Lời Dẫn (Của Tác Giả)

08/05/201312:00 SA(Xem: 10619)
Lời Dẫn (Của Tác Giả)

LĂNG NGHIÊM ẢNH HIỆN
(Tiểu luận về Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương)
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ban Văn Hóa Chùa Phật Tổ 
905 Orange Ave, Long Beach, CA 90813

Tôi mạo muội viết tập tiểu-luận này để góp ý cùng gợi ý, và cũng để kết cơ-duyên với những bạn đang muốn phát tâm đọc tụng kinh Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương, hoặc đã phát tâm đọc tụng nhưng còn thao thức về ý nghĩa u-huyền ẩn mật của Kinh. Để cùng nhau tìm một lối lý giải có thể hiểu được, vì thời đại ngày nay là thời đại lý giải.

Lâu đài giáo lý mà Chư Phật Thế Tôn đã xiển minh là một tòa Diệu-Trang-Nghiêm-Vương-Các, mà xưa kia, ki ngài Thiện tài đồng tử đến vấn Đạo ngài Di Lặc Đại Bồ tát, đã được nhìn thấy sự BIẾN HIỆN của mọi ảnh tượng chập chùng….Do đó, tâm thức trở thành vi-tế nhỏ nhiệm, tâm nhãn của Đệ bát thức được hé mở, và thể nhập được pháp giới…Tòa Diệu-trang-nghiêm-vương-Các ấy chẳng phải là vật gì xa lạ,cũng chẳng được xây dựng bằng một Vật gì hết, nó chính là Pháp-giới-Hoa-tạng-Tỳ-lô này, và chỉ được dệt nên bởi vô vàn những TÂM NIỆM từ vô thủy của mỗi tâm chúng sanh, DỆT nên bởi những ÁNH BIẾN HIỆN của tâm đó. Đồng thời, cũng được an lập bởi những thiên-la-võng quang-minh vô cấu của thần-lực-hải cùng nguyện-lực-hải của Chư Phật cùng Đại Bồ tát…Khoa Vật lý học cực vi ngày nay đã bắt đầu nhận thấy rằng những cái mà họ gọi là Cực-vi ấy, chúng hình như chẳng có vẻ gì là lượng-tử hết, chẳng có vẻ gì là Vật, chúng thường biến ảo chập chùng, và có vẻ giống như những ba-động-quang-minh, giống như những ánh-biến-hiện của quang minh trong cái màn-vũ-diệu vô cùng vô tận của mọi thứ thiên-la-võng quang minh…Và những quang minh ấy thì từ đâu mà lưu xuất?...Chúng đều lưu xuất từ những tâm-thức đầy tình nhiễm cùng vọng tưởng của chúng sanh, cũng như lưu xuất từ cái Diệu tâm vô cấu của Chư Phật cùng Bồ tát.

Cho nên, Pháp giới Diệu trang nghiêm này bắt rễ và nở ra ở nơi Lý Duy tâm sở hiện….Đó là Chân lý tối thượng, và Chư Phật Thế tôn xuất hiện nơi đời nhiều như vi trần, cũng chỉ là cốt nhắc nhở chúng sanh về cái Thông-điệp vi mật ấy…Trong pháp hội Lăng già, Phật thường chỉ nhắc đi nhắc lại điểm đó, và cũng nhắc đi nhắc lại về cái diễn trình của Tâm chuyển thành Thức. Và trong pháp hội Lăng nghiêm, thì về sau cùng, Phật đã giảng lại kỹ càng cho ngài A nan nghe về sự biến hiện của cái Thức đó: biến hiện thành vọng-tưởng KIÊN CỐ tức là Sắc ấm thô kệch, thành vọng tưởng HƯ MINH tức là Thọ ấm lung chừng nửa tâm nửa vật và đi sát với Sắc ấm, thành vọng tưởng DUNG THÔNG tức là Tưởng ấm có khả năng thẩm thấu cả bên trong lẫn bên ngoài, thành vọng tưởng U ẨN tức là Hành ấm nó chính là cái Sức hiện hành của chủng tử nghiệp lực khiến cho các ấm đều trôi-lăn-lưu-chuyển tương-tợ-tương-tục, thành vọng tưởng HƯ VÔ VI TẾ tức là Thức ấm của Đệ bát thức sơ-năng-biến tức là cỗi nguồn của pháp giới huyễn hiện hư vọng…Cho nên, có thể nói rằng Phật pháp thâu gồm các pháp thế gian cùng xuất thế gian, siêu vượt mọi chân lý, siêu vượt nền vật lý học cực vi cùng khoa phân tâm học hiện đại đương muốn thăm dò Tiềm thức cùng Vô thức.

