Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

04/02/20153:23 CH(Xem: 5341)
Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)
Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
The Gift of Food, Anguttara Nikaya 
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

 

Vào một thời Đức Phật sống nơi có những người bộ tộc Koliya [đây là quê nhà của Hoàng Hậu Ma-Gia (Maya), mẹ của Đức Phật], tại một tỉnh tên là Sajjanela. Vào một buổi sáng, Đức Thế Tôn đắp y, cầm y bát, rồi ngài đi đến nhà của Suppavāsā, một phụ nữ bộ tộc Koliya. [Suppavāsā là một trong số những người nữ cư sĩ có tâm rộng lớn, đứng đầu trong việc cúng dường các thực phẩm ngon lành cho quý Tỳ Kheo. Bà còn là mẹ của A-La-Hán Sīvali.] Sau khi vào nhà, Đức Thế Tôn ngồi vào chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn cho ngài. Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, đứng hầu, rồi chính tay bà đã phục vụ nhiều loại thức ăn ngon lành cho ngài. Khi Đức Thế Tôn ăn xong và ngài đã rút tay ra khỏi bát, Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, ngồi xuống một bên và Đức Thế Tôn đã nói với bà như sau:

"Nầy Suppavāsā, người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dườngbố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ đến người nhận. Bốn thứ đó là thứ gì? bà cho tặng sự sống lâu, sự đẹp đẽ, niềm hạnh phúc và sự khỏe mạnh. Bằng cách cho sự sống lâu, bản thân bà sẽ được thừa hưởng cuộc sống lâu dài, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự đẹp đẽ, bản thân bà sẽ được thừa hưởng sự đẹp đẽ, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho niềm hạnh phúc, bản thân bà sẽ thừa hưởng cuộc sống hạnh phúc, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự khỏe mạnh, bản thân bà sẽ được thừa hưởng thân thể khỏe mạnh, ở trong cõi người hay cõi trời. Nầy người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dườngbố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ kể trên đến người nhận."

The Gift of Food, Anguttara Nikaya - Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

 

On one occasion the Blessed One was dwelling among the Koliyans, at a town called Sajjanela. One morning the Blessed One dressed, took his upper robe and bowl, and went to the dwelling of Suppavāsā, a Koliyan lady. [117] Having arrived there, he sat down on the seat prepared for him. Suppavāsā the Koliyan lady attended to the Blessed One personally and served him with various kinds of delicious food. When the Blessed One had finished his meal and had withdrawn his hand from the bowl, Suppavāsā the Koliyan lady sat down to one side and the Blessed One addressed her as follows:

 





“Suppavāsā, a noble woman-disciple, by giving food, gives four things to those who receive it. What four? She gives long life, beauty, happiness, and strength. By giving long life, she herself will be endowed with long life, human or divine. By giving beauty, she herself will be endowed with beauty, human or divine. By giving happiness, she herself will be endowed with happiness, human or divine. By giving strength, she herself will be endowed with strength, human or divine. A noble woman-disciple, by giving food, gives those four things to those who receive it.”






FOOTNOTE:

[117] Suppavāsā is said to have been foremost among those female lay disciples who offer choice alms-food to monks. She was the mother of the arahant Sīvali.

Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S53








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45441)
18/04/2016(Xem: 27178)
02/04/2016(Xem: 10211)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :