Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

04/02/20153:23 CH(Xem: 5059)
Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)
Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
The Gift of Food, Anguttara Nikaya 
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

 

Vào một thời Đức Phật sống nơi có những người bộ tộc Koliya [đây là quê nhà của Hoàng Hậu Ma-Gia (Maya), mẹ của Đức Phật], tại một tỉnh tên là Sajjanela. Vào một buổi sáng, Đức Thế Tôn đắp y, cầm y bát, rồi ngài đi đến nhà của Suppavāsā, một phụ nữ bộ tộc Koliya. [Suppavāsā là một trong số những người nữ cư sĩ có tâm rộng lớn, đứng đầu trong việc cúng dường các thực phẩm ngon lành cho quý Tỳ Kheo. Bà còn là mẹ của A-La-Hán Sīvali.] Sau khi vào nhà, Đức Thế Tôn ngồi vào chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn cho ngài. Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, đứng hầu, rồi chính tay bà đã phục vụ nhiều loại thức ăn ngon lành cho ngài. Khi Đức Thế Tôn ăn xong và ngài đã rút tay ra khỏi bát, Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, ngồi xuống một bên và Đức Thế Tôn đã nói với bà như sau:

"Nầy Suppavāsā, người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dườngbố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ đến người nhận. Bốn thứ đó là thứ gì? bà cho tặng sự sống lâu, sự đẹp đẽ, niềm hạnh phúc và sự khỏe mạnh. Bằng cách cho sự sống lâu, bản thân bà sẽ được thừa hưởng cuộc sống lâu dài, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự đẹp đẽ, bản thân bà sẽ được thừa hưởng sự đẹp đẽ, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho niềm hạnh phúc, bản thân bà sẽ thừa hưởng cuộc sống hạnh phúc, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự khỏe mạnh, bản thân bà sẽ được thừa hưởng thân thể khỏe mạnh, ở trong cõi người hay cõi trời. Nầy người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dườngbố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ kể trên đến người nhận."

The Gift of Food, Anguttara Nikaya - Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

 

On one occasion the Blessed One was dwelling among the Koliyans, at a town called Sajjanela. One morning the Blessed One dressed, took his upper robe and bowl, and went to the dwelling of Suppavāsā, a Koliyan lady. [117] Having arrived there, he sat down on the seat prepared for him. Suppavāsā the Koliyan lady attended to the Blessed One personally and served him with various kinds of delicious food. When the Blessed One had finished his meal and had withdrawn his hand from the bowl, Suppavāsā the Koliyan lady sat down to one side and the Blessed One addressed her as follows:

 





“Suppavāsā, a noble woman-disciple, by giving food, gives four things to those who receive it. What four? She gives long life, beauty, happiness, and strength. By giving long life, she herself will be endowed with long life, human or divine. By giving beauty, she herself will be endowed with beauty, human or divine. By giving happiness, she herself will be endowed with happiness, human or divine. By giving strength, she herself will be endowed with strength, human or divine. A noble woman-disciple, by giving food, gives those four things to those who receive it.”






FOOTNOTE:

[117] Suppavāsā is said to have been foremost among those female lay disciples who offer choice alms-food to monks. She was the mother of the arahant Sīvali.

Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S53




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 110179)
21/01/2015(Xem: 6279)
07/09/2011(Xem: 99830)
07/09/2011(Xem: 53690)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.