Chân lý Duy tâm sở hiện thường được cô đọng trong câu: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.

Từ cái Biển Diệu tâm Biến hiện ấy, lưu xuất ra những giòng giáo lý để triển khai ý nghĩa vi mật…Lưu xuất ra giáo lý diệu nghiêm vĩ đại của Hoa Nghiêm, nói về pháp giới Hoa tạng trùng-trùng-huyễn-khởi, trùng-trùng-thẩm-thấu viên dung vô ngại, trùng-trùng-biến-ảo, vì đều là những ánh biến hiện của quang minh, của Tỳ-lô-tánh-hải. Và những bài kệ nhiều như sao sa của Hoa nghiêm thường chỉ là tán thánDuy tâm sở hiện cùng tán thán diệu dụng của quang minh…Lưu xuất ra hệ thống Bát nhã với giáo lý Tánh Không cùng lối nhìn Như-huyễn và nguồn Thiền quán chiếu Như-huyễn. và Kinh Lăng Nghiêm cũng chỉ là nhằm giảng dạy về pháp môn quán chiếu Như-huyễn…. Lưu xuất ra hệ thống Duy thức giảng dạy về lịch trình biến hiện của Thức thành các thứ pháp tướng… Lưu xuất ra từ nguồn Tịnh cùng pháp môn Vãng sanh Tịnh độ, dùng câu niệm Phật và nương vào thần lực của Đức A Di Đà để huân tập cùng thanh tịnh hóa những quang minh của đệ bát thức, để đưa tâm thức chúng sanh từ nơi bình diện ý thức lọt được vào Đệ bát thức tứa A lại da thức. Vào được đến đó rồi, thì sẽ thấy rằng Đức A Di Đà tánh cùng Đức A Di Đà Tây phương cũng chỉ là một, và sự vãng sanh của hành giả cũng chỉ là một tuồng biến hiện của những quang minh của A lại da thức của chính hành giả…Lưu xuất ra hệ thống Mật tông, tức là Tự môn, dùng sức quán chiếu cùng nương vào thần lực của những nguyên-ngôn hay mật-ngôn. Những mật ngôn này đều lưu xuất từ Chân như, từ Diệu tâm vô niệm, nên cũng tương tự như những ba-động quang minh có đủ thần lực để chuyển vật, để tạo vật, và đưa hành giả trở về chứng nhập Diệu tâm. Kinh Lăng Nghiêm vừa đứng ở nguồn Thiền quán chiếu Như-huyễn lại vừa đứng ở hệ thống Tự môn của Mật tông, vì Kinh dạy rằng: Chư Như Lai thường nương vào thần chú Đại Phật đảnh để thành tựu đạo quả vô thượng. Do vị trí ấy, nên tầm mức của Kinh cực kỳ quan trọng. Và cũng bởi thế, nên nhiều vị thiền sư cũng như phái Thiền Trúc Lâm xưa kia củ Việt Nam thường siêng năng trì tụng chú Thủ Lăng Nghiêm.

Nói tóm lại, thì chân lý Duy tâm sở hiện cùng giáo lý Như-huyễn thường bang bạc và bao trùm các Kinh Đại thừa. Kinh Hoa Nghiêm diễn nói về Hoa tạng Tỳ lô Như-huyễn và Bất khả-thuyết…Kinh Kim Cang cùng Đại Bát Nhã diễn nói về Mộng-ảo-bào-ảnh-lộ-diễn Như-huyễn, để đưa hành giả tới Kim cang tam muội…Kinh Duy maViên giác cũng diễn nói Như-huyễn…Luận Đại thừa Khởi tín cũng sạy quán chiếu Sanh-diệt-môn Như-huyễn để chứng nhập Chân như tam muội…Còn Kinh Lăng Nghiêm thì dạy lối quán chiếu Huyễn-khởi-trùng-trùng-tương-ưng để nhập Như-huyễn tam ma đề, tức Định Thủ Lăng Nghiêm.

Theo Kinh Đại bát nhã cùng Đại Bát niết bàn, thì Kim cang tam muộiChân như tam muội và Như-huyễn tam muộiThủ Lăng Nghiêm tam muội chỉ là một…Về Định này, thì các Đại Bồ tát từ Đệ-thập-địa trở lên mới có thể chứng nhập gần như trọn vẹn. Nhập được định này rồi, thì có thể biết được hết các hành-xứ của các tam muội khác, và có thể chuyển tam muội một cách rất mau lẹ thần kỳ…Vì sao vậy? Có lẽ là vì những quang minh tâm thức của các bậc Đại Bồ tát, do sức quán chiếu thâm sâu, đã trở thành tột bực vi-tế rồi, gần như vô tướng mạo, vô hình vô ảnh, nên có thể thay đổi nhịp điệu rung chuyển một cách mau lẹ dễ dàng. Tuyệt kỹ thần kỳ của các Đại Bồ tát trong việc chuyển liên miên từ tam muội này sang tam muội khác, trong kinh gọi là Sư tử Phấn tấn, vì cũng lanh lẹ dễ dàng oai nghiêm như những oai nghi tiến thoái của Sư tử Chúa vậy…Đồng thời với đại định Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã cũng nhắc đến Tịnh-quang-tam-muội, vì ở tam muội này, hành giả có thể gột sạch những cấu-uế trong quang minh tâm thức, để trở thành vô cấu, và càng vô cấu bao nhiêu, lại càng lẹ làng ứng-hiện bấy nhiêu….

Cho nên, Tâm của chúng ta cũng như Tâm của Chư Phật, quả thực sự là một Đại-Ảo-sư, còn cái thân chúng ta, ù lỳ, bất tịnh và bịnh hoạn chỉ là một đại-ảo-thành mà thôi.

* * *

Diễn giải về giáo lý nhà Phật, là một việc khó khăn hơn những việc khác. Vì sao?...Chỉ là cần phải diễn nói từ cái vô hình, vô tướng mạo chuyển sang những cái có hình tướng, có tướng mạo, rồi lại phải chuyển từ những cái này để trở về cái vô tướng mạo kia. Diễn nói về cái diễn-trình từ Tâm chuyển thành Thức, rồi lại chuyển thành những tâm-sở thuộc Thọ Tưởng Hành ấm, rồi chuyển thành những sắc tướng thô kệch thuộc Sắc ấm. Rồi lại từ những ấm đó, quán chiếu Như-huyễn để trở về nơi biển Diệu tâm.

Chúng ta từ thời vô thủy, trải qua vô lượng kiếp, thường chỉ quen trụ cái tâm mình, cái nhận thức của mình, ở một bình diện quá thô kệch, ở ý thức, ở Sắc-Thọ-Tưởng ấm và một chút Hành ấm, ở kích-độ của những sự vật thông thường cùng với sự suy nghĩ phân biệt nhị biên, cộng với một ít ý-chí để thi vi tạo tác, nên thường bám chặt vào những cái sanh-diệt và có hình tướng ấy để trôi-lăn-lưu-chuyển. Tập khí tức tập-quán nhận thứcsinh hoạt ấy, đã bắt rễ quá sâu vào tâm thức chúng ta khiến quên lãng hẳn cái VÔ TƯỚNG MẠO, quên rằng chính cái Vô tướng mạo ấy, cái thường hằng ấy mới thực là cỗi nguồn của pháp giới cùng thân tâm ta…Nên khi đọc kinh sách thấy nhắc nhở đến việc lìa tướng để trở về chứng nhập cái biển Vô tướng mạo, thì đa số chúng ta đều ngớ người ra, và sa vào hố kinh nghi… Do những tập khí huân tập ấy, nên ta thường phân chia cách biệt TÂM và VẬT, cách biệt gần như tuyệt đối. Không hiểu rằng hai cái đó chỉ là những ý-niệm dựng lập nên bởi nhận thức của chúng sanh, ý-niệm giả lập, và chỉ là hai khía cạnh phát hiện hay huyễn hiện của Thực tại…Hai cái đó vốn thường bàng bạc chập chùng thường thẩm thấu lẫn nhau, cái nọ chuyển thành cái kia và ngược lại. Và không có một giây phút nào, một sát na nào, mà sự chuyển hóa mênh mang vô cùng tận ấy không liên miên tiếp diễn. Tỷ dụ như khi ta nghĩ tới quả mơ chua, thì nước miếng ứa ra: đó là tâm tưởng chuyển thành Vật. Cây cỏ mọc, thân xác lớn lên theo từng sát na,…cũng một phần là Tâm chuyển thành Vật….Và cũng không có một sát na nào, mà không có hàng loạt vô lượng những lượng-tử cực vi chuyển hình TAN BIẾN vào một bình diện vô hình tướng hơn, để trở về với biển Vô tướng mạo của Chân không, như ngày nay nền vật lý học cực vi đã bắt đầu nhận thấy (tỷ dụ như trường hợp hạt tử Neutrino hay là energy missing chẳng hạn…) Cho nên, Phật tử chúng ta cần nhớ lại lời dạy của Kinh Lăng Nghiêm, và hiểu rằng Vật chỉ là Tâm thô kệch, do những tâm tưởng thô kệch, do những vọng-tưởng kiên-cố từ vô thủy kết đọng lại và dệt nên mà thôi. Còn tâm tưởng thì lại là những sắc-tướng vi-tế, những vô-biểu-sắc, mà giác quan chúng ta không tế nhận nổi. Khi nào có thiên nhãn thông hoặc tha-tâm-thông thì sẽ thấy. Do đó, nên ngài Di lặc dạy: “Trong 1 đờn chỉ, có 32 ngàn ức niệm, mỗi niệm là một hình-tướng. Nếu người nào có thể bớt đi 1 niệm thực thì tức là bớt đi 1 hình tướng, và đối với người đó, có thể hẹn ngày thanh tịnh được…”

Đi vào Kinh Lăng Nghiêm dĩ nhiên là một cuộc hành trình gian khổ khó khăn. Nhưng vẫn phải đi vào, vì đó là kho tang châu báu bí-tạng của Chư Phật. Nếu không lặn lội đi vào, thì thực là uổng một kiếp túc duyên gặp gỡ, vì Lăng Nghiêm là bộ kinh kỳ-bí nhất…

 Phật giảng kinh này cho những bậc Thanh văn cao để chuyển vào biển Tâm của Đại thừa…Những bậc này đã quá quen thuộc với thiền quán, quen quán nhân-duyên, quán về giới-phân-biệt, quen những dữ-kiện về Duy thức học…nên dễ dàng nhận định về 5 ấm, về 7 đại, về Kiến đại và Thức đại, cũng như nhận định về Căn-Trần-Thức…Trong khi chúng ta thường là kẻ phàm phu ngu giả¸chưa quen phân biệt giữa Thức với Căn chẳng hạn, nên đều bỡ ngỡ trước những danh từ cùng dữ-kiện đó.

 Lối giảng dạy của kinh Đại thừa bao giờ cũng ẩn mật, nửa ẨN nửa HIỆN. Phật thường chỉ bộc lộchỉ dẫn 1 phần, còn 1 phần là do chúng ta phải bì bõm tư duy lấy để hiểu.

 Trong kinh và nhất là trong đoạn Thâu 5 ấm, 7 đại và 18 giới Căn-Trần-Thức về Tâm, Phật thường dùng lối Luận lý Phủ định Trung quán để vô-lý-hóa hết thảy mọi ý-niệm luận thuyết của thế gianngoại đạo, và đã phá những kiến chấpchúng ta thường mắc phải: kiến chấp về Ngã, về Thường còn, hoặc ta kiến chấp rằng có vật này sanh ra vật kia…Lối luận lý này cốt nhằm chứng minh rằng: mọi vật, mọi hiện tượng, mọi pháp đều chẳng phải là Tự mình sanh ra mình, cũng chẳng phải là từ Cái-khác sanh ra, cũng chẳng phải là Mình cộng với hoặc hòa hợp với Cái-khác mà sanh ra, cũng chẳng phải là Tự nhiên hay Ngẫu nhiên mà sanh ra.

Là vì sao?

Là vì tất cả các pháp đều nằm trong cái Vòng-nhân-duyên-tương-duyên-tuyên-sanh, và chính cái vòng đó cũng chỉ là HUYỄN HIỆN TƯƠNG ƯNG…Huyễn hiện của Thức tâm, và đều từ cái Biển Diệu tâm mà lưu xuất ra.

Bởi thế nên khó vào.

- Ngoài ra, sự phân biệt nhận định giữa Kiến đại và Thức đại cũng khá khó khăn. Kiến đại tức Cái Thấy-nghe-hay-biết, hồn nhiên và không nhiễm vọng tình nên dễ đứng lặng như nước hồ thu, là con đường để trở về Diệu tâm, là con đường mà ngài Đại thế Chí đã dùng để trở về Diệu tâm hay Đức A Di Đà. Trong khi thức đại lại là con đường đi vào Vọng tưởng, vào khởi vọng, vào vọng tình nên luôn luôn giao động lao xao như ngọn gió lùa vào những cụm lá rừng thông…Thế mà đôi khi, hai cái đó có vẻ hình như giống nhau. Nên khó phân biệt.

Căn-trần-thức cũng vậy, gắn bó đắm nhiễm với nhau, nên khó phân biệt.

Lại nữa, Thức vốn là một cái gì Năng Biến, tức là hay biến hiện. Và sự biến hiện của nó lại hình như có mấy lớp vọng-hóa, từ tế đến thô….Vì phải nắm bắt mấy thứ vô hình tướng ấy, nên người đọc tụng kinh dễ phân vân lạc lối….

* * *

Thực ra, có lẽ chẳng có mấy ai có thể hiểu được nhiều về Kinh Đại thừa hay Lăng Nghiêm. Chỉ trừ những bậc Đại Bồ tát đã nhập những cơn tam muội lớn, mới nhìn rõ những cảnh giới của lời Kinh.

Phàm phu chúng ta chỉ cầu mong hiểu sơ lược ít nhiều yếu chỉ, để khởi được niềm tín giải. Nhưng khởi được tín giải rồi, thì có thể đi vào hạnh nguyện, thì có thể đi vào hạnh nguyện, và dù gió nghiệp có nổi dậy ào ào, cũng vẫn có hy vọng giữ được tín-căn không hoại….Vì Chân lý đã đành rành như vậy rồi, pháp-nhĩ là Như thị, nếu không chịu tin thì còn tin vào cái gì đây?!?

Những trang sau đây sẽ cố gắng diễn giải sơ lược, nhưng theo sự hiểu biết của người thời nay, để được dễ hiểu hơn về những điểm ách yếu của Kinh…Diễn giải về cái Biển uyên-nguyên Chân-tâm-diệu-minh. Về sự nổi lên của Vô minh Bất giác, tức là Niệm-mê-mờ-vô-thủy hay là Tự tâm thủ Tự tâm. Do đó, Tâm biến thành Thức. Về cái vòng huyễn-hiện của Thức biến, khiến ảnh-hiện nên những ảnh-tượng về 5 ấm, 7 đại, cùng Căn-trần-thức, về Kiến đại…cùng Thức đại…Về cái bí ẩn của Bộ Ba Căn-Trần-Thức (Misterry of the trinity, tức là chữ Y gồm 3 điểm *** trong nhà Phật), và Lẽ Trùng-trùng-Huyễn-khởi-Tương-Ưng…Về con đường Trở về Diệu Tâm của con cá Tích, tức là Nguồn Thiền Quán Chiếu Như Huyễn qua kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác và luận Khởi Tín…Về những ma chướng (ngoại ma cùng nội ma) trên con đường trở về….Và về thần lực của chú Đại Phật Đảnh, cần thiết để gia trì khiến hành giả lọt vào Tàng thức và gột nổi những phẩm vô minh vi tế cuối cùng và trôi vào Biển giác vô sở đắc….


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 103016)
20/05/2010(Xem: 55278)
06/09/2013(Xem: 15923)
14/05/2010(Xem: 61590)
10/10/2014(Xem: 43291)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.