññāya

sadatthapasuto siyā.



(1) Chú giải nói, ba canh là ba giai đoạn của đời người: Thiếu, trung và lão.

(1) Magga: Đạo.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